TS Cấn Văn Lực: Việt Nam đang có 4.000-5.000 hồ sơ xin vay ngang hàng (P2P) mỗi ngày, hạn mức lên đến 70.000 tỷ đồng, tương đương một ngân hàng nhỏ

18/08/2019 16:49
"Hiện nay thực tế nhiều hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) chưa đúng pháp luật, tuy nhiên nếu tuân thủ đúng pháp luật thì lợi ích thu về sẽ rất lớn, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn, nhiều hơn cũng như với chi phí rẻ hơn", TS Cấn Văn Lực cho biết.

Blockchain có lẽ là "từ khoá" phổ biến nhất giai đoạn cuối năm 2017, đầu năm 2018 trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam. Với rất nhiều lợi ích tiềm năng, tuy nhiên việc thực thi khi chưa có hành lang pháp lý, cơ chế rõ ràng đã khiến không ít trường hợp trở nên méo mó, sai phạm.

Song, Blockchain chính là xu hướng của thời đại, và không chỉ doanh nghiệp mà cơ quan chức năng đã, đang và tiếp tục bắt tay nghiên cứu, triển khai nền tảng ứng dụng này. Tham dự và phát biểu tại Hội nghị World Blockchain Forum (WBF) do WBF và đối tác Orius Capital tổ chức vào ngày 18/8/2019, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - TS Cấn Văn Lực cho biết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì Blockchain có rất nhiều công dụng, thực tiễn chính BIDV cũng đã và đang áp dụng.

Với Blockchain, không ai có thể tự thay thế dữ liệu giao dịch

Trong đó, công dụng thứ nhất theo chuyên gia liên quan đến lĩnh vực thanh toán, hiện nay có một số giao dịch thanh toán, đặc biệt thanh toán quốc tế (như xuất nhập khẩu…) thì chúng ta có thể sử dụng nền tảng Blockchain để thực hiện.

"Rõ ràng sẽ rất tiết kiệm vì nếu như trước đây chúng ta phải làm rất nhiều bộ hồ sơ cho nhà xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng bên xuất, ngân hàng bên nhập, rồi cả cơ quan hay công ty có liên quan khác", ông Lực dẫn chứng, "nhưng bây giờ chúng ta không cần làm nhiều bộ hồ sơ như vậy, thay thế chỉ cần duy nhất một bộ hồ sơ và upload lên hệ thống Blockchain, các bên theo đó có thể cùng xem cùng chia sẻ dữ liệu".

Mặt khác giao dịch sẽ được diễn ra một cách rất nhanh, vì với Blockchain chỉ thực hiện trong vòng một vài phút, thậm chí một vài giây. Trong khi trước đây muốn hoàn tất một giao dịch cũng phải mất từ 2-3 ngày; đồng thời chi phí khi sử dụng nền tảng này cũng rất rẻ vì không cần thông qua quá nhiều không gian.

Cuối cùng khi sử dụng Blockchain thì hệ thống thông tin, dữ liệu giao dịch trong ngân hàng của cũng rất bảo đảm bởi vì không ai có thể thay đổi dữ liệu trên nền tảng này nếu chưa được thông qua bởi tất cả các đối tượng, thành viên liên quan.

"Đây thực sự là công dụng rất tuyệt vời của Blockchain, do đó các ngân hàng đang cố gắng triển khai sớm vào dịch vụ thanh toán. Tương tự cho thanh toán bù trừ, cơ chế và công dụng Blockchain tương tự với thanh toán đã nêu trên", ông Lực nhấn mạnh.

Thứ hai là bảo lãnh, nhiều ngân hàng hiện nay bắt đầu hợp tác với nhau để thực hiện phương thức bảo lãnh cho khách hàng trên nền tảng Blockchain.

"Tôi sang Thái Lan vào tháng 3/2019, thấy rằng có đến 8 ngân hàng sở tại đã hợp tác với nhau để cùng phát hành thư bảo lãnh trên nền tảng Blockchain và rất thành công. Hay ngân hàng HSBC tại Việt Nam mới đây cũng đã thực hiện một vài thanh toán liên quan đến thư tín dụng trên nền tảng Blockchain cho hai khách hàng trong nước và nước ngoài", vị này lấy ví dụ.

Hoạt động cho vay của P2P hiện nay tương đương một ngân hàng nhỏ

TS Cấn Văn Lực: Việt Nam đang có 4.000-5.000 hồ sơ xin vay ngang hàng (P2P) mỗi ngày, hạn mức lên đến 70.000 tỷ đồng, tương đương một ngân hàng nhỏ - Ảnh 1.

