Từ chuyện Phở Thìn Lò Đúc: Nhìn lại Phở 24, Phở 10 Lý Quốc Sư có đang giữ quyền sở hữu với nhãn hiệu của mình không?

26/02/2023 17:50
“Phở” từ xưa đến nay là món ăn đặc trưng và rất nổi tiếng của Việt Nam, được nhiều người yêu thích. Những ngày này, "Phở" lại trở thành một đề tài được bàn tán rộng rãi, không chỉ liên quan đến những chuyện tranh chấp cá nhân mà còn là vấn đề pháp lý.

“Thương hiệu (brand) là một tên gọi, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng, hay thiết kế, hay sự kết hợp giữa chúng, nhằm định dạng hàng hóa, dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán để phân biệt chúng với đối thủ cạnh tranh” theo Hiệp hội Marketing Hoa Kì – AMA.

Với quan điểm này thì thương hiệu mang tính vật chất, hữu hình, và thậm chí, chúng có nội hàm gần tương tự với trademark – nhãn hiệu. Tuy nhiên, hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau ở một số mặt và dẫn đến cách dùng hoàn toàn khác nhau.

Theo quan điểm mới hiện nay, thì thương hiệu (Brand) là một tập hợp những liên tưởng trong tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Những liên kết này phải độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn).

 Từ chuyện Phở Thìn Lò Đúc: Nhìn lại Phở 24, Phở 10 Lý Quốc Sư có đang giữ quyền sở hữu với nhãn hiệu của mình không? - Ảnh 1.

Ví dụ về sự phân biệt giữa brand và trademark. Nguồn: inboundmarketing.vn

Chính vì mang trong mình những giá trị và mô tả phi vật chất nên trong quy định Pháp luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia, thứ mà doanh nghiệp được xác lập quyền sở hữu và được pháp luật bảo vệ là nhãn hiệu chứ không phải thương hiệu.

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Vì vậy, để bảo vệ quyền của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định.

Người kinh doanh có được sản phẩm, dịch vụ nổi tiếng, sau đó xây dựng thành công thương hiệu của riêng mình là chuyện khó. Nhưng ngày nay bảo vệ sự "nổi tiếng" đó như thế nào trước những hành vi "đạo, nhái, trục lợi"... cũng là vấn đề cần được ý thức và thực hiện một cách nghiêm túc.

Trong câu chuyện "Phở" đang nóng lên trong mấy ngày gần đây, điểm cốt lõi của những tranh chấp là vấn đề quyền sở hữu nhãn hiệu.

Dạo một vòng tra cứu trên wipopublish, có thể thấy nhiều thương hiệu phở nổi tiếng khác đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công như Phở 24 - chuỗi Phở nhượng quyền nổi tiếng.

Phở 24 đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công bởi Công ty CP sản xuất thương mại dịch vụ Phở Hai Mươi Bốn (Địa chỉ tại Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh). Hiệu lực của văn bản đến ngày 15/11/2023.

Phở 24 hiện nay thuộc về CTCP Việt Thái International (VTI), đơn vị sở hữu thương hiệu Highlands Coffee.

 Từ chuyện Phở Thìn Lò Đúc: Nhìn lại Phở 24, Phở 10 Lý Quốc Sư có đang giữ quyền sở hữu với nhãn hiệu của mình không? - Ảnh 2.

Một thương hiệu phở nổi tiếng khác của phố cổ Hà Nội là Phở 10 Lý Quốc Sư cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công từ năm 2011, bởi ông Phạm Ngọc Lân, địa chỉ số 10 Lý Quốc Sư, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông Lân chính là "cha đẻ" và số 10 Lý Quốc Sư cũng là quán gốc của món phở nổi tiếng này, dẫu ngày nay, có thể gặp Phở 10 Lý Quốc Sư ở rất nhiều phố phường, địa điểm khác trong và ngoài Hà Nội.

