Tổng thống Trump: "Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc"

10/11/2017 08:00
Thay vì chỉ thẳng tay vào Bắc Kinh mà chỉ trích phía này đang làm trầm trọng thêm các tranh chấp thương mại, ông Trump lại quay sang đổ lỗi cho chính phủ Mỹ "vì đã để cho thâm hụt thương mại diễn ra và gia tăng".

Trong suốt cuộc gặp mặt sáng nay tại Bắc Kinh, Tổng thống Trump đã không ngớt lời khen ngợi hoạt động thương mại của Trung Quốc - một đối tượng mà ông từng chỉ trích là không công bằng.

Sau 2 tiếng hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc - Tập Cận Bình, Tổng thống Trump nói ông không đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã tận dụng sự khác biệt trong cách kinh doanh của hai quốc gia.

"Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc", ông Trump phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân. "Sau tất cả, ai có thể đổ lỗi cho một đất nước có thể tận dụng lợi thế của một quốc gia khác vì lợi ích công dân của họ? Tôi đánh giá cao thành tựu đó của Trung Quốc".

Thay vì chỉ thẳng tay vào Bắc Kinh mà chỉ trích phía này đang làm trầm trọng thêm các tranh chấp thương mại, ông Trump lại quay sang đổ lỗi cho chính phủ Mỹ "vì đã để cho thâm hụt thương mại diễn ra và gia tăng".

Đó là chuyển biến đáng chú ý từ một vị tổng thống được bầu chọn vì những phát ngôn cứng rắn của ông trong chiến dịch tranh cử khi tuyên bố các quốc gia khác cần phải chịu trách nhiệm về hành vi gây bất lợi cho lực lượng lao động Mỹ. Nhưng khi tuyên bố, ông Trump vẫn cố gắng tạo ra cho mình hình ảnh của một nhà đàm phán cứng rắn, tuyên bố thỏa thuận 250 tỷ USD giữa Trung Quốc và các công ty Mỹ.

Trong khi các chi tiết cụ thể của thỏa thuận chưa được tiết lộ, nhiều người được cho rằng đã thúc đẩy thỏa thuận này từ khi ông Trump chưa được bầu. Những con số này được hy vọng sẽ không tạo ra thâm hụt thương mại cho Mỹ với Trung Quốc.

Ngoại giao căng thẳng

Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Trump lại hết mực khen ngợi hoạt động thương mại của Trung Quốc. Những lời đó được phát ra trong bối cảnh không khí ngoại giao căng thẳng trong ngày công du thứ 2 của ông Trump đến Bắc Kinh.

Ông Trump và ông Tập đã có hàng giờ đồng hồ hội đàm với nhau bên trong Đại lễ đường Nhân dân, nằm ở phía tây của quảng trưởng Thiên An Môn.

Trong thông cáo báo chí sau cuộc trò chuyện, cả ông Trump và ông Tập đều đưa ra những quan điểm có tính xoa dịu về mối quan hệ Mỹ - Trung và khẳng định sự khác biệt giữa hai quốc gia sẽ được đặt sang một bên, thay vào đó là một mối quan hệ hợp tác.

"Chúng tôi muốn xây dựng một mối quan hệ thương mại sôi động với Trung Quốc", ông Trump nói. "Chúng tôi cũng muốn một mối quan hệ thương mại bình đẳng và tương ứng. Ngày hôm nay, tôi đã hội đàm với Chủ tịch Tập về sự bất cân bằng thâm căn cố đế trong mối quan hệ của chúng ta liên quan đến thương mại và những bước đi cụ thể cần thực hiện để giải quyết tình trạng bóp méo thương mại trên diện rộng".

Trong khi đó, ông Tập cũng thể hiện quan điểm hòa giải đối với mối quan hệ Mỹ - Trung, nhấn mạnh rằng sự khác biệt giữa hai quốc gia có thể được giải quyết, hoặc nếu không, sẽ được đặt vào

"Là hai quốc gia đặc biệt, chúng ta có thể sẽ khác nhau ở một vài quan điểm hoặc một vài vấn đề. Đó là điều tự nhiên", ông Tập nói. "Chìa khóa then chốt là cần giải quyết và quản lý chúng một cách đúng đắn".

Bằng việc ủng hộ "cách tiếp cận mang tính xây dựng", ông Tập đã khuyến khích hai quốc gia "gạt sang một bên và lan truyền sự khác biệt trong khi tiếp tục xây dựng nền tảng chung".

"Thái Bình Dương đủ rộng để đáp ứng cả Trung Quốc và Mỹ", ông Tập nói, đồng thời quay sang nở nụ cười với ông Trump.

Mặc dù cả hai vị lãnh đạo không chính thức tuyên bố bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách Triều Tiên, ông Trump dường như kêu gọi Trung Quốc hành động nhiều hơn với tuyên bố rằng: "Tất cả các quốc gia có tách nhiệm" phải ngừng tài trợ cho "chế độ giết người của Bắc Triều Tiên".

"Toàn bộ thế giới văn minh phải đoàn kết để chống lại mối đe dọa Triều Tiên", ông Trump nói.

Ông Tập nhấn mạnh cả 2 quốc gia đều mong muốn nhìn thấy "sự ổn định lâu dài" ở bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc có ý định thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Từ lâu, ông Trump đã muốn nắm bắt sự đồng thuận hỗ trợ của Trung Quốc đối với nghị quyết này như là một bằng chứng cho thấy Mỹ có thể lợi dụng sự hợp tác của Trung Quốc trong việc chống lại Triều Tiên và khẳng định việc tuân thủ các cam kết của Trung Quốc vẫn còn hạn chế.

Không câu hỏi

Hôm nay là lần đầu tiên ông Trump và ông Tập cùng đối diện với phóng viên - một người hoạt ngôn và một người nghiêm khắc với truyền thông - nhưng cả hai đều không nhận câu hỏi nào của phóng viên.

Ông Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên không nhận câu hỏi nào từ phóng viên trong khi đứng cạnh người đồng cấp Trung Quốc trong chuyến thăm đầu tiên đến quốc gia này kể từ Tổng thống George H.W. Bush.

Tổng thống Bill Clinton năm 1998, George W. Bush năm 2002 và Barack Obama năm 2009 đều thuyết phục người đồng cấp Trung Quốc nhận câu hỏi từ phóng viên.

Trước câu hỏi tại sao này, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders đã giải thích do phóng viên trong ngày hôm nay không đặt câu hỏi cho ông Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania đã đặt chân đến Bắc Kinh vào chiều ngày 8/11. Trung Quốc là điểm dừng chân thứ ba của ông Trump trong chuyến công du kéo dài 12 ngày đến 5 quốc gia châu Á.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
13 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.