Trái phiếu ngân hàng lãi suất chỉ bằng một nửa doanh nghiệp nhưng vì sao vẫn "đắt hàng"?

19/06/2019 10:09
Mức lãi suất trái phiếu do ngân hàng phát hành phổ biến dưới 7%/năm, kỳ hạn 2-3 năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu với lãi suất chủ yếu từ 9,5-12%/năm, cao nhất lên tới 14,5%/năm.

Theo chứng khoán MBS, từ đầu năm đến nay, có gần 60 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó nhóm ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản chiếm tỷ trọng 72%.

Riêng nhóm ngành ngân hàng đã phát hành tới 18,2 nghìn tỷ đồng, trong đó, VPBank phát hành nhiều nhất lên tới 5.900 tỷ, chiếm đến 32%, kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định từ 6,4% - 6,9%/năm.

Các ngân hàng khác cũng phát hành trái phiếu với mức lãi suất tương tự, phổ biến từ 6,4-7%/năm, kỳ hạn thường là 2-3 năm. Chẳng hạn OCB phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lãi suất 7%/năm; HDBank phát hành theo 3 đợt với tổng mệnh giá là 3.000 tỷ đồng với lãi suất từ 6,3-6,9%/năm,…Mức lãi suất nhỉnh hơn một chút có SeABank, phát hành 2.250 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cố định 7,1-7,3%/năm. 

Trái phiếu ngân hàng lãi suất chỉ bằng một nửa doanh nghiệp nhưng vì sao vẫn đắt hàng? - Ảnh 1.

Theo chứng khoán MBS

Cuộc đua phát hành trái phiếu để huy động vốn trung dài hạn của các nhà băng trong nửa cuối năm được dự báo sẽ còn sôi động khi một số ngân hàng cũng đã "manh nha" kế hoạch phát hành hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu. Trong đó, VietinBank đã được NHNN cho phép phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm nay với lãi suất do ngân hàng tự quyết định. HĐQT của ACB cũng đã phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 2 trong năm 2019 tổng cộng 5.500 tỷ đồng kỳ hạn 2-3 năm, lãi suất cố định và tối đa không quá 6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm và 6,7%/năm đối với kỳ hạn 2 năm.

Mức lãi suất trái phiếu ngân hàng cao nhất ghi nhận được trên thị trường hiện nay là 8,825%/năm của VIB (tuy nhiên chỉ áp dụng cho kỳ đầu tiên), theo sau là 7,3%/năm của SeABank, còn lại phổ biến dưới 7%/năm. 

So với hình thức gửi tiết kiệm, mức lãi suất trái phiếu chỉ ở mức tương đương, thậm chí có thể thấp hơn bởi lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 2-3 năm cao nhất đang lên tới 8,6%/năm, phổ biến thì từ 7,5-8%/năm. 

Còn nếu so với trái phiếu do các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản thì lãi suất trái phiếu của ngân hàng còn thấp hơn rất nhiều, có lúc chỉ bằng một nửa. Chẳng hạn, Bất động sản Phát Đạt phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 14,45%/năm, kỳ hạn 1 năm; CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm, lãi suất 12%/năm, trả lãi 6 tháng/ lần. CTCP Đầu tư Văn Phú phát hành trái phiếu năm lãi suất 12%/năm.

Mặc dù mức lãi suất chưa thực sự hấp dẫn nhưng những năm qua, các đợt phát hành trái phiếu của các nhà băng đều có kết quả khả quan, được nhà đầu tư mua "sạch".

Vậy vì sao lãi suất thấp như thế nhưng trái phiếu ngân hàng vẫn "đắt khách"? Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, các nhà băng gần đây ồ ạt phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng tỷ lệ quy định của NHNN, đồng thời là nguồn bổ sung vốn cấp hai giúp cải thiện tỷ lên an toàn vốn (CAR). Sở dĩ lãi suất trái phiếu ngân hàng thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhưng vẫn thu hút được người mua là bởi sự uy tín của các nhà băng lớn, tạo được niềm tin từ khách hàng.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, lãi suất trái phiếu chỉ ở mức tương đương, thậm chí có thể thấp hơn lãi suất tiết kiệm là bởi tính thanh khoản của sản phẩm này. Các sản phẩm trái phiếu hiện hành khá đa dạng và linh hoạt, khách hàng có thể chuyển nhượng tự do hoặc nhượng lại dễ dàng. Trong khi đó, với sản phẩm gửi tiết kiệm, người gửi không được rút trước hạn, nếu rút trước thì lãi suất rất thấp.

Tin mới

Phát hiện kho hàng nghi giả nước hoa LV, Lelabo giữa phố cổ Hà Nội
44 phút trước
Hàng chục nghìn sản phẩm nước hoa với nhiều thương hiệu khác nhau vừa bị Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện, thu giữ.
Giá cà phê Robusta lao dốc
58 phút trước
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn cung cà phê Robusta tại hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đã tác động trực tiếp lên giá cà phê Robusta.
Cận cảnh Mercedes-Maybach GLS 480 hiếm ở đại lý: Riêng tiền chọn màu sơn thừa mua Mazda CX-5 bản cao nhất
27 phút trước
Sơn ngoại thất 2 tông màu đỏ đen của chiếc xe này có giá lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Loạt SUV đáng chú ý sắp ra mắt thị trường Việt
1 phút trước
Mitsubishi DST Concept, Hyundai Creta 2025, Suzuki Fronx hay Skoda Kushaq là những mẫu SUV nổi bật dự kiến sẽ đổ bộ thị trường ô tô Việt Nam trong quý II/2025.
Ứng dụng nhà thuốc An Khang đã tích hợp vào VNeID
52 phút trước
Người dân từ nay có thể mua thuốc ngay trên ứng dụng VNeID, không cần phải xếp hàng tại các nhà thuốc bệnh viện.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tài xế công nghệ ngại mua xe điện Trung Quốc vì không có trạm sạc
20 giờ trước
Thiếu hạ tầng trạm sạc và chi phí chuyển đổi cao khiến nhiều tài xế xe công nghệ chưa mặn mà với xe điện đến từ Trung Quốc.
Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng
1 ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng, theo Giấy phép điều chỉnh số 68/GPĐC15/KDBH.
Một quốc gia vượt Nhật Bản thành 'chủ nợ' lớn nhất thế giới - Không phải Trung Quốc, càng không phải Mỹ
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên sau 34 năm Nhật Bản bị tước mất ngôi vị này.
Tổng thống Donald Trump: 'Mỹ muốn sản xuất những thứ lớn lao chứ không phải giày thể thao hay áo phông' - Cơ hội lớn cho Việt Nam với 2 ngành hàng tỷ đô?
1 ngày trước
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở 2 mặt hàng chủ lực này.