Từng giữ vị trí cao ở PNJ, Alphabooks, Saigon Gas, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh vẫn quyết định khởi nghiệp Saigon Books ở tuổi U50 và đây là cái kết

19/02/2019 11:35
“22 năm điều hành kinh doanh, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn và niêm yết, tôi nghĩ mình đã tích lũy đủ kinh nghiệm, kiến thức, mối quan hệ và một phần tài chính để khởi nghiệp. Vậy mà tôi gặp rất nhiều khó khăn, chật vật, thậm chí đứng trước bờ vực khủng hoảng khi điều hành một doanh nghiệp nhỏ do mình khởi nghiệp”.

Đây đều là những lời tâm sự từ tận đáy lòng của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Văn hóa Sách Sài Gòn (Saigon Books). Theo đó, trước khi bước chân vào con đường khởi nghiệp của ngành sách, ông Quỳnh đã có bề dày kinh nghiệm trên thương trường khi nắm giữ một loạt vị trí lãnh đạo cấp cao tại các công ty lớn.

Chủ tịch khởi nghiệp ở tuổi U50

Ông kể giai đoạn 2005, ông có cơ hội mua cổ phần và điều hành trực tiếp Saigon Gas. Sau 2 năm quản lý kinh doanh, đưa Saigon Gas từ vị thế khó khăn lên top các thương hiệu gas hàng đầu Việt Nam, ông đã bán 20% cổ phần tại đây và thu về hơn 1 triệu USD.

"Tôi được đánh giá là người điều hành kinh doanh gas giỏi nhất thị trường vào thời điểm đó. Năm đó tôi 35 tuổi", cựu lãnh đạo Saigon Gas, nay là ông chủ Saigon Books hồi tưởng lại trong chương trình CEO - Chìa khóa thành công phát sóng gần đây.

Rời Saigon Gas, ông Quỳnh về làm Phó tổng giám đốc công ty vàng bạc Phú Nhuận PNJ trong 5 năm, sau đó là Tổng giám đốc Alphabooks. Thời gian làm tổng giám đốc Alphabooks chính là thời gian ông nhận ra mối "lương duyên" của mình với ngành sách.

"Tôi cảm thấy rất hào hứng, và giàu năng lượng. Vấn đề tác giả, tác quyền, hoạt động xuất bản, kinh doanh, bán sách,...đều tạo cho tôi cảm hứng đặc biệt. Đầu năm 2016 tôi rời Alphabooks, và tháng 6/2016, Saigon Books ra đời khi tôi bước vào tuổi 44", ông Quỳnh tóm tắt ngắn gọn về hành trình khởi nghiệp của mình.

Với kiến thức, kinh nghiệm sẵn có, cộng thêm các mối quan hệ và khả năng tài chính ổn định sau bao năm kinh doanh thành công, ông chủ Saigon Books khi ấy hoàn toàn tin tưởng vào startup của mình, thậm chí đã từng nghĩ đến viễn cảnh Saigon Books sẽ vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành xuất bản ở Việt Nam.

Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính.

Bước vào năm 2018, Saigon Books bắt đầu đối mặt với khủng hoảng. Nguồn vốn cạn kiệt khiến công ty phải vay thêm từ ngân hàng, trong khi đó sách bán chậm và tồn kho, lợi nhuận không thấy đâu, công ty bắt đầu thua lỗ.

"Tiền bán sách phải sau 3-6 tháng mới về đến công ty. Tiền vốn khó khăn. Nhân viên chán nản, nhiều người đã xin nghỉ việc. Kế hoạch xuất bản ngày càng trì trệ. Tôi đã hết sức hoang mang. Công ty phá sản không chỉ là vấn đề tài chính mà đó còn là uy tín tôi gây dựng trong hơn 20 năm qua".

"Trước mắt tôi là những thứ mà tôi chưa phải đối mặt bao giờ. ‘Mình sẽ thất bại ư?’, tôi thấy sợ hãi thật sự khi nghĩ như vậy", chủ tịch Saigon Books nhớ lại

Từng giữ vị trí cao ở PNJ, Alphabooks, Saigon Gas, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh vẫn quyết định khởi nghiệp Saigon Books ở tuổi U50 và đây là cái kết - Ảnh 1.

Ảnh: Saigoneer.

Và đây là cái kết

Trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn, nỗi sợ hãi thất bại bao phủ trên đầu nhưng ông Nguyễn Tuấn Quỳnh vẫn tự nhủ với bản thân phải gắng tiến lên chứ không thể lùi bước. Ông bình tâm rà soát, phân tích toàn bộ quy trình kinh doanh của công ty, từ đó tìm ra được mấu chốt của vấn đề.

"Tôi nhận ra mình đã quá tự tin, thành ra ôm đồm và độc tài khi tự mình quyết định tất cả mọi thứ: Từ chọn đầu sách, phát hành đến các khâu còn lại. Thậm chí các chi phí như tiền bản quyền, tiền lương, in ấn, chiết khấu nhà phân phối tôi đều ứng trước mà không cần biết rằng sách này có bán chạy hay không".

