Trung Quốc vực dậy kinh tế giữa COVID-19: Tàu hỏa, máy bay đón lao động "từ cửa nhà đến cổng nhà máy"

29/03/2020 15:18
Trung Quốc đang tìm cách để tái khởi động nền kinh tế khổng lồ của mình mà không làm bùng phát làn sóng COVID-19 thứ hai.

Trung Quốc đang tìm cách để tái khởi động nền kinh tế khổng lồ của mình mà không làm bùng phát làn sóng COVID-19 thứ hai.

Cụ thể, theo hãng tin CNN, Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch - được hậu thuẫn bởi các hãng truyền thông nhà nước - nhằm thuyết phục các công ty tại Trung Quốc rằng cuộc sống đang trở lại bình thường.

Song, việc tái khởi động các nhà máy và đưa chúng trở lại hoạt động khiến Trung Quốc bước vào một con đường bấp bênh. Đại dịch COVID-19 vẫn đang tàn phá phần còn lại của thế giới, làm dấy lên những lo ngại về làn sóng lây nhiễm mới khi các công dân Trung Quốc từ nước ngoài trở về quê hương và mang theo virus.

Thêm vào đó, còn có nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát trong cộng đồng địa phương nếu virus chưa được loại bỏ hoàn toàn.

Truyền thông Nhà nước - Cánh tay đắc lực

Trung Quốc dự định sẽ cứu vãn nền kinh tế thông qua một loạt các chính sách và chiến dịch nhằm khuyến khích người dân trở lại làm việc, thúc đẩy niềm tin kinh doanh trong và ngoài nước, đồng thời hỗ trợ càng nhiều công ty tránh khỏi thất bại càng tốt.

Ngoài hàng tỷ USD chi cho vật tư y tế và điều trị bệnh dịch, chính phủ Trung Quốc đã bơm tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng để tạo việc làm. Họ cũng giảm thuế với các doanh nghiệp nhỏ và yêu cầu ngân hàng trì hoãn thời hạn thanh toán các khoản vay đối với các hộ gia đình hoặc công ty đang gặp khó khăn.

Truyền thông Nhà nước Trung Quốc đang tích cực tuyên truyền thông điệp rằng Trung Quốc có thể phục hồi một cách mạnh mẽ, và rằng các công ty/nhà đầu tư nước ngoài chớ nên sợ hãi.

Hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc hồi cuối tháng Hai đã gọi Tesla (TSLA) là một biểu tượng của "niềm tin kinh doanh nước ngoài tại Trung Quốc" sau khi nhà sản xuất xe điện của Mỹ tái mở cửa nhà máy khổng lồ ở Thượng Hải và tuyên bố kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất.

Lao động di trú - Giải pháp tình thế hiệu quả

Giờ đây, khi số lượng ca nhiễm tăng chậm lại, nhiều khu vực ở Trung Quốc đã được dỡ lệnh phong tỏa, người dân có thể tự do đi lại hơn, miễn là họ có giấy chứng nhận sức khỏe.

Trong một số trường hợp, chính phủ Trung Quốc đã có những sắp xếp đặc biệt dành cho công nhân.

Chẳng hạn, theo Bộ Nhân lực và An ninh xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty đường sắt và hàng không tổ chức các chuyến tàu hoặc chuyến bay đặc biệt để đón rước các công nhân lao động di trú "từ cửa nhà" và "đưa tới tận cổng nhà máy".

Theo CNN, hiện Trung Quốc có 290 triệu lao động di trú. Đây là những người nhận đồng lương ít ỏi nhưng thực hiện những công việc quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, họ trở thành động lực then chốt của nền kinh tế Trung Quốc.

Hôm thứ Ba, các nhà chức trách tại tỉnh Hồ Bắc cho biết những người lao động di trú khỏe mạnh có thể được gọi trở lại làm việc từ cuối tuần này.

 Trung Quốc vực dậy kinh tế giữa COVID-19: Tàu hỏa, máy bay đón lao động từ cửa nhà đến cổng nhà máy - Ảnh 1.

