Tìm lại thị trường cho hồ tiêu Việt Nam

20/08/2019 17:29
Chiếm 70% thị phần thế giới, nhưng hồ tiêu Vệt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu thô, giá trị ngày càng sụt giảm. Cần chuyển biến mạnh về công tác quy hoạch và nâng giá trị sản phẩm này.

Vỡ quy hoạch

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu nước ta tăng rất nhanh, năm 2010 cả nước có 51,3 ngàn ha, năm 2014 là 85,6 ngàn ha, đến hết 2017 theo số liệu của các tỉnh là 151,9 ngàn ha, tăng 196% so với năm 2010, tăng 22% so với năm 2016 và vượt định hướng phát triển trên 100 ngàn ha.

Các địa phương đua nhau phát triển hồ tiêu bởi những năm trước đây sản phẩm này rất được giá, lại dễ trồng. Tuy nhiên, việc phát triển nóng đã đi kèm với hệ lụy giảm chất lượng rõ rệt. Nếu như năm 2016, giá trị xuất khẩu hồ tiêu đạt 176,6 nghìn tấn, tăng 34,3% về khối lượng và tăng 12,9% về giá trị so với năm 2015 thì những năm sau đó đến nay, giá trị xuất khẩu giảm dần.

Đến năm 2017 giá trị hồ tiêu xuất khẩu  ước đạt 1,11 tỷ USD, giảm 21% so với năm 2016; năm 2018, xuất khẩu hồ tiêu đạt 758,8 triệu USD, giảm 32,1%. Nửa đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 180.276 tấn với giá trị đạt 463,3 triệu USD, tăng 34,1% về lượng, song lại giảm gần 1% về giá trị so với cùng kỳ 2018.

Chi phí sản xuất hạt tiêu năm 2018 của Việt Nam tăng ít nhất 10% so với năm 2017. Trong khi giá bán hạt tiêu lại giảm trên 30%, gây khó khăn rất lớn cho người trồng tiêu.

Điểm đáng chú ý là, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp lý. Tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng. Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp.

Về năng suất, 5 năm trước đây, hạt tiêu Việt Nam dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng. Nhưng trong thời gian hai năm trở lại đây, nhiều quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Indonesia trở thành đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về sản lượng cũng như chất lượng. Trong đó, đáng quan tâm nhất là hạt tiêu Brazil có chất lượng tốt hơn với 80% lượng bán ra thị trường thế giới đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Bộ NN&PTNT nhận định: Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam được đánh giá chưa bền vững chủ yếu do diện tích trồng hồ tiêu ở nhiều vùng tăng nhanh, đặc biệt là ở các vùng không phù hợp, thâm canh quá cao trong giai đoạn giá tốt; công tác giống còn nhiều hạn chế, trong đó có việc nghiên cứu, chọn tạo giống mới, sản xuất giống hồ tiêu sạch bệnh, công tác bình tuyển và công nhận cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng chưa được các tỉnh quan tâm thực hiện.

Bên cạnh đó, sản xuất theo hướng GAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa toàn diện; tổ chức sản xuất, sơ chế và chế biến sâu hồ tiêu còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của ngành hồ tiêu.

Tìm lại thị trường cho hồ tiêu Việt Nam - Ảnh 1.

Cần nâng giảm tỷ lệ tiêu hạt vầ nâng tiêu bột để thu về giá trị cao hơn - Ảnh: VGP/ Đỗ Hương


“Siết” quy hoạch, tìm hướng phát triển mới

Theo Cục Xuất nhập khẩu, thời gian tới, giải pháp quan trọng để ngành hồ tiêu phát triển bền vững là phải chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng tỷ lệ tiêu trắng xuất khẩu đạt 30-40%, tiêu bột đạt 20% vào năm 2030; đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị trường yêu cầu chất lượng cao như sản phẩm tiêu hữu cơ, tiêu đỏ, tiêu xay, nhựa hồ tiêu…

Cùng với đó các địa phương cần nỗ lực tuyên truyền vận động người dân thực hiện đúng quy hoạch phát triển cây hồ tiêu của Bộ NN&PTNT đã khuyến cáo. Đồng thời các địa phương phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất cung ứng giống tiêu trên địa bàn. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất kinh doanh các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, đảm bảo phân bón được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ. Không ngừng nâng cao năng lực nhận thức cho nông dân về tầm quan trọng của cây giống, phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh thông qua công tác khuyến nông, tập huấn, xây dựng mô hình…