"Tôi đã quen làm việc ở công ty lớn có bộ máy và các bộ phận chuyên trách với các quy trình rõ ràng nên ở công ty mới khởi nghiệp của mình, tôi cũng có đầy đủ ban, bệ bộ máy. Nhưng tôi vẫn ôm đồm làm tất cả các khâu từ bán hàng đến chiến lược rồi tiếp thị, sản xuất. Tôi tự tin nên đã bỏ qua nhiều điều".

Nhận thức rõ vấn đề, chủ tịch Saigon Books bắt đầu viết lại kế hoạch quản trị của công ty theo hướng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.

Ông quyết định không ôm đồm tất cả mọi thứ mà mời riêng một CEO chuyên nghiệp về điều hành công ty, sau đó đẩy mạnh truyền thông, markeing. Thay vì một mình đưa ra quyết định, ông cũng thành lập hội đồng quản trị và các ban chuyên môn. Tất cả lộ trình, đường hướng của Saigon Books đều được đưa ra để các thành viên cùng đánh giá, lựa chọn những giải pháp tối ưu nhất.

Với vấn đề nhân sự, công ty bắt đầu xây dựng các chỉ tiêu KPI rõ ràng. Một mặt, ông yêu cầu đội ngũ nâng cao tính chủ động, tăng cường trách nhiệm làm việc; mặt khác sẵn sàng loại bỏ các vị trí không hiệu quả hoặc dư thừa.

Những nỗ lực này cuối cùng đã mang lại thành quả.

Sau 3 tháng, dòng tiền Saigon Books trở nên ổn định. Các hoạt động của công ty, từ quy trình bản quyền, dịch thuật, biên tập, in ấn, marketing, bán hàng đều được hoàn thiện và đi vào nề nếp. Doanh thu không còn âm. Công ty mở rộng hệ thống phân phối, ngoài kênh bán hàng trực tiếp còn phân phối sách trên một số kênh online như Tiki, Fahasa.

Tính đến hết 2018, Saigon Books đạt mục tiêu hòa vốn. Từ 2019 trở đi, startup này dự kiến doanh thu trên 40 tỷ đồng/năm và sẽ có lãi. Ông Quỳnh thậm chí còn tiết lộ trong thời gian sắp tới, quy mô của Saigon Book sẽ lớn hơn hiện nay rất nhiều, vì họ đang có dự định M&A và đã có thêm những cộng sự mới.

"Tôi rất tin vào tương lai công ty, tuy nhiên phải nói rằng nếu không có những ngày tháng trải nghiệm trên thì tôi có rất nhiều ngộ nhận về bản thân mình. Tôi cảm thấy là tôi may mắn vì tôi gặp nhiều khó khăn trở ngại trong thời gian đầu khởi nghiệp nhưng tôi kịp nhận ra. Vậy nên những gì chưa hoàn thiện mới không đánh gục được tôi và vẫn còn cơ hội để trở lại", ông Quỳnh thẳng thắn nhìn nhận.

Nhắn gửi tới những người đang khởi nghiệp, chủ tịch Saigon Books cho rằng trong quá trình vận hành bộ máy, người đứng đầu cần phải hiểu rõ bản thân mình, phải nhận ra mình có những điểm yếu nào. Nếu điểm yếu đó gây ảnh hưởng xấu đến công ty trong khi bản thân lãnh đạo lại không thể thay đổi được thì hãy chọn người có thể hỗ trợ phù hợp trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.

Tin mới

Nắng nóng gay gắt, cảnh báo khẩn vì tiêu thụ điện tăng kỷ lục
11 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục, đạt xấp xỉ 1 tỷ kWh/ngày.
Giá dầu trung bình năm nay ra sao? World Bank tung dự báo khiến nhiều quốc gia nhập khẩu thở phào
25 phút trước
Nếu dự báo của WB trở thành hiện thức, các nước nhập khẩu dầu mỏ sẽ vui mừng thở phào.
Toyota Land Cruiser Prado 2024 được đăng ký thêm loạt bộ phận tại Việt Nam, có thể sắp ra mắt với giá tạm tính khoảng 3 tỷ
2 giờ trước
Toyota Land Cruiser Prado thế hệ mới có thể coi là không liên quan chút nào tới đời cũ, với khung gầm và thiết kế khác biệt hoàn toàn.
Tổng Giám đốc VPBank: Kế hoạch lợi nhuận "rất thách thức" 23.165 tỷ đồng, hiện diện thương hiệu tại Nhật Bản
2 giờ trước
Sáng ngày 29/04, Ngân hàng TMCP Việt Nam – Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024.
Đường vành đai nghìn tỷ ở Cần Thơ "vướng đủ thứ" sau hơn 17 tháng khởi công
3 giờ trước
Sau hơn 17 tháng khởi công, dự án đường vành đai phía Tây TP.Cần Thơ gặp phải một số khó khăn. Có 3 gói thầu xây lắp chưa được triển khai, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, thiếu cát đắp nền, nền tái định cư cho các hộ dân chưa đủ điều kiện để bàn giao,...

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.