Nguồn lao động di trú đang trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: DW

Bắc Kinh nói rằng chiến dịch của họ đang mang lại hiệu quả. Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, hơn 90% công ty công nghiệp tại hầu hết các tỉnh thành đã trở lại và hoạt động ngay từ ngày 17/3.

Mặc dù vậy, các công ty nhỏ hơn đang gặp nhiều khó khăn hơn - dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho biết chỉ có 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ mở cửa trở lại vào giữa tháng 3.

Đầu tư vào dự án cơ sở hạ tầng - Mô hình cho nhiều nước?

Mặc dù chưa rõ kế hoạch tái khởi động kinh tế của Trung Quốc thực sự đạt mức độ đến đâu nhưng khả năng của nước này trong việc vượt qua giai đoạn đầu của đại dịch có thể mang lại một số hy vọng, và kế hoạch phần nào cho những quốc gia vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng.

Ngay cả chính phủ của các nước phương Tây cũng có thể mô phỏng một số chính sách của Trung Quốc, như đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, cùng với đó là cắt giảm thuế để thúc đẩy nhu cầu tư nhân.

 Trung Quốc vực dậy kinh tế giữa COVID-19: Tàu hỏa, máy bay đón lao động từ cửa nhà đến cổng nhà máy - Ảnh 2.

Một công nhân đang đóng gói hàng hóa tại trung tâm hậu cần ở Bắc Kinh ngày 12/3/2020. Ảnh: CNN

Shih, Giáo sư Đại học California chỉ ra rằng Trung Quốc có hệ thống các công ty nhà nước rất lớn. Trong khi đó, một chuyên gia khác cho biết hệ thống các cơ sở hạ tầng do chính phủ tài trợ ở Trung Quốc cũng lớn hơn nhiều so với những quốc gia phát triển khác, và họ có thể dựa vào hệ thống này như một nguồn thúc đẩy lớn đối với nền kinh tế.

Theo Giáo sư khoa học-chính trị Xiaobo Lü tại trường Barnard, Đại học Columbia, Trung Quốc đang nối lại một số dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, với nguồn ngân sách chủ yếu từ nhà nước.

Do đó, các ngành sản xuất phục vụ những dự án đó sẽ dễ dàng khôi phục hoạt động và thu hút lao động nhàn rỗi.

Tuy nhiên, nền kinh tế tư nhân lại đóng vai trò quan trọng hơn tại hầu hết các quốc gia phương Tây, do đó phương thức này có thể sẽ không đạt được hiệu quả tương tự.

"Thách thức tại phương Tây sẽ là khuyến khích mọi người đi ra nhà hàng, nhà hát, tham dự các sự kiện thể thao, thay vì đưa công nhân trở lại các nhà máy", ông Shih nhận định, "Thách thức này rất khác biệt và phụ thuộc vào người tiêu dùng".

Cảnh báo phản ứng ngược

Bên cạnh những hiệu quả nhất định, Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng những nỗ lực của họ nhằm đưa các hoạt động trở lại bình thường là khá rủi ro.

Một số doanh nghiệp đã vội vã quay trở lại hoạt động quá sớm, làm phức tạp các nỗ lực phục hồi. Chẳng hạn, một công ty sản xuất titanium hàng đầu đã tái khởi động các nhà máy của mình ngay từ tháng Hai, và chỉ dừng hoạt động khi có một số công nhân nhiễm bệnh.

Các nhà phân tích và học giả cảnh báo rằng, áp lực lớn để khôi phục hoạt động, cùng với nỗi lo sợ về nguy cơ bùng phát lần hai, có thể sẽ tạo ra một bức tranh méo mó về những gì đang thực sự diễn ra trên mặt đất.

Chẳng hạn, theo tờ Caijing và Caixin của Trung Quốc, một số công ty tại tỉnh Chiết Giang - nơi chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng hầu hết các công ty công nghiệp đã hoạt động trở lại - đã bật đèn và để máy chạy không, nhằm khiến các quan chức chính phủ tưởng rằng họ đang sử dụng điện.

