Trung Quốc đang cạn kiệt các lựa chọn để đáp trả cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump?

09/09/2018 09:25
Trung Quốc đang cố gắng để bước những bước rất khó khăn trên một mặt trận không được phép lùi bước của chiến dịch giảm nợ, mặt khác lại phải hỗ trợ nền kinh tế chống lại những yếu tố cơ bản yếu và căng thẳng thương mại.

Do thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc đối với Mỹ, Trung Quốc không thể theo kịp với mức độ đánh thuế của ông Trump - Bắc Kinh không nhập khẩu đủ các sản phẩm của Mỹ để áp đặt mức thuế tương đương ngay từ đầu. Năm 2013, Trung Quốc đã bán lượng hàng trị giá 506 tỷ USD cho Mỹ, trong khi nhập khẩu chỉ 130 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.

Trump cho biết ông đã sẵn sàng để xây dựng hàng rào thuế quan đối với tất cả hàng hóa trị giá 506 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ. Đến nay, Washington đã đánh thuế 50 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc và 200 tỷ USD còn lại có thể phải đối mặt với số phận tương tự trong tháng này. Đổi lại, Trung Quốc đã áp đặt thuế quan đối với 50 tỷ USD hàng hóa của Mỹ và đe dọa thêm 60 tỷ USD sau tuyên bố mạnh mẽ mới nhất của Trump, cho thấy Trung Quốc luôn sẵn sàng ăn miếng trả miếng. Nhưng các lựa chọn trả đũa có thể đem đến những tác động tiêu cực lên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá?

Một lựa chọn, một số nhà kinh tế nói, là Ngân hàng trung ương Trung Quốc phá giá tiền tệ, làm cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu rẻ hơn và hấp dẫn hơn và do đó bù đắp các chi phí của thuế quan. Đồng Nhân dân tệ đã mất giá khoảng 8% so với đồng đô la kể từ tháng Tư, và các nhà kinh tế Bo Zhuang và Rory Green của TS Lombard tin rằng mức thuế 25% đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ làm tổn thương thương mại của Trung Quốc ở mức độ đủ để nhân dân tệ giảm giá them 15%.

Nhưng trong khi một số người coi đây là một chiến thuật có thể dự đoán được, các nhà kinh tế khác cho rằng Trung Quốc đã phá giá nhân dân tệ hết mức có thể và thay vào đó Bắc Kinh sẽ uy hiếp các công ty Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc. Điều này có nghĩa là gia tăng gánh nặng pháp lý đối với các công ty Mỹ, cản trở quá trình xin thị thực và chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc, tăng thuế đối với các doanh nghiệp nước ngoài và tiếp tục hỗ trợ các công ty trong nước.

Trung Quốc vẫn chưa kêu gọi tẩy chay quốc gia đối với các doanh nghiệp và hàng hóa của Mỹ như đã làm với Hàn Quốc trong năm 2017 sau sự kiện Hàn Quốc đồng ý để Mỹ lắp đặt hệ thống tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.

Và rủi ro cố hữu trong việc phá giá đồng nhân dân tệ là chiến lược đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

"Đó là những gì họ đang sợ hãi", Josef Jelinek, nhà phân tích cao cấp của Trung Quốc tại Frontier Strategy Group, phát biểu trong chương trình "Street Signs Europe" của CNBC hôm thứ tư. Tuy nhiên, nếu nó rơi quá nhanh thì các nhà đầu tư có thể hoảng sợ và chính phủ có thể thấy dòng vốn bị rút ra rất mạnh, đó chính xác là những gì họ không muốn ngay bây giờ. "

Trong năm 2015, Trung Quốc đã giảm giá tiền tệ của mình khoảng 4% trong vài ngày, đây là mức giảm lớn nhất của đồng nhân dân tệ trong vòng 20 năm và đưa thị trường vào một cơn cuồng phong. Dòng vốn tháo chạy đã buộc Bắc Kinh phải đốt cháy 1 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ của mình để hỗ trợ đồng nhân dân tệ.

Ngày 24/8 vừa qua, NHTW Trung Quốc đã áp dụng lại yếu tố phản chu kỳ trong chính sách điều chỉnh tỷ giá, cho phép hỗ trợ cho giá trị của nhân dân tệ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại xấu đi.

Những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa tăng trưởng đang dần hiện hữu

Ngoài các rủi ro về tiền tệ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện đang phải đối mặt với những vấn đề riêng rẽ độc lập với cuộc chiến thương mại với Washington.

"Quan trọng là những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa tăng trưởng của Trung Quốc đang hiện hữu không phải là kết quả từ hàng rào thuế quan của Mỹ", Jelinek nói. Thay vào đó, chúng là do hai yếu tố. Đầu tiên là nỗ lực của chính phủ trong 5 quý vừa qua để thắt chặt tín dụng và ổn định mức nợ tồi tệ của Trung Quốc. Thứ hai là sự sụt giảm đáng kể chi tiêu đầu tư của chính quyền địa phương.

"Vì vậy, bây giờ Trung Quốc đang cố gắng để bước những bước rất khó khăn trên một mặt trận không được phép lùi bước của chiến dịch giảm nợ, mặt khác lại phải hỗ trợ nền kinh tế chống lại những yếu tố cơ bản yếu và căng thẳng thương mại," các nhà phân tích mô tả.

Trong khi đó, Trung Quốc tin rằng hệ thống kinh tế của họ đang bị tấn công, và Chủ tịch Tập Cận Bình dường như quyết tâm bằng mọi giá sẽ bảo vệ "mô hình phát triển theo định hướng của nhà nước tương phản rõ rệt với hệ thống thị trường tự do của Mỹ", theo Charles Dumas, chuyên gia kinh tế tại TS Lombard.

Và trong khi hệ thống này không đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào trong tương lai gần, thì rủi ro cho sự phát triển của Trung Quốc vẫn còn rất lớn. Sự tăng trưởng chậm của Trung Quốc sẽ tác động nghiêm trọng đến các thị trường mới nổi và các nhà xuất khẩu dầu mỏ của Trung Đông, mà Trung Quốc là một nước mua chính, và đồng nhân dân tệ mất giá sẽ tạo ra những vấn đề lớn cho Nhật Bản và Hàn Quốc, Dumas cảnh báo và nói thêm rằng ông không thấy một sự kết thúc dễ dàng cho hiện tại đang bế tắc này.

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
9 phút trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
9 phút trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
9 phút trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
47 phút trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
2 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
17 giờ trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Tài chính Toyota tung gói vay ưu đãi, thu hút nhiều khách hàng "lên đời"
1 ngày trước
Tháng 05/2025, Công ty Tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) phối hợp với Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý toàn quốc triển khai chương trình trả góp với chính sách ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng sở hữu xe hơi.
Khủng hoảng niềm tin bủa vây Xiaomi sau sự cố xe điện SU7
2 ngày trước
Xiaomi đối mặt với giai đoạn thử thách sau khi mẫu xe điện SU7 vướng sự cố gây chết người, kéo theo một cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc từ người tiêu dùng.
Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm
2 ngày trước
Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.