Trung Quốc tụt giảm khó lường, top 3 thế giới, Việt Nam vẫn lao đao

14/09/2019 13:22
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc và Phillipines gặp nhiều hạn chế, đặc biệt nhu cầu gạo từ thị trường Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại khiến thế mạnh Việt đứng top 3 thế giới lao đao.

Gặp khó ở các thị trường lớn

Khoảng một thập kỷ gần đây, xuất khẩu gạo thường đem về cho Việt Nam từ 2-3 tỷ USD mỗi năm, giúp thế mạnh này của nước ta đứng top 3 thế giới về xuất khẩu gạo. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay, ngành hàng này lại đang gặp khó trong vấn đề xuất khẩu ở một loạt thị trường lớn.

Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho thấy gạo Việt xuất khẩu tiếp tục lao dốc khi giá trị xuất khẩu 8 tháng năm 2019 giảm tới gần 15% so với cùng kỳ năm 2018, chỉ đạt 2 tỷ USD.

Đáng chú ý, giá gạo xuất của Việt Nam đang thấp khá nhiều so với các nước khác. Ví như, gạo 5% tấm của Thái Lan tăng từ 395-405 USD/tấn lên 405-425 USD/tấn (FOB Băng Cốc) thì gạo 5% tấm của Việt Nam giảm từ 340-350 USD/tấn còn 335-345 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn). Gạo 5% tấm Ấn Độ dù giảm từ 381-384 USD/tấn xuống còn 373-374 USD/tấn nhưng vẫn cao hơn giá gạo Việt Nam.

Trung Quốc tụt giảm khó lường, top 3 thế giới, Việt Nam vẫn lao đao - Ảnh 1.

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của VN có chiều hướng sụt giảm mạnh


Tính giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 đạt 433 USD/tấn, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, thị trường lúa gạo trong ngắn hạn dự báo vẫn sẽ gặp khó khăn do việc xuất khẩu sang 2 thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Phillipines gặp nhiều vướng mắc. Đặc biệt, sau thời gian dài giảm, nhu cầu gạo từ thị trường Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.

Trong khi đó, sau gần nửa năm thay đổi chế độ hạn ngạch sang thuế quan giúp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu gạo, lượng tồn kho của Phillipins đang ở mức tương đối cao. Cùng với đó, nông dân trồng lúa nước này đang yêu cầu Chính phủ hỗ trợ tiêu thụ lúa gạo do thiệt hại gây ra từ mở cửa nhập khẩu nên trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines sẽ xuất hiện nhiều trở ngại và dự báo không còn tăng mạnh.

Số liệu từ Hải quan Việt Nam cũng cho thấy, lượng gạo xuất sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2019 đã giảm tới 66% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 318.100 tấn.

Theo giới thương nhân, nhu cầu về gạo của người Trung Quốc vẫn khá cao nhưng các nhà nhập khẩu của nước này khó có thể mua hàng từ Việt Nam vì những rào cản kỹ thuật mới mà chính phủ nước này vừa áp đặt.

Đứng top 3 thế giới nhưng nông dân vẫn nghèo

Dù gặp khó khăn ở các thị trường chủ lực, song Cục Chế biến và phát triển thị trường nhận định, xuất khẩu gạo sang EU dự báo sẽ tăng do tác động của Hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019.

Theo Cục này, trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu được khoảng hơn 20 nghìn tấn gạo/năm sang EU với mức thuế dao động khoảng 65-211 EUR/tấn (ước tính khoảng 50% giá trị xuất khẩu), nhưng với mức hạn ngạch thuế suất 0% cho 80 nghìn tấn, cao gần 4 lần so với thực tế xuất khẩu hiện tại, dự kiến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Các chuyên gia cho rằng cần giảm bớt diện tích lúa bởi cây trồng này cho thu nhập thấp

Tuy vậy, EU là một thị trường khó tính, để tận dụng cơ hội mới này một cách thành công, doanh nghiệp gạo xuất khẩu cần nâng cao chất lượng, kiểm soát các quy định về truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, cũng như làm quen với các thủ tục giấy tờ liên quan...

Đề cập đến vấn đề này, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, dù Hiệp định EVFTA đã được ký kết nhưng để Việt Nam xuất khẩu được gạo vào thị trường EU là rất khó do việc đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của EU không phải dễ dàng.

Ông Xuân cũng nhận định, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ ngành càng khó vì một số nước trong khu vực trước đây nhập khẩu gạo nhiều nay đẩy mạnh tự cung tự cấp, thậm chí còn sản xuất dư thừa để xuất khẩu. Do đó, thị trường của gạo Việt càng ngày càng thu hẹp dần.

Theo ông Xuân, trước tình hình biến đổi khí hậu, nước ngọt giảm, khô hạn khốc liệt hơn thì cần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, không nên trồng lúa khắp nơi. Bởi, trồng lúa tốn nước ngọt, tốn phân bón, phải dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật,... trong khi giá trị cây lúa lại không cao.

