Trung Quốc ra đòn trả đũa mới, đình chỉ đối thoại kinh tế với Australia

06/05/2021 16:05
Bắc Kinh tuyên bố đình chỉ đối thoại kinh tế cấp bộ trưởng với Australia, động thái mang tính biểu tượng cho thấy sự không hài lòng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh đối với Canberra.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc hôm 6/5 cho biết nước này sẽ ngừng vô thời hạn tất cả các hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế Chiến lược Trung Quốc – Australia. Mặc dù 2 bên đã tổ chức 3 vòng đàm phán theo cơ chế này kể từ năm 2014 nhưng nó đã không diễn ra kể từ tháng 9/2017 tới nay.

"Thật thất vọng khi biết Trung Quốc đưa ra quyết định này. Chúng tôi vẫn sẵn sàng tổ chức đối thoại và tham gia ở cấp Bộ trưởng", Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan ra tuyên bố. Ông Tehan cũng gọi cuộc đối thoại là "diễn đàn quan trọng" để giải quyết các vấn đề kinh tế.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã xấu đi trong nhiều năm qua và đang ở mức tồi tệ nhất sau khi Trung Quốc chặn hoặc đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu từ Australia do Canberra tìm cách điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Tháng trước, Australia quyết định rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đồng thời bang Victoria cũng xem xét buộc một công ty Trung Quốc phải bán hợp đồng cho thuê một cảng chiến lược quan trọng mà quân đội Mỹ và Australia vẫn thường xuyên sử dụng.

Cuộc gặp cấp Bộ trưởng gần nhất giữa Trung Quốc và Australia diễn ra vào tháng Giêng năm 2019 sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Australia, khi đó là ông Chiris Pyne, thăm Bắc Kinh. Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao của 2 nước cũng có những cuộc nói chuyện bên lề ở ít nhất một sự kiện quốc tế.

Trung Quốc đổ lỗi cho Australia về sự xuống cấp trong mối quan hệ giữa hai nước, cáo buộc "một số quan chức chính phủ Australia cố gắng phá vỡ các hoạt động trao đổi và hợp tác thông thường" vì vấn đề ý thức hệ.

Với những gì đã diễn ra, Trung Quốc ngày càng có sức ảnh hưởng to lớn với thương mại của Australia, nhất là khi tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 43% vào cuối năm 2020. Sự gia tăng không ngừng của giá quặng sắt và việc Trung Quốc sớm kiểm soát đại dịch Covid-19 giúp thúc đẩy nhu cầu với thép, tạo ra cú tăng ngoạn mục này bất chấp các biện pháp đánh thuế lẫn nhau.

Các nhà sản xuất lớn đã phải vật lộn để bắt kịp với nhu cầu quặng sắt "khủng" của các nhà máy thép Trung Quốc. Cơn sốt đẩy giá lên 193 USD/tấn vào tháng 4, chỉ thấp hơn 1 chút so với giá kỷ lục được xác lập năm 2010. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng giá quặng sắt có thể vượt 200 USD.

Khi mối quan hệ song phương trở nên bất hòa, Trung Quốc chọn các mặt hàng như than đá, thịt bò, lúa mạch và tôm hùm của Australia để đánh thuế trả đũa. Trung Quốc cũng là nước mua nhiều rượu vang Australia nhất, với giá trị lên tới 772 triệu USD vào năm 2019. Nó chiếm 40% lượng xuất khẩu rượu vang của nước này.

Việc Trung Quốc đánh thuế buộc hàng hóa Australia phải đa dạng thị trường. Đích đến mới của họ là châu Âu và các thị trường đang phát triển khác, vốn có nhu cầu lớn với than, lúa mạch và gỗ.

Ngoài thương mại, mối đe dọa nhãn tiền với nền kinh tế Australia liên quan tới giáo dục quốc tế và du lịch, vốn đang hoàn toàn bị đóng băng do đại dịch. Theo số liệu các năm trước, Trung Quốc chiếm 37% lượng sinh viên nước ngoài học ở Australia, tương đương nắm giữ 3,7 tỷ USD trong ngành công nghiệp 10 tỷ USD này. Khách du lịch Trung Quốc chi 12,4 tỷ đô la Australia cho đất nước này vào năm 2019, chiếm 15% tổng lượng khách.

Tin mới

Bánh trung thu mở bán sớm 3 tháng
7 giờ trước
Năm nay Rằm Trung thu rơi vào tháng 10 nhưng từ tháng 6, nhiều doanh nghiệp, cơ sở làm bánh trung thu đã đưa hàng ra thị trường.
'Đừng học code nữa, học ngành này đi' - Ngành gì mà CEO của công ty lớn nhất hành tinh nhất định theo bằng được nếu trở lại tuổi 20
7 giờ trước
"Làn sóng tiếp theo của AI không nằm trong mã lập trình mà nằm trong các định luật vật lý", CEO Nvidia Jensen Huang cho biết.
Nửa đầu năm, Trung Quốc tăng mua một sản vật cao cấp, Việt Nam thu về gần 2.000 tỷ đồng
7 giờ trước
Đây là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu Việt Nam những tháng đầu năm.
Đột kích một kho hàng, công an triệt phá đường dây bán mỹ phẩm và hóa chất tẩy rửa giả, tịch thu hơn 400.000 sản phẩm trị giá 16 tỷ đồng
6 giờ trước
Cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 400.000 sản phẩm mỹ phẩm và hóa chất tẩy rửa giả, sau cuộc điều tra liên quan đến một trường hợp tử vong nghi do hít phải khí độc từ sản phẩm.
“Trồng sầu riêng ở Trung Quốc không hề dễ dàng”, cứu tinh nào giúp láng giềng Việt Nam chuẩn bị đón vụ mùa bội thu, gây áp lực lên các đối thủ?
6 giờ trước
Trung Quốc thu hoạch sầu riêng trồng trong nước với đảo Hải Nam dẫn đầu làn sóng canh tác nội địa.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường xe điện TPHCM 'nóng' từng ngày
2 giờ trước
Với lộ trình chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện từ năm 2026, TPHCM đang mở ra một xu hướng di chuyển mới. Người dân bắt đầu tìm hiểu, cân nhắc việc “chia tay” xe xăng không chỉ vì môi trường, mà còn vì chi phí đi lại rẻ hơn, bảo dưỡng nhẹ nhàng hơn và được nhiều hãng hỗ trợ chuyển đổi.
Người ẵm giải độc đắc lớn nhất từ trước đến nay: Vợ tôi sốc, không tin nổi
16 giờ trước
Khi biết mình trúng giải Jackpot 1 (độc đắc) gần 345 tỷ đồng, anh P. run đến nỗi không bưng nổi bát cơm, người đầu tiên anh chia sẻ là vợ của mình.
Honda Super Cub 50 Final Edition xuất hiện tại Việt Nam
1 ngày trước
Honda Super Cub 50 Final Edition là phiên bản giới hạn nhập khẩu từ Nhật Bản, được bán ra tại Việt Nam trong tháng 7 này.
Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao, xì gà chịu mức 100.000 đồng/điếu
12/07/2025 07:08
Từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ năm 2027 và tăng lên 10.000 đồng vào năm 2031.