Theo Caijing, các nhà sản xuất này đang gặp khó khăn trong việc tiếp tục sản xuất vì thiếu nhân công. Tờ Caixin cho biết thêm rằng, một số chính quyền địa phương tỏ ra do dự khi phải yêu cầu các công ty trong vùng hoạt động trở lại, vì họ lo sợ việc tụ tập đông người sẽ dẫn tới một đợt bùng phát khác.

Các dữ liệu sai về mức năng lượng mà nhiều công ty đang sử dụng cũng bị chỉ trích nặng nề tại Trung Quốc.

Trong một bài báo được xuất bản hồi đầu tháng này, Giáo sư kinh tế Cao Heping tại Đại học Peking đã cảnh báo rằng việc làm giả các dữ liệu liên quan tới tiến trình hoạt động trở lại của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch khôi phục kinh tế của Trung Quốc.

Nếu các doanh nghiệp và giới chức địa phương tiếp tục làm giả dữ liệu để khiến chính phủ tưởng lầm là họ đang hoạt động (nhưng thực chất không khôi phục sản xuất) thì họ sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc không thể phát triển với tốc độ mạnh mẽ trong năm nay.

 Trung Quốc vực dậy kinh tế giữa COVID-19: Tàu hỏa, máy bay đón lao động từ cửa nhà đến cổng nhà máy - Ảnh 3.

////

Tin mới

Loài giun biển từng nghĩ đến đã sợ nay lột xác thành 'mì chính của nhà giàu', giá lên đến 10 triệu đồng/kg
12 giờ trước
Trước đây, sá sùng xuất hiện dày đặc ở Quan Lạn, Vân Đồn (Quảng Ninh), nhiều đến nỗi ăn phát ngán. Nhưng khoảng 20 năm gần đây, từ khi câu chuyện về mì chính thiên nhiên được lan truyền, lượng người mua tăng vọt, giá cả cũng tăng hàng chục lần.
Thu giữ số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng giấu trong quần áo tại sân bay
12 giờ trước
Số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng được người đàn ông giấu tinh vi trong quần áo.
'Báo động đỏ' sầu riêng Việt Nam
12 giờ trước
Trong “tâm thư” gửi Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, Hiệp Hội Sầu riêng Đắk Lắk nêu ra hàng loạt bất cập của ngành hàng tỷ USD. Hàng trăm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói bị thu hồi thực sự là vấn đề cần “báo động đỏ”.
Sở hữu VinFast VF 8 tại Canada, nam Gen Z chia sẻ: ‘Tăng tốc tốt như xe xăng máy V6, nhiều người trầm trồ không tin Việt Nam cũng có thể sản xuất ô tô’
12 giờ trước
Theo bạn Hoàng Tiến Huy, VinFast VF 8 vận hành tốt trong mọi điều kiện địa hình như đi phố, đường cao tốc, đường đèo núi hay điều kiện thời tiết khó như sương mù dày đặc.
'Biến' mới tại phân khúc sedan rẻ nhất thị trường: Đồng loạt giảm sâu kỷ lục cứu doanh số, giá thấp nhất chỉ 342 triệu đồng
13 giờ trước
Giá xe sedan hạng B ghi nhận mức giảm mạnh chưa từng thấy.

Tin cùng chuyên mục

Tịch thu 7 kg vàng trị giá hơn 21 tỷ đồng trên xe vận chuyển táo
19 giờ trước
Số vàng trên đang được xác minh và kiểm tra thêm.
Xforce thực tế còn 569 triệu, Xpander còn 532 triệu và các xe Mitsubishi khác có giá lăn bánh giảm hàng chục triệu đồng tháng này
1 ngày trước
Mức khuyến mãi 50% trước bạ lần này của Mitsubishi áp dụng cho gần như tất cả danh mục sản phẩm sản xuất năm 2025. Riêng Attrage được giảm tới 100% trước bạ.
Thị trường ảm đạm không ngăn được phân khúc xe này tăng 40% so với năm ngoái
2 ngày trước
Phân khúc xe này tăng trưởng mạnh cho thấy xu hướng hội nhập mạnh mẽ của thị trường Việt so với thế giới.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
3 ngày trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.