Tùy tiện mở thẻ ngân hàng, nhiều người mang nợ mà không hayicon

Nhiều người đồng ý mở thẻ ATM, Visa tại các ngân hàng vì tưởng rằng nếu không sử dụng, thẻ sẽ tự hủy. Thế nhưng sau đó, họ bị ngân hàng đòi nợ, liệt vào diện nợ xấu.

Nhiều người đồng ý mở thẻ ATM, Visa tại các ngân hàng vì tưởng rằng nếu không sử dụng, thẻ sẽ tự hủy. Thế nhưng sau đó, họ bị ngân hàng đòi nợ, liệt vào diện nợ xấu.

Thành con nợ vì mở thẻ

Khi được nhân viên ngân hàng mời chào mở thẻ ATM, thẻ tín dụng, không ít người gật đầu đồng ý với suy nghĩ “có mất gì đâu, cùng lắm là tốn vài chục ngàn đồng phí duy trì”. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Phản ánh đến Báo, chị M.B. (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho biết, cách đây ba năm, nhân viên ngân hàng C. đến nài nỉ chị mở thẻ tín dụng. Thấy được nhiều ưu đãi như miễn phí thường niên năm đầu, hoàn tiền khi chi tiêu nên chị B. đồng ý mở thẻ. Thời gian sau, do không sử dụng, chị B. gọi điện thoại đến tổng đài của ngân hàng, yêu cầu khóa thẻ.

“Nhân viên ngân hàng hẹn hôm sau gọi điện thoại lại cho tôi để giải quyết nhưng không thấy. Do công việc bận rộn nên tôi quên bẵng và cũng đinh ninh thẻ đã được khóa ba năm nay” - chị B. kể. 

Thế nhưng, cách đây vài ngày, chị B. nhận được cuộc gọi của một công ty thu hồi nợ, xưng là đại diện của ngân hàng C., yêu cầu chị B. thanh toán 3,7 triệu đồng tiền phí thường niên. Lúc này, chị B. mới biết, thẻ của mình vẫn “hoạt động ngầm” suốt thời gian qua.

“Phí thẻ thường niên thường được thu theo từng năm. Suốt ba năm qua, tôi không nhận được bất kỳ tin nhắn nào thông báo về phí thẻ nên cứ nghĩ thẻ đã bị khóa. Tôi cho rằng, ngân hàng này không minh bạch trong cách tính phí với khách hàng” - chị B. bức xúc. 

Tùy tiện mở thẻ ngân hàng, nhiều người mang nợ mà không hay
Nhiều người không biết rằng mình đang mắc những món nợ tại các ngân hàng do những tấm thẻ đã mở trước đó (ảnh minh họa)

Không ít khách hàng còn rơi vào nợ xấu do thiếu phí duy trì. Cách đây hai năm, anh P.T.T. (Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) được mời chào mở thẻ tín dụng miễn phí. Sau khi nhận thẻ, anh T. không dùng đến. Sau đó, anