Tương lai Lazada sẽ ra sao khi 'túi tiền' Alibaba gặp khó khăn tứ bề?

29/05/2021 13:34
Alibaba đang khó khăn, liệu có thể 'gồng' lỗ cùng Lazada khi khoảng cách với Shopee ngày một xa?

Tuần vừa qua, Alibaba đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh trong năm tài chính tính tới cuối ngày 31/3. Dù các số liệu doanh thu, lợi nhuận đều khả quan nhưng do những đợt bán tháo cổ phiếu mạnh thời gian vừa qua khiến giá trị công ty giảm mạnh.

Cụ thể, cả năm, Alibaba vẫn đạt lợi nhuận 14 tỷ USD. Những số liệu khác cũng khá tích cực khi doanh thu tăng 41%, vượt mốc phục vụ 1 tỷ người dùng/năm lần đầu tiên trong lịch sử.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc Alibaba mới chỉ xây dựng được vị thế mạnh ở Trung Quốc – nơi chiếm 80% lượng khách hàng của họ. Trong khi đó, việc mở rộng ra quốc tế lại đang gặp nhiều khó khăn.

Trong khi những mảng kinh doanh quốc tế gồm Lazada, AliExpress và Turkish Trendyol cũng chứng kiến số lượng khách hàng tăng từ 180 lên 240 triệu người trong năm ngoái nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu chỉ đạt 42% so với mức 178,3% của Shopee.

Dường như Lazada đang vượt trội hơn AliExpress và Trendyol nhưng số liệu từng mảng kinh doanh không được công bố rõ. Chỉ có một điều rõ ràng là khoảng cách giữa Lazada và Shopee vẫn tiếp tục gia tăng trong năm vừa qua.

Đây có thể nói là nỗi đau của Alibaba bởi việc mở rộng sang Đông Nam Á là chiến lược khá tự nhiên nhưng rõ ràng họ đang chịu thua trước Shopee. Điều này càng đáng buồn hơn khi Lazada có xuất phát điểm trước, có lợi thế trước khi trở thành đơn vị dẫn đầu thị trường từ khi được Alibaba mua lại vào năm 2016.

Trong khi đó, kể từ tháng 10 năm ngoái, bản thân Alibaba đang phải trải qua giai đoạn khó khăn khi liên tục bị chính quyền Trung Quốc để mắt tới và thắt chặt các quy định.

Điều này có thể ảnh hưởng thế nào tới Lazada?

Khả năng Alibaba từ bỏ thị trường trong khu vực là điều khó xảy ra nhưng ở thời điểm hiện tại, việc đạt được mục tiêu dường như nằm ngoài tầm với của Alibaba. Trừ khi có thể tuyển được các nhà lãnh đạo mới và đầu tư mạnh hơn nữa để chiến đấu với Shopee, nếu không việc Lazada có thể thay đổi tình huống hiện tại là rất khó khăn.

Khỏi đầu là người dẫn dắt thị trường từ 5 năm trước, Lazada sau đó đã bị đánh bại bởi một startup nhỏ ở Singapore.

Hiện tại, Sea – công ty mẹ Shopee không còn là công ty non trẻ nữa mà hiện nó là gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á với vốn hóa 130 tỷ USD. Họ hiện là đơn vị có thể dễ dàng huy động hàng tỷ USD để tiếp tục mở rộng sự thành công của mình.

Tương lai Lazada sẽ ra sao khi túi tiền Alibaba gặp khó khăn tứ bề? - Ảnh 1.

Dĩ nhiên, túi tiền của Alibaba - công ty mẹ Lazada cũng không phải nhỏ. Thậm chí Alibaba còn có quy mô lớn hơn rất nhiều so với Sea – một công ty chưa hề có lãi.

Tuy nhiên, tờ Vulcanpost nhận định: "Trừ khi tiền có thể mua được thành công, nếu không khả năng Lazada có thể thắng Shopee là khá khó".

Cũng phải nhớ rằng, thương vụ mua lại Lazada với giá 2 tỷ USD vẫn là một thỏa thuận lý tưởng với Alibaba khi giá trị Lazada thời điểm này đã gấp nhiều lần số đó. Tuy nhiên, Alibaba cũng không thể chấp nhận việc là một ông lớn thương mại điện tử nhưng lại chịu thua, và đứng vị trí thứ 2 sau Shopee ở Đông Nam Á.

Mục tiêu chính của việc mua Lazada từ 5 năm trước là để đảm bảo sự thống trị của Alibaba ở cả Trung Quốc và Đông Nam Á. Vậy mà cho tới giờ, không những việc đó không xảy ra mà công ty này còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn khi càng càng nhiều các công ty thương mại điện tử mọc lên.

Liệu Lazada có phải rút lui như Uber?

Thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á vẫn đang trong cuộc chiến đốt tiền mệt mỏi dù nhu cầu tăng không ngừng.

Sea thua lỗ 1,6 tỷ USD trong năm nay, mức kỷ lục mặc dù lượng đơn hàng tăng. Lazada chắc chắn cũng không kém mặc dù Alibaba không tiết lộ con số cụ thể.

Nếu nhìn nhận, tình huống này rất giống với những gì mà lĩnh vực gọi xe đã trải qua trước đó vài năm. Thị trường khi ấy cũng đầy khó khăn và các bên đã phải đốt hàng tỷ USD tiền của nhà đầu tư trong cuộc đua trở thành người dẫn đầu.

Đến một thời điểm, một vài đơn vị phải từ bỏ và bán mảng kinh doanh của họ. Đó chính xác là những gì Uber đã làm với mảng kinh doanh tại Đông Nam Á đã làm vào năm 2018: Họ bán mình cho Grab.

Việc cứ thua lỗ hàng tỷ USD trong một thời gian dài rõ ràng không thể bền vững với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì thế tờ Vulcanpost nhận định 1 thương vụ sáp nhập trên thị trường rất có thể sẽ sớm xảy ra. Do Alibaba có lợi thế nhiều tiền hơn nên có thể họ sẽ là người tiến hành thỏa thuận.

Aliabba sẽ có 2 lựa chọn: Tiếp tục rót tiền vào Lazada trong vài năm tới với hy vọng họ sẽ vượt lên và đè bẹp Shopee. Lựa chọn số 2 là mua Shopee từ Sea và hợp nhất 2 doanh nghiệp.

Một công ty hợp nhất giữa Lazada và Shopee sẽ trở thành đơn vị không thể đánh bại tại Đông Nam Á khi cả 2 doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau từ cơ sở hạ tầng hậu cần đến chuyên môn... Sea cũng đang có vị thế tốt bởi họ đã dành chiến thắng trên thị trường vì thế họ cũng có lựa chọn tiếp tục nỗ lực đốt tiền duy trì vị thế dẫn đầu thị trường hoặc bán Shopee cho Lazada với giá cao.

Nguồn: Vulcanpost

Tin mới

‘Lada chỉ nên bán xe 300-700 triệu, doanh số 300 xe/năm là thành công’
10 giờ trước
Chuyên gia Đoàn Anh Dũng nhận định, Lada sẽ gặp nhiều khó khăn tại thị trường Việt Nam, hãng cần định giá rẻ và đặt mục tiêu khiêm tốn mới có thể thành công.
Từ 'Xe của mọi người' đến đế chế tỷ đô: Hành trình 87 năm thăng trầm của Volkswagen
10 giờ trước
Từ một giấc mơ tạo ra “chiếc xe cho mọi người” giữa nước Đức thời chiến, Volkswagen đã vươn mình trở thành đế chế ô tô toàn cầu với hành trình 87 năm đầy thăng trầm, huy hoàng và không ít scandal chấn động.
Hơn 17 tấn gạo ST25 giả bị bán ra thị trường
9 giờ trước
Sử dụng gạo rẻ tiền, Phạm Thị Ánh Tuyết cùng các đồng phạm đã đóng vào bao bì, giả Gạo ST25 Lúa - Tôm, để bán ra thị trường.
Sầu riêng Việt Nam bị Trung Quốc trả về ồ ạt: DN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo làm rõ một chuyện bất thường
9 giờ trước
Sầu riêng Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi có hàng nghìn container bị Trung Quốc trả về.
Nhiều chuỗi khác bắt đầu tham chiến mảng nạp - rút - chuyển tiền ngân hàng, Thế Giới Di Động có lo ngại?
6 giờ trước
Từ cuối năm 2024, Thế Giới Di Động đã triển khai dịch vụ nạp - rút - chuyển tiền, trở thành đơn vị tiên phong mô hình này tại Việt Nam. Hiện nay, khi nhiều chuỗi khác cũng bắt đầu gia nhập cuộc đua, dịch vụ tại Thế Giới Di Động vẫn tỏ ra nổi bật trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Buồn của thị trường ô tô lớn thứ 2 ĐNÁ: Doanh số xe điện toàn thị trường không bằng 1 mình VinFast ở Việt Nam
4 giờ trước
Doanh số xe điện tại Thái Lan trong tháng 4 chỉ đạt 6.278 xe, kém hơn 3.000 xe so với VinFast.
Nhiều tài xế công nghệ ngại mua xe điện Trung Quốc vì không có trạm sạc
1 ngày trước
Thiếu hạ tầng trạm sạc và chi phí chuyển đổi cao khiến nhiều tài xế xe công nghệ chưa mặn mà với xe điện đến từ Trung Quốc.
Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng
1 ngày trước
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng, theo Giấy phép điều chỉnh số 68/GPĐC15/KDBH.
Một quốc gia vượt Nhật Bản thành 'chủ nợ' lớn nhất thế giới - Không phải Trung Quốc, càng không phải Mỹ
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên sau 34 năm Nhật Bản bị tước mất ngôi vị này.