Như vậy, có thể thấy không ít những thương hiệu nổi tiếng đã có ý thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền từ rất sớm. Chỉ có như vậy, họ mới danh chính ngôn thuận thực hiện việc nhượng quyền, hoặc mở rộng số lượng cửa hàng và ngăn chặn được các hành vi trục lợi, lợi dụng thương hiệu.

Tuy nhiên, cũng có không ít người "chậm chân" như ông Nguyễn Trọng Thìn, chủ hàng phở số 13 Lò Đúc - trung tâm của những tranh cãi và thông tin trái chiều mấy ngày gần đây.

 Từ chuyện Phở Thìn Lò Đúc: Nhìn lại Phở 24, Phở 10 Lý Quốc Sư có đang giữ quyền sở hữu với nhãn hiệu của mình không? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Trọng Thìn

Bỏ qua yếu tố tranh chấp về tình - lý giữa các đương sự mà chỉ có người trong cuộc mới tỏ tường, vấn đề rõ ràng mà ông Nguyễn Trọng Thìn gặp phải là không được bảo hộ nhãn hiệu (do Phở Thìn đã được đăng ký nhãn hiệu từ trước bởi Phở Thìn Bờ Hồ), do đó về mặt pháp luật, ông sẽ bất lợi khi muốn ngăn cản cá nhân, tổ chức khác sử dụng tên Phở Thìn 13 Lò Đúc.

Trên thế giới, không thiếu ví dụ về việc những cá nhân, doanh nghiệp đã từng để mất thương hiệu của mình vào tay người khác do chậm trễ trong việc đăng ký.

Ngay cả Netflix - "cha đẻ" của Squid Game cũng không phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu "Squid Game" mà nhanh chân nhất là các cá nhân, pháp nhân đến từ... Trung Quốc.

Một công ty sản xuất quần áo có cái tên "Yiwu Mingluo" thậm chí đăng ký thương hiệu Squid Game tại Mỹ từ ngày 29/09/2021, tức là chỉ sau 12 ngày kể từ khi phim phát sóng lần đầu tiên và trước chính chủ hẳn chục ngày.

Nhiều bài học, bao gồm cả sự việc tranh chấp lần này của Phở Thìn 13 Lò Đúc, cho thấy những người kinh doanh tại Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ tài sản trí tuệ, thương hiệu, thay vì chỉ chú ý đến việc phát triển doanh thu, lợi nhuận.

Tin mới

Top 10 nước xem TikTok hằng ngày nhiều nhất thế giới: Việt Nam đứng hạng mấy?
3 giờ trước
HHT - Một thống kê mới đã đưa ra danh sách những nước xem nhiều video TikTok mỗi ngày nhất, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ nhất trong số các nước châu Á.
Tại sao iPhone vẫn chạy tốt sau khi rơi từ trên máy bay xuống nhưng hỏng ngay khi bạn chỉ lỡ tay làm rơi?
2 giờ trước
Bị rơi từ độ cao 5.000m xuống đất, chiếc iPhone 14 Pro Max không hề hấn gì. Nhưng nhiều người chỉ lỡ làm rơi điện thoại từ trên bàn xuống thôi mà máy đã hỏng luôn.
Hãng xe điện khổng lồ BYD dường như đang cố gắng sản xuất một mẫu siêu xe điện 'đến từ tương lai'
2 giờ trước
Hãng xe điện khổng lồ BYD của Trung Quốc vừa cho ra mắt một mẫu siêu xe concept thông qua thương hiệu cao cấp Fang Cheng Bao – Super 9 không có mui, chỉ có kính chắn gió và cửa cắt kéo quyến rũ – và dường như nó đang được đưa vào sản xuất.
Bộ Công Thương nói gì về điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng khi bán lên lưới?
53 phút trước
Điện mặt trời mái nhà 0 đồng và không được thanh toán là bởi nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.
Thực hư thông tin nữ du khách nước ngoài bị "chặt chém" 3 quả dứa giá 500.000 đồng
9 phút trước
UBND phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) đã giao Công an phường tiếp tục xác minh làm rõ người phụ nữ bán hàng rong để làm rõ vi phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.