Mô phỏng hoạt động P2P.

Lĩnh vực thứ ba liên quan đến hoạt động cho vay, hiện nay cho vay ngang hàng (P2P) đang phát triển rất mạnh, trước hết phải nói đến Trung Quốc và thời gian gần đây bắt đầu bùng phát ở Việt Nam. Thống kê Việt Nam đâu đó có khoảng 38-40 công ty trong nước cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng.

Đặc biệt, ông Lực còn cho biết có một vài công ty đang xử lý đến 4.000-5.000 hồ sơ xin vay vốn thông qua P2P mỗi ngày. Trong đó, hạn mức cho vay khoảng 65.000-70.000 tỷ đồng VND trong thời gian vừa qua, tức tương đương với một ngân hàng cỡ nhỏ tại Việt Nam.

"Cái này chắc chắn thời gian tới sẽ rất nhiều công ty tham gia. Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét là quản lý làm sao cho hiệu quả. Hiện nay thực tế nhiều hoạt động cho vay ngang hàng chưa đúng pháp luật, tuy nhiên nếu tuân thủ đúng pháp luật thì lợi ích thu về sẽ rất lớn, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn đa dạng hơn, nhiều hơn cũng như với chi phí rẻ hơn".

Cuối cùng liên quan đến huy động vốn cộng đồng cũng rất phổ biến, tuy nhiên một số đơn vị chưa làm đúng bản chất của hoạt động này - hiểu nôm na hoạt động giống như một công ty đa cấp và dĩ nhiên điều này không đúng với pháp luật. 

Song, về lâu về dài với nền tảng Blockchain thì việc huy động vốn cộng đồng sẽ rất hiệu quả, bởi vì sẽ thông qua các bên trung gian như ngân hàng, công ty tài chính. Nhìn chung, Blockchain giúp tiết giảm chi phí, thời gian giao dịch, an toàn hơn do giảm thiểu rủi ro tương tác, mức độ tuân thủ hợp đồng tốt hơn, tăng tính minh bạch cũng như tăng khả năng tiếp cận của Bộ Tài chính…

Tin mới

Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
9 giờ trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
Mẫu Android người Mỹ đang háo hức có thể rẻ hơn, cấu hình cao hơn nếu mua ở Việt Nam?
8 giờ trước
Lý do là vì nhà sản xuất nổi tiếng này có quyền đặt mức giá bán lẻ cũng như các cấu hình khác nhau tùy thuộc từng khu vực.
Nhật Bản trầy trật với xe điện: Nhiều công ty không đủ năng lực, tương lai phải dựa vào trợ cấp, yếu tố kìm hãm nằm ở văn hóa kinh doanh
7 giờ trước
Một số thương hiệu đang phải vật lộn bắt kịp cầu xe điện bùng nổ và điều này rủi ro tạo ra những nút thắt trong ngành công nghiệp xe điện.
Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
7 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.
Sang Indonesia, Tim Cook được đón bằng Mercedes-Benz S-Class nhưng lại là xe nợ thuế
5 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S-Class chở CEO của Apple, Tim Cook, đến gặp Tổng thống Indonesia đã bị truyền thông nước này phát hiện là chưa nộp thuế.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Giá đặt cọc đấu thầu vàng miếng 81,80 triệu đồng/ lượng, dự kiến 16.800 lượng
5 giờ trước
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu lần này là 16.800 lượng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Giá tham chiếu đặt cọc là 81,80 triệu đồng/ lượng.
ĐHĐCĐ MBBank: Lợi nhuận quý I/2024 ước đạt 5.800 tỷ đồng, tiết lộ hàng loạt vấn đề "nóng"
7 giờ trước
MBBank cho biết: "Báo cáo tài chính quý I/2024 sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Dự kiến doanh thu hợp nhất khoảng 12.000 tỷ, lợi nhuận gần 5.800 tỷ đồng. Doanh thu Ngân hàng mẹ đạt hơn 9.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng".
Giá USD tăng "nóng", Ngân hàng Nhà nước "tung" biện pháp can thiệp mạnh tay ngay hôm nay
7 giờ trước
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ giá USD từ đầu năm đến nay đã tăng tới 4,9%. Đây là một mức tăng rất đáng quan tâm, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.
iPhone tụt doanh số mạnh vì sự hồi sinh của các hãng Trung Quốc, thị trường Việt Nam gây bất ngờ
9 giờ trước
Doanh thu iPhone toàn thị trường quý đầu năm 2024 giảm mạnh, trong đó thị trường Việt Nam có bức tranh "lạ".