'Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa': Muốn chuyển đổi năng lượng để 'thoát' khỏi Nga, châu Âu phải phụ thuộc vào các kim loại quan trọng của Trung Quốc

19/04/2022 10:18
Hầu hết nguyên liệu để thành công trong quá trình chuyển đổi và thúc đẩy số hoá nguồn năng lượng đều xuất xứ từ Trung Quốc. Liệu quốc gia này có thể gây ra một cơn đau đầu khác cho Liên minh châu Âu như cách mà Nga đã làm?

Theo trang DW, ngay cả khi EU cố gắng cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, khối này cũng còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc khi quốc gia này cung cấp rất nhiều kim loại công nghiệp và đất hiếm. EU cần những nguyên liệu cho turbine gió, xe điện, pin mặt trời và chất bán dẫn.

Với tốc độ gia tăng của quá trình số hóa và chuyển đổi năng lượng, nhu cầu về những nguyên liệu thô như vậy chắc chắn sẽ tăng hơn nữa.

Điều này có nghĩa là trong tương lai Trung Quốc có thể gây ra một cơn đau đầu lớn khác cho Liên minh châu Âu. Quốc gia châu Á xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô không thể thiếu cho các ngành công nghiệp định hướng tương lai. 

Trên hết, Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong khai thác mà còn trong chế biến nguyên liệu, Siyamend Al Barazi thuộc Cơ quan Tài nguyên Khoáng sản Đức (DERA) cho biết. 

Sự độc quyền của Trung Quốc trong xuất khẩu

Sự phụ thuộc của Liên minh Châu Âu vào nhập khẩu kim loại là từ 75% đến 100% tùy thuộc vào kim loại. Trong số 30 nguyên liệu thô mà EU phân loại là quan trọng, 19 nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Danh sách này bao gồm magiê, đất hiếm và bitsmut mà trên thực tế Trung Quốc có độc quyền, cung cấp tới 98% nguồn cung cần thiết cho EU.

Sự phụ thuộc này thậm chí có thể tăng lên trong tương lai. EU cho rằng chỉ riêng nhu cầu coban sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2030. Nhu cầu lithium dự kiến ​​sẽ tăng gấp 18 lần vào năm 2030 và gấp 60 lần vào năm 2050 do phát triển các dự án di động điện tử.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa: Muốn chuyển đổi năng lượng để thoát khỏi Nga, châu Âu phải phụ thuộc vào các kim loại quan trọng của Trung Quốc - Ảnh 1.

Việc sản xuất pin EV cần rất nhiều coban và các nguyên liệu thô khác mà EU phải nhập khẩu

Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng nhu cầu của châu Âu sẽ được đáp ứng đầy đủ trong tương lai. Một báo cáo hồi tháng 3 của nhật báo kinh doanh Đức Handelsblatt cho biết các chuyên gia trong Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã tranh luận về việc có nên ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ hay không.

Châu Âu sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Trong kế hoạch 5 năm mới nhất của mình, Bắc Kinh nói rõ rằng xuất khẩu sẽ bị cắt giảm để đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng tăng.

Trung Quốc hy vọng sẽ trung hoà các-bon vào năm 2060 và cần nhiều nguyên liệu thô quan trọng hơn cho mình. Trong một động thái chiến lược, Trung Quốc đã đảm bảo hàng nhập khẩu quan trọng từ châu Phi và các nơi khác thông qua các khoản đầu tư quy mô lớn và các hợp đồng dài hạn.

Thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành nước dẫn đầu công nghệ toàn cầu trong các ngành công nghiệp chủ chốt.

Trong nhiều năm qua, Đức đã cố gắng đa dạng hóa việc nhập khẩu nguyên liệu thô của mình. Đất hiếm không chỉ được nhập khẩu từ Trung Quốc, mà cả từ Brazil.

EU muốn tự chủ nhưng chắc chắn không thể thoát khỏi Trung Quốc

Theo nghiên cứu của DERA, Đức tiếp tục phụ thuộc phần lớn vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bao gồm cả nguyên liệu thô và hàng chế biến. Tuy nhiên các hoạt động trong nước của Trung Quốc lại khiến giá cả các mặt hàng tăng cao.