Đứng từ góc độ đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng: Việc mà toàn ngành hồ tiêu phải làm còn là thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân trồng hồ tiêu, tổ chức sản xuất hồ tiêu an toàn, bền vững; tăng cường kiểm soát chất lượng, nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quá trình chế biến, bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Nhiều mô hình liên kết sản xuất như câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất hồ tiêu giỏi hình thành ở nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp gắn với người sản xuất trong chuỗi sản xuất - thương mại mang lại hiệu quả như Công ty Nedspice liên kết với nông dân trồng tiêu ở Bình Phước hướng dẫn sản xuất theo hướng an toàn và tiêu thụ sản phẩm. Các công ty Phúc Sinh, Simexco Đắk Lắk, KSS, Olam, Harris Freeman, Intimex ngoài việc đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu chủ động còn liên kết với nông dân thông qua các tổ chức như Hội Hồ tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội hồ tiêu Chư Sê, Chư Pưh, Lộc Ninh, Đăk Song, Sơn Thành, Phú Quốc để xây dựng, quảng bá thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh hồ tiêu trong nước và xuất khẩu.

Về mặt thị trường, cần tăng cường xúc tiến, mở rộng thị trường, tăng thị phần hồ tiêu Việt Nam chất lượng cao vào các thị trường  Đông Bắc Á, Mỹ, EU.

Hiệp hội gia vị Mỹ, Đức, châu Âu cũng đã khuyến nghị, trong xu hướng nguồn cung quá lớn, nếu Việt Nam chỉ hướng đến sản xuất hồ tiêu để ăn thì đó là một sự lãng phí. Hồ tiêu làm mỹ phẩm, nước hoa, làm nguyên liệu thứ cấp cho các ngành khác phải là con đường cần tính đến bởi nhu cầu này trên toàn cầu là rất lớn.

Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
16 phút trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
35 phút trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
25 phút trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
10 phút trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.
Cận cảnh tiệc cưới Quang Hải: Thực khách ấn tượng với món quả cầu vàng chiên thơm
13 phút trước
Những hình ảnh của bữa cỗ chính trong đám cưới Quang Hải - Chu Thanh Huyền tại nhà trai hôm nay (28/3) đã lộ diện.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.327.440 VNĐ / tấn

166.00 JPY / kg

3.49 %

+ 5.60

Đường

SUGAR

12.297.886 VNĐ / tấn

22.50 UScents / lb

1.40 %

+ 0.31

Cacao

COCOA

241.475.267 VNĐ / tấn

9,740.00 USD / mt

-1.05 %

- -103.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

103.220.260 VNĐ / tấn

188.85 UScents / lb

-0.94 %

- -1.80

Đậu nành

SOYBEANS

10.854.020 VNĐ / tấn

1,191.50 UScents / bu

-0.08 %

- -1.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.223.415 VNĐ / tấn

337.50 USD / ust

-0.01 %

- -0.05

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

26.322.943 VNĐ / tấn

48.16 UScents / lb

0.02 %

+ 0.01

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sau một động thái từ Việt Nam, giá cà phê Robusta lập tức vọt lên cao nhất mọi thời đại
22 giờ trước
Sản lượng cà phê robusta của VIệt Nam có thể giảm 20% trong niên vụ 2023-2024.
Người trồng vải thiều ở Bắc Giang lo mất mùa
23 giờ trước
Năm nay, nhiều người trồng vải thiều chính vụ ở tỉnh Bắc Giang lo lắng mất mùa, vì cây ra hoa ít. Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang ước sản lượng vải thiều giảm 50 % so với năm ngoái.
Đậu phộng giống bán cho nông dân Quảng Bình nghi là "giống giả"
1 ngày trước
Số đậu phộng này hơn 20 tấn, nghi chất lượng giống kém, chỉ để ăn chứ không trồng trọt do một doanh nghiệp ở Quảng Trị cung cấp cho nông dân tỉnh Quảng Bình
Cào ốc chép kiếm tiền triệu mỗi ngày ở Mỹ Thủy
1 ngày trước
Mỗi ngày, một ghe có thể cào hơn 5 tạ ốc chép (còn gọi là ốc ruốc), ngư dân bỏ túi đến vài triệu đồng