Trung Quốc xả nước cứu sông Mê Kông: Bao nhiêu lâu nước về ĐBSCL?

21/02/2020 14:12
(Dân Việt) Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 20/2 cho biết, sẽ tăng dòng chảy của sông Lan Thương (đoạn sông Mê Kông tại Trung Quốc) để giúp các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông đối phó với khô hạn. Theo GS.TS.Vũ Trọng Hồng - Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, chỉ mất vài ba ngày nước từ sông Lan Thương (Trung Quốc) sẽ về đến Đồng bằng sông Cửu Long nếu các nước phía trên không lấy về các nhánh.

Ngày 20/2, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mê Kông - Lan Thương (LMC) lần thứ 5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, sẽ tăng dòng chảy của sông Lan Thương (đoạn sông Mê Kông tại Trung Quốc) để giúp các nước thuộc lưu vực sông Mekong đối phó với khô hạn.

"Trung Quốc đã vượt qua khó khăn của mình và tăng dòng chảy của sông Lan Thương để giúp các nước thuộc lưu vực sông Mekong đối phó với khô hạn. Chúng tôi cũng đồng ý nâng cao hợp tác trong khuôn khổ LMC nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn nước hợp lý và bền vững" - ông Vương nói.

Nhận định về động thái này của Trung Quốc, GS.TS.Vũ Trọng Hồng cho biết, sông Lan Thương không nằm trong khối ASEAN nên Trung Quốc hoàn toàn có thể xử lý. Vấn đề đặt ra là khi Trung Quốc xả đập Lan Thương, liệu Campuchia có lấy nước phục vụ sản xuất hay không, Lào có lấy tích nước để phát thủy điện hay không.

trung quoc xa nuoc cuu song me kong: bao nhieu lau nuoc ve dbscl? hinh anh 1

GS.TS.Vũ Trọng Hồng - Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam. Ảnh: I.T

"Trước đây, Trung Quốc từng mở đập Cảnh Hồng nhưng nước cũng không về Việt Nam là mấy do đã bị chia sẻ vào các chi nhánh phía trên. Khi xả nước, Trung Quốc làm việc với các nước đề nghị họ không lấy thì nước mới về được Việt Nam" - ông Hồng nói.

Cũng theo ông Hồng, trên cùng một dòng sông, nước từ thượng nguồn đổ về sẽ chảy vào các nhánh trong khi nhu cầu sử dụng nước từ Lào, Campuchia cũng rất cao.

"Thiện chí của Trung Quốc là rất tốt, nhưng quan trọng là việc điều tiết nước như thế nào để vùng hạ du như Đồng bằng sông Cửu Long nhận được, nếu phía Lào, Campuchia cũng lấy, chắc chắn nước về Đồng bằng sông Cửu Long không được bao nhiêu" - ông Hồng nhấn mạnh.

trung quoc xa nuoc cuu song me kong: bao nhieu lau nuoc ve dbscl? hinh anh 2

Đập Cảnh Hồng (Trung Quốc) khi xả lượng nước về ĐBSCL không nhiều do nước đã đi vào nhiều nhánh của Lào, Campuchia. Ảnh: I.T

Ông Hồng cho rằng, các đập thủy điện chỉ là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng hạn mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. "Tôi cho nguyên nhân chủ yếu là do nước biển dâng, vệ tinh của các nước đã cảnh báo nhiều tảng băng chưa bao giờ tan thì nay đã xuất hiện hiện tượng tan chảy; trong khi đó lượng mưa lại ít dẫn đến tình trạng hạn mặn gay gắt" - ông Hồng nhấn mạnh.

Trước thực tế này, theo ông Hồng, chúng ta không thể ngồi đợi nước từ thượng nguồn mà phải xây dựng một chiến lược tổng thể để đối phó với hạn mặn. Châu Phi đã xây dựng chế độ canh tác theo mùa mưa thì Đồng bằng sông Cửu Long cũng phải tính đến phương án chuyển đổi sản xuất không có nước ngọt" - ông Hồng nói.

Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam vừa phát đi thông tin cho biết nước này đã quyết định tăng lưu lượng xả nước sông Lan Thương để khắc phục phần nào hạn hán của các nước hạ nguồn sông Mê Kông.

Theo thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, từ năm 2019 đến nay, toàn bộ lưu vực sông Lan Thương và sông Mê Kông có lượng mưa thấp, khiến Trung Quốc và nhiều nước trong lưu vực gặp tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Lượng mưa bình quân tại lưu vực sông Lan Thương thuộc lãnh thổ Trung Quốc chỉ ở mức 728 mm, thấp hơn 34% so với hàng năm.

Lượng nước dự trữ tại các hồ chứa phía thượng du đã xuống mức thấp nhất so với cùng kỳ trong lịch sử. “Mặc dù vậy, phía Trung Quốc vẫn cố gắng hết sức để đảm bảo lưu lượng nước xả hợp lý của sông Lan Thương” - theo Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

Thông cáo cho biết: "Dù lưu lượng dòng chảy ngoài lãnh thổ Trung Quốc của sông Lan Thương chỉ chiếm khoảng 13.5% lưu lượng dòng chảy ra biển của sông Mê Kông, nhưng để hỗ trợ khắc phục phần nào tình hình hạn hán nghiêm trọng tại lưu vực sông Mê Kông, phía Trung Quốc quyết định từ ngày 24.1 sẽ tăng lưu lượng xả nước sông Lan Thương từ 850 m3/s lên 1.000 m3/s".

Theo Retuers, tình hình khô hạn trong nhiều năm trở lại đây đang tàn phá ngành nông nghiệp của Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Việt Nam.

Giới quan sát cho rằng 11 con đập của Trung Quốc tại thượng nguồn sông Mê Kông cũng như biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
7 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
8 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
8 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
8 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
9 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.857.138 VNĐ / tấn

17.20 UScents / lb

0.23 %

+ 0.04

Cacao

COCOA

230.756.727 VNĐ / tấn

8,877.00 USD / mt

1.53 %

+ 134.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

223.625.233 VNĐ / tấn

390.21 UScents / lb

0.85 %

- 3.36

Gạo

RICE

14.914 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

1.53 %

- 0.20

Đậu nành

SOYBEANS

10.017.601 VNĐ / tấn

1,048.80 UScents / bu

0.82 %

+ 8.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.507.513 VNĐ / tấn

296.90 USD / ust

0.88 %

+ 2.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 3/5: Giá dầu ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong hơn một tháng, vàng giảm, đồng tiếp tục tăng
9 giờ trước
Kết thúc phiên 02/5 giá dầu ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong hơn một tháng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu đi khiến giá vàng giảm, đồng tiếp tục tăng.
Ca cao khan hiếm giữa ‘cơn sốt’ giá kỷ lục
9 giờ trước
Giá ca cao tăng vọt lên mức kỷ lục 260.000 đồng/kg, tạo ra cơ hội "vàng" cho người nông dân nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các hợp tác xã (HTX) sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ.
Sầu riêng ‘rẻ như bèo’ bán đầy đường
11 giờ trước
TPO - Các địa phương ở miền Tây đang vào thu hoạch rộ sầu riêng, sản lượng dồi dào trong khi sức mua chậm, giá giảm sâu khiến nhiều nhà vườn phải đem ra lề đường bán lẻ...
Một đặc sản của Việt Nam tự tin "tốt nhất từ trước đến nay", rộng đường "bay" khắp toàn cầu
16 giờ trước
Đặc sản này của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng.