Trung Quốc ngay lập tức đánh mất vị trí công xưởng thế giới sau cú sốc Covid-19 chỉ là điều lầm tưởng?

26/05/2020 10:14
Theo các chuyên gia phân tích, đối với nhiều công ty thì điều chỉnh chuỗi cung ứng hậu Covid-19 đồng nghĩa với mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc chứ không nhất thiết là phải rời khỏi nơi đây.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu xuất hiện ở thành phố Vũ Hán cuối năm ngoái, các lệnh phong tỏa đã khiến các hoạt động kinh tế ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đóng băng, nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của mọi mặt hàng từ đồ chơi trẻ em đến dược phẩm.

"Đó là tiếng chuông cảnh tỉnh cho hầu như tất cả các công ty", Gerry Mattios, phó chủ tịch của công ty nghiên cứu Bain nói. "Giờ đây ưu tiên số 1 trong chiến lược phát triển công ty là "nên làm gì để củng cố chuỗi cung ứng".

Và yếu tố quan trọng nhất của chiến lược đó là xây dựng tính linh hoạt – khả năng nhanh chóng chuyển đổi các nguồn lực sản xuất để thích ứng với những thách thức trong tương lai.

Theo Mattios, Trung Quốc sẽ không đột ngột đánh mất vị trí "công xưởng thế giới". "Một lượng lớn hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu có thể được di dời khỏi Trung Quốc, nhưng hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa vẫn sẽ ở lại Trung Quốc".

Báo cáo mùa hè năm ngoái của McKinsey chỉ ra Trung Quốc chiếm 35% sản lượng sản xuất toàn cầu. Nền kinh tế châu Á này cũng trở thành thị trường lớn nhất thế giới của nhiều mặt hàng, từ ô tô, điện thoại di động đến các mặt hàng xa xỉ, chiếm khoảng 30% tổng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới.

Tính đến nay đã có 5,4 triệu người nhiễm Covid-19, ít nhất 345.000 người thiệt mạng trong đó hơn 4.600 ở Trung Quốc. Đại dịch làm dòng chảy hàng hóa toàn cầu đứt đoạn, trong bối cảnh một số ngành vốn đã chứng kiến sự dịch chuyển do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và việc chi phí nhân công ở Trung Quốc tăng lên.

Trong nỗ lực kiểm soát virus, hơn một nửa các tỉnh thành ở Trung Quốc đã kéo dài kỳ nghỉ tết nguyên đán thêm ít nhất 1 tuần. Theo tính toán của CNBC, các vùng này chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Từ phía doanh nghiệp, xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn cũng đồng nghĩa họ phải nhận ra rằng đại dịch có thể xảy ra ở bất cứ đâu, theo How Jit Lim, giám đốc công ty tư vấn Alvarez&Marsal.

Theo ông, để đưa ra quyết định dịch chuyển hoạt động sản xuất sẽ cần đến sự cam kết và lên kế hoạch dài hơi, điều không thể xảy ra chóng vánh sau 1 đêm. "Trung Quốc vẫn đang là giải pháp rất hấp dẫn cho chuỗi cung ứng tổng thể. Trên thế giới có rất ít quốc gia mà bạn có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết để xây dựng thứ gì đó.. Ngoài ra lực lượng lao động Trung Quốc có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm cũng là yếu tố rất hấp dẫn".

Ngoài các yếu tố về hiệu quả kinh doanh đơn thuần, Lim nhắc đến 1 điều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng: chính trị. Một số nước đang gây sức ép buộc các công ty rời khỏi Trung Quốc để trở về quê nhà. Đồng tình với quan điểm này, Mattios cho rằng "chúng ta sẽ chứng kiến một số địa điểm mới bắt đầu tự xây dựng năng lực sản xuất cho riêng mình". Thế giới hướng tới nền sản xuất phân mảnh hơn, với nhiều công xưởng nhỏ rải rác khắp nơi thay vì ý tưởng "công xưởng thế giới" như trong quá khứ.

Ở chiều ngược lại, Bắc Kinh cũng đang có những động thái để thuyết phục các công ty ở lại. Tại 1 buổi họp báo diễn ra trong tháng này, các quan chức nước này đã nhấn mạnh sự hấp dẫn của thị trường Trung Quốc. Cuối tuần trước, ông Zhang Yesui, người phát ngôn quốc hội Trung Quốc, khẳng định các công ty nước ngoài không ồ ạt rời khỏi đây, đồng thời cho rằng Mỹ và Trung Quốc nên phối hợp với nhau vì 1 chuỗi cung ứng mở và vì tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tham khảo CNBC

Tin mới

EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
4 giờ trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
3 giờ trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.
Ra mắt bộ ba điện thoại "cục gạch" 4G mới: Nokia 215 4G, 225 4G và 235 4G
3 giờ trước
Bộ ba điện thoại phổ thông 4G mới của HMD Global là lựa chọn phù hợp cho những người dùng cần một thiết bị di động đơn giản, giá rẻ để liên lạc và giải trí cơ bản.
PV GAS nhập khẩu 60.000 tấn khí LNG sản xuất điện mùa khô
2 giờ trước
Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.
Tesla sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc xe điện hứa hẹn là 'mỏ vàng' tương lai, cả làng ô tô 'đứng hình'
2 giờ trước
Tesla vừa thực hiện động thái không một ai ngờ tới là sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc Supercharger đang 'ăn nên làm ra'.

Tin cùng chuyên mục

Ford báo lỗ hơn 1 tỷ USD vì xe điện
36 phút trước
Nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ Ford đã lỗ hơn một tỷ USD cho xe điện trong quý I/2024, với mức lỗ trên mỗi xe lên tới 130.000 USD.
Cựu Chủ tịch ACB - ông Trần Mộng Hùng qua đời
14 giờ trước
Theo thông tin từ Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết, ông Trần Mộng Hùng - Cựu Chủ tịch Ngân hàng ACB đã qua đời vào ngày 25/4/2024,
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần
18 giờ trước
Theo Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, từ ngày 15/5/2024, giá điện được xét thay đổi 3 tháng 1 lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
Giá USD hôm nay 1/5: Đồng bạc xanh tăng vọt trước khi dữ liệu của Fed được công bố
20 giờ trước
Giá USD hôm nay 1/5 ổn định tại thị trường chính thức trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, còn trên thị trường tự do, giá bán USD bất ngờ suy giảm. So với phiên liền trước, giá USD bán ra tại chợ đen giảm 55 đồng hiện ở mức 25.640 đồng mỗi USD, chiều mua vào giảm 75 đồng xuống mức 25.540 đồng mỗi USD.