“Không nhất thiết phải trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo mà người nông dân trồng lúa vẫn nghèo”. Ông Xuân cho rằng, các tỉnh nên chuyển sang cách làm mới hơn, thay lúa bằng các cây trồng khác có giá trị cao hơn.

Theo đó, các vùng có nước ngọt quanh năm, thích nghi với cây lúa thì trồng lúa. Nhưng, phải chuyển đổi theo hướng liên kết trồng gạo sạch, gạo hữu cơ. Bỏ bớt vụ ba để chuyển sang các loại cây con khác, như nuôi cá mè, cá rô phi,... giá trị cao gấp mấy lần lúa. Vùng ven biển làm 1 vụ lúa còn lại nuôi tôm, giá trị cao gấp 4 lần lúa. Hoặc có thể chuyển sang trồng cây bo bo làm điện sinh khối vì chúng ta đang thiếu điện,...

Trước đó, GS.TS Bùi Chí Bửu - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, nhận định, ngành gạo thế giới là một thị trường rất mỏng, chỉ có hơn 10 tỷ USD nên rủi ro là rất lớn. Tái cơ cấu nông nghiệp cần nghiên cứu chuyển đổi sản xuất theo xu hướng thị trường, sản phẩm có dung lượng lớn hơn. Còn lúa gạo phải hướng đến sản phẩm chất lượng cao, gạo dược liệu.

Tin mới

Khởi tố nữ chủ xưởng sản xuất hàng loạt đồ ăn vặt "sạch, ngon" giả
8 giờ trước
Lương Thị Hằng bị cáo buộc đã mua máy móc, thiết bị, sản xuất, đóng gói nhiều sản phẩm là đồ ăn vặt để bán ra thị trường kiếm lời.
The Coffee House "lấy làm tiếc" về chuyện bịt ổ điện
7 giờ trước
Sau ồn ào bịt ổ điện khiến mạng xã hội tranh cãi, The Coffee House đã chính thức lên tiếng giải thích lý do về những bất tiện xảy ra trong quá trình thay đổi không gian.
Robot hút bụi Ecovacs 2-trong-1, giá 11,9 triệu ra mắt thị trường Việt Nam
7 giờ trước
Ecovacs Deebot X5 hybrid có thiết kết hợp giữa máy hút bụi cầm tay và robot tự động trong cùng một sản phẩm.
Chợ mạng rao bán vải u hồng chín sớm, giá rẻ bất ngờ
5 giờ trước
Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết rao bán quả vải u hồng chín sớm với giá chỉ từ 20.000 - 70.000 đồng/kg, rẻ hơn rất nhiều so với năm ngoái.
Xe máy số lịch lãm như Future nhưng cụm đèn cực ấn tượng: Trang bị sẵn Bi-LED như ô tô, giá bán thế nào?
4 giờ trước
Dòng xe máy mới với thiết kế đẳng cấp và công nghệ tiên tiến lại sở hữu một mức giá cực kỳ hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

1.11 %

- 1.90

Đường

SUGAR

9.894.384 VNĐ / tấn

17.29 UScents / lb

0.63 %

- 0.11

Cacao

COCOA

253.447.077 VNĐ / tấn

9,764.00 USD / mt

5.00 %

- 514.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

205.876.440 VNĐ / tấn

359.76 UScents / lb

0.34 %

- 1.21

Gạo

RICE

15.525 VNĐ / tấn

13.15 USD / CWT

1.78 %

+ 0.23

Đậu nành

SOYBEANS

10.112.794 VNĐ / tấn

1,060.30 UScents / bu

0.68 %

- 7.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.475.178 VNĐ / tấn

296.20 USD / ust

0.77 %

- 2.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát chặt sầu riêng từ vườn đến xuất khẩu, xử lý hình sự nếu vi phạm nặng
8 giờ trước
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu kiểm soát chặt chất lượng sầu riêng từ khâu trồng trọt đến từng container xuất khẩu, vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.
Kết quả kiểm tra chất cấm trong sầu riêng Lâm Đồng
12 giờ trước
Ngày 24/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Lâm Đồng cho biết, kết quả kiểm tra hàng trăm mẫu sầu riêng trên địa bàn không phát hiện trường hợp nào nhiễm chất vàng O - hóa chất từng bị cảnh báo sử dụng trái phép để tạo màu vàng bắt mắt cho trái cây.
Trung Quốc 'quay lưng' dừng nhập khẩu nhiều mặt hàng then chốt của Mỹ: Thương chiến hạ nhiệt nhưng nông dân Mỹ vẫn 'đứng ngồi không yên'
13 giờ trước
Nhiều mặt hàng nông sản của Mỹ vẫn chưa lấy lại được chỗ đứng tại Trung Quốc dù cả 2 nước đã đạt được thỏa thuận ngừng thuế quan.
Bên trong công ty nghi làm phân bón giả ở Đồng Nai
14 giờ trước
Công ty nghi làm phân bón giả ở Đồng Nai hoạt động từ đầu năm 2025, bên trong có gần 20 tấn nguyên liệu và hàng hóa phân bón giả.