Trước trích lập dự phòng, lợi nhuận cao nhất không phải Vietcombank mà là một ngân hàng khác

15/02/2019 11:31
Việc trích lập dự phòng rủi ro, hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng đã có tác động rất lớn tới kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Nhiều nhà băng phải dùng đến hơn một nửa lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là một trong những phương án mà các ngân hàng dùng để xử lý nợ xấu. Trong năm 2018, nhiều nhà băng vẫn tiếp tục chủ động hy sinh bớt lợi nhuận, tăng trích lập dự phòng rủi ro. Tại một số nơi, chi phí dự phòng rủi ro còn "bào mòn" tới hơn nửa lợi nhuận kiếm được.

Theo thống kê của tác giả, 26 ngân hàng đã công bố BCTC Quý 4/2018 đã trích gần 62.000 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro, chiếm đến hơn 40% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của những nhà băng này. Trong đó, 15/26 ngân hàng tăng chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua. Tại nhiều nhà băng, chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ chiếm đến một nửa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, như BIDV, VietinBank, VPBank, PGBank, Saigonbank,...

BIDV là ngân hàng có lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cao nhất trong năm vừa qua, đạt tới hơn 28.300 tỷ đồng, cao hơn cả Vietcombank (25.679 tỷ). Tuy nhiên, BIDV cũng là ngân hàng phải trích cho chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong hệ thống, lên tới hơn 18.800 tỷ đồng, tức "ngốn" đến 2/3 lợi nhuận. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này chỉ còn hơn 9.400 tỷ, thua xa Vietcombank (18.300 tỷ) khi Vietcombank chỉ phải trích hơn 7.300 tỷ cho chi phí dự phòng rủi ro.

VPBank cũng tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro 40,6% so với năm 2017 lên mức 11.252 tỷ đồng, chiếm 55% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Hay OCB tăng chi phí dự phòng gấp 3,7 lần lên hơn 900 tỷ, chiếm 30% lợi nhuận thuần. Bên cạnh đẩy mạnh rao bán nợ xấu, Sacombank cũng tăng chi phí dự phòng rủi ro năm vừa qua lên gần 1.600 tỷ, tăng 95% so với năm 2017.

Sở dĩ BIDV phải "hy sinh" nhiều lợi nhuận để trích lập dự phòng như vậy là vì ngân hàng này đang ôm khối nợ xấu cũng lớn nhất hệ thống. Đến cuối năm 2018, nợ xấu nội bảng tại BIDV là 16.697 tỷ đồng, tăng 18,7% so với đầu năm. Còn tại VPBank, ngân hàng có hơn 7.700 tỷ đồng nợ xấu, chiếm đến 3,51% dư nợ cho vay khách hàng.

Trước trích lập dự phòng, lợi nhuận cao nhất không phải Vietcombank mà là một ngân hàng khác - Ảnh 1.

Đơn vị: Tỷ đồng

Trong khi đó, nhiều ngân hàng nhờ vào việc gánh nặng trích lập dự phòng được giảm tải nhẹ hơn năm trước đó mà ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế cao kỷ lục, tăng trưởng vượt bậc.

Chẳng hạn, tại Techcombank, ngoài mảng kinh doanh cốt lõi tín dụng có thu nhập lãi thuần tăng 24,6% thì các mảng kinh doanh ngoài lãi không được khả quan như thế, theo đó thực tế lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng chỉ tăng nhẹ 7,4% đạt hơn 12.500 tỷ (thấp hơn nhiều so với VPBank, VietinBank,…). Tuy nhiên, ngân hàng chỉ trích hơn 1.800 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro, giảm gần một nửa so với năm 2017. Nhờ đó, Techcombank báo lãi trước thuế đạt hơn 10.600 tỷ, cao thứ hai trong hệ thống.

Việc chi phí dự phòng ở Techcombank bất ngờ giảm mạnh là do khoản hoàn nhập dự phòng cho khoản phải thu từ các hợp đồng bán nợ khá lớn (hơn 1.200 tỷ), trong khi đó việc trích lập dự phòng cho các khoản cho vay tăng nhẹ hơn so với năm ngoái. Hơn nữa, nhà băng này cũng đã xóa sạch nợ đã bán cho VAMC, theo đó Techcombank không còn phải lo trích lập dự phòng 20% mỗi năm cho các khoản nợ này.

Hay tại ACB, bên cạnh kết quả kinh doanh tích cực ở nhiều mảng, việc giảm chi phí dự phòng 64% xuống còn 933 tỷ cũng một phần giúp ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng trưởng hơn 2,5 lần đạt gần 6.400 tỷ đồng. ACB là 1 trong 6 ngân hàng đã xóa sạch nợ tại VAMC.

Trước trích lập dự phòng, lợi nhuận cao nhất không phải Vietcombank mà là một ngân hàng khác - Ảnh 2.

Có thể thấy, việc trích lập dự phòng rủi ro, hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng đã có tác động rất lớn tới kết quả lợi nhuận của ngân hàng. Những nhà băng có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp sẽ không gặp nhiều áp lực trong trích lập dự phòng, gây tác động lớn tới lợi nhuận.

Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ xấu tăng cao hay chi phí dự phòng rủi ro quá lớn cũng chưa hẳn là dấu hiệu hoàn toàn tiêu cực, cũng có thể chứa thông điệp về sự minh bạch trong phân loại nợ của nhà băng đó. Hơn nữa, việc chủ động ưu tiên trích lập dự phòng cũng sẽ giúp các nhà băng có thể rút ngắn thời gian nắm giữ trái phiếu VAMC. Sau đó, cứ mỗi đồng nợ xấu được thu hồi, ngân hàng sẽ ghi nhận toàn bộ là lợi nhuận, cũng có thể xem như đây là "của để dành", hứa hẹn những khoản lợi nhuận đột biến trong tương lai của ngân hàng.

Tin mới

Honda có xe ga thể thao tem màu mới cực đẹp, một phiên bản sắp về Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
8 giờ trước
Phiên bản giới hạn của mẫu xe Honda sắp về VN hứa hẹn mang đến nhiều sự khác biệt.
Subaru Crosstrek giảm tới 139 triệu đồng tại đại lý: Bản hybrid giảm nhiều nhất nhưng vẫn đắt ngang Santa Fe tầm trung
7 giờ trước
Tuy có mức giảm sâu nhất kể từ khi ra mắt nhưng giá thực tế của Subaru Crosstrek vẫn cao hơn đáng kể so với những mẫu xe cùng phân khúc.
Xe đa dụng cỡ nhỏ, vì sao giá rẻ nhưng ít người mua?
6 giờ trước
Phân khúc xe đa dụng cỡ nhỏ 5 + 2 chỗ giá rẻ hiện có rất nhiều hãng tham gia và cạnh tranh quyết liệt.
Thu giữ 5,3 tấn chân gà rút xương không rõ nguồn gốc tại Tuyên Quang
6 giờ trước
Công an tỉnh Tuyên Quang vừa cho hay, ngày 5/5, phòng chức năng của cơ quan này đã phát hiện và thu giữ hơn 5,3 tấn chân gà rút xương đông lạnh tại một cơ sở trên địa bàn.
Đại lý Việt nhận cọc mẫu xe máy Honda mới cực đẹp: Ăn xăng 1,93 lít/100 km, hiệu năng ấn tượng vượt xa đối thủ
5 giờ trước
Không chỉ sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất phân khúc 150cc, mẫu xe côn tay này còn có khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
1 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
3 ngày trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
3 ngày trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.