Trung Quốc dường như sẵn sàng bắt tay vào các phương pháp sản xuất bền vững hơn và làm nhiều hơn nữa để bảo vệ môi trường. Các cuộc thanh tra trong nước đối với ngành sản xuất magiê vào cuối năm ngoái đã dẫn đến việc một số nhà máy trên khắp Trung Quốc phải đóng cửa. Kết quả, giá mỗi tấn magiê đã tăng từ 2.000 USD lên 10.000 USD (1.850 euro lên 9.250 euro).

Điều tương tự cũng xảy ra trong ngành sản xuất silicon ở Trung Quốc, dẫn đến sản lượng chung giảm.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa: Muốn chuyển đổi năng lượng để thoát khỏi Nga, châu Âu phải phụ thuộc vào các kim loại quan trọng của Trung Quốc - Ảnh 2.

Luôn có nguy cơ Trung Quốc cố tình giảm xuất khẩu đất hiếm khiến giá tăng cao.

Mùa thu năm 2020, châu Âu thành lập Liên minh nguyên liệu thô, nhằm tăng cường an ninh nguồn cung và đa dạng hóa nhập khẩu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của châu Âu. Ngoài ra, EU còn đặt mục tiêu tăng cường các hoạt động khai thác và chế biến của chính mình.

Một số vật liệu quan trọng thực sự có thể được tìm thấy ở châu Âu, nhưng nhiều quốc gia không muốn có bất kỳ hoạt động khai thác nào trên đất của họ.

Tây Ban Nha vừa trải qua các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch mở mỏ lithium ở Estremadura. Các cuộc biểu tình như vậy cũng xảy ra ở Serbia và Bồ Đào Nha.

Ở Đức cũng có lithium. Sau một thời gian dài tìm kiếm nhà đầu tư, hoạt động khai thác lithium dự kiến ​​sẽ bắt đầu ở bang Sachsen của Đức vào năm 2025.

Có một điều chắc chắn: Châu Âu không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu với các mỏ khai thác của riêng mình. Một phần của giải pháp có thể là tái sử dụng nhiều vật liệu hơn thông qua các quy trình tái chế và tập trung nhiều hơn vào nền kinh tế tuần hoàn. Nhưng có những giới hạn cho điều này.

Để chống đỡ cú sốc về việc cắt giảm xuất khẩu có thể xảy ra, nhiều quốc gia EU, Mỹ và Nhật Bản đã cố gắng tích lũy trữ lượng tài nguyên thiên nhiên đáng kể.

Raimund Bleischwitz từ Trung tâm Nghiên cứu Biển Nhiệt đới Leibniz cho biết: Khi tranh luận về những rủi ro của việc Đức phụ thuộc vào Trung Quốc, "bạn không được quên rằng Trung Quốc cũng phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Đức".

"Trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc thực sự nhập khẩu nhiều nguyên liệu thô từ châu Âu hơn là xuất khẩu, chẳng hạn như các sản phẩm lâm nghiệp và kim loại đã qua chế biến." Điều này chứng tỏ ít nhất cũng có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai khu vực.

https://cafef.vn/tranh-vo-dua-gap-vo-dua-muon-chuyen-doi-nang-luong-de-thoat-khoi-nga-chau-au-phai-phu-thuoc-vao-cac-kim-loai-quan-trong-cua-trung-quoc-20220419093126594.chn

Tin mới

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ có tên trong danh sách cùng với Zlatan Ibrahimovic, John Cena
4 giờ trước
Với việc sở hữu nhiều chiếc siêu xe mang logo Ferrari, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được cho là đã trở thành khách hàng VIP của hãng - một việc có tiền chưa chắc đã thực hiện được.
"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
3 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
3 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
2 giờ trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
31 phút trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.970.632 VNĐ / tấn

159.80 JPY / kg

0.82 %

+ 1.30

Đường

SUGAR

10.666.831 VNĐ / tấn

19.09 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.457.349 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
17 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Khách đặt trước cả tháng, quán ăn ở Hà Nội kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4
20 giờ trước
Lượng khách đặt bàn trước tăng đột biến khiến nhiều nhà hàng ở Hà Nội kín chỗ, phải khóa sổ từ trước khi kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bắt đầu.
Giá thịt lợn hơi tăng cao, vì sao doanh nghiệp lo lắng?
21 giờ trước
Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 63.000-64.000 đồng/kg, dự báo sẽ còn tăng trong vài tháng tới. Điều này khiến doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
21 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.