Trung Quốc: Chỉ số giá sản xuất tăng cao nhất 26 năm nhưng CPI lại tương đối thấp trong khi lạm phát đe dọa cả thế giới, nguyên nhân do đâu?

18/11/2021 19:08
Mặc dù chỉ số CPI vẫn ở mức tương đối thấp, nhưng chỉ số PPI, đại diện cho chi phí của quá trình sản xuất lại không ngừng tăng, lên tới 10,7% trong tháng 9, mức cao nhất trong 26 năm trở lại đây.

Ngọn lửa lạm phát toàn cầu đang ngày càng bùng lên mạnh mẽ, từ các nền kinh tế thị trường mới nổi cho đến các nước tiên tiến ở Châu Âu và Châu Mỹ, không nước nào là không thoát khỏi lạm phát. Trong năm nay, để kiềm chế lạm phát, hai nước xuất khẩu hàng hóa và nguyên liệu lớn là Brazil và Nga đã tăng lãi suất sáu lần liên tiếp với mức tăng vượt quá kỳ vọng của thị trường. Các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Na Uy và New Zealand cũng đã tăng lãi suất do giá cả tăng vọt.

Chênh lệch giữa chỉ số PPI và chỉ số CPI cao nhất trong lịch sử

Ba nền kinh tế lớn như Mỹ, khu vực đồng euro và Trung Quốc vẫn chưa phát tín hiệu tăng lãi suất, tuy nhiên không thể xem nhẹ áp lực của việc tăng giá. Tại Mỹ, do nguồn cung hạn chế và tiền lương tăng, chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) trong tháng 9 đã tăng 5,4%, mức tăng cao nhất trong 13 năm gần đây. CPI lõi (loại bỏ các mặt hàng có giá cả nhạy cảm như rau quả, năng lượng,..) đã vượt quá 4% trong 4 tháng liên tiếp, tiến gần mức kỷ lục của 30 năm trước.

Đức, một nước luôn thận trọng với lạm phát, chỉ số CPI trong tháng 10 cũng lên tới 4,5%, con số này đã xuất hiện lần cuối vào 28 năm trước. Ở đảo Đài Loan, trong tháng 9, mức tăng theo năm của CPI đạt 2,63%, mức cao kỷ lục từ tháng 3 năm 2013 đến nay, mức tăng theo năm của CPI cốt lõi  ở mức 1,74%, cao nhất trong 3,5 năm trở lại đây.          

Chỉ số CPI Trung Quốc vẫn giữ mức ổn định

Xu hướng lạm phát trên toàn cầu đang tăng mạnh, trong khi đó Trung Quốc, quốc gia có khối lượng thương mại lớn nhất và quy mô kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, thì chỉ số CPI lại tương đối ổn định. Theo thống kê từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, mức tăng theo năm của CPI trong tháng 9 chỉ ở mức 0,7%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát của nhà nước là 3% và cũng thấp hơn đáng kể so với mức trung bình trên toàn cầu. 

Trong bầu không khí lạm phát đang bùng nổ trên toàn cầu, thì điều này là không thể. Đằng sau đó liên quan đến việc Bắc Kinh tích cực điều chỉnh giá cả, hạn chế các công ty tăng giá hàng hóa. Trước đó, khi tình trạng cắt điện triền miên xảy ra, có tin đồn cho rằng các nhà máy điện ở địa phương không chịu được áp lực giá than tăng nên đã liên kết với các tỉnh, thành phố khác gây sức ép với Trung ương để có thể tăng giá điện.

Nói cách khác, Trung Quốc dường như không có áp lực về việc lạm phát. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn có thể tạm thời chống đỡ được áp lực tăng giá với số lượng lớn hàng hoá và nguyên vật liệu, tuy nhiên một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc chuyển chi phí sản xuất sang đầu mối tiêu thụ thì lại càng khốn đốn hơn.

Mặc dù chỉ số CPI vẫn ở mức tương đối thấp, nhưng chỉ số PPI, đại diện cho chi phí của quá trình sản xuất lại không ngừng tăng, lên tới 10,7% trong tháng 9, mức cao nhất trong 26 năm trở lại đây. Giá cả sản xuất tăng cao và các nhà sản xuất đã bắt đầu kêu ca, khó có thể đảm bảo rằng chỉ số CPI của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng.

Điều đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch giữa chỉ số PPI và chỉ số CPI lên tới 10%, cao nhất trong lịch sử. Điều này thể hiện sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, do vậy đã dấy lên nghi ngờ về tình trạng "trì lạm" trên thị trường. Nói tóm lại, Trung Quốc đang xảy ra hiện tượng tăng trưởng kinh tế chậm kèm theo lạm phát gia tăng và không nên đánh giá thấp nguy cơ lạm phát tiềm ẩn.

Đặc biệt là nỗi lo làn sóng lạm phát này chủ yếu đến từ việc giá cả hàng hóa và nguyên vật liệu toàn cầu đang tăng mạnh, từ đó hình thành nên lạm phát nhập khẩu ( còn gọi là lạm phát chi phí đẩy). Tác động của loại lạm phát này đối với các thị trường mới nổi như Trung Quốc thường nghiêm trọng hơn lạm phát do cầu kéo và rất khó giải quyết bằng một chính sách đơn nhất. Hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 1970 là minh chứng điển hình nhất.

Kết hợp nhiều yếu tố thị trường để có được kết quả đột phá

Để đối phó một cách thận trọng với nguy cơ lạm phát lần này, trước hết Bắc Kinh phải điều chỉnh tâm lý, không thể vì tình hình chưa có chuyển biến xấu mà lơ là việc này. Mặt khác, phải vận dụng phù hợp các loại chính sách, nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục cho những rủi ro và nỗi lo tiềm ẩn ở phía sau.

Ví dụ, tăng cường cơ chế bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi đầu cơ tích trữ, truyền thông bẩn…vv nhằm giảm thuế và phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng chuyển nhượng yếu, giúp họ gánh chịu chi phí một số lượng lớn hàng hóa đang ngày càng gia tăng, thậm chí chủ động liên kết chuỗi cung ứng ở thượng nguồn và hạ nguồn để mang lại nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, v.v.

Ngoài việc can thiệp vào hành chính, cũng cần sử dụng các chức năng thị trường để định hướng giá cả, duy trì sức mạnh của đồng Nhân dân tệ là một công cụ tốt mang ý nghĩa chiến lược hiệu quả nhất. Lo ngại lạm phát ở Trung Quốc hiện nay không bắt nguồn từ phía người tiêu dùng mà vấn đề nằm ở việc tăng giá nguyên liệu đầu vào từ phía nhà sản xuất.

Đồng Nhân dân tệ tăng giá một cách vừa phải, có thể giảm bớt áp lực tăng giá nhập khẩu

Từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10/2021, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá hơn 2%. Trung Quốc theo đuổi mô hình nâng cấp và chuyển đổi kinh tế, không thể chỉ tạo thêm ngoại hối thông qua xuất khẩu, mà trong quá trình mở rộng xuất khẩu, cần phải tận dụng các nguồn nhập khẩu và kĩ thuật để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.

Trước xu thế lạm phát tưởng như ổn định nhưng đầy biến động, chiến lược ứng phó của Bắc Kinh phải linh hoạt và đa dạng. Bên cạnh các biện pháp bình ổn giá truyền thống, cần phải kết hợp được nhiều yếu tố thị trường.

                                                                                    Theo Chinatimes

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
2 phút trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
25 phút trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
33 phút trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
2 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
6 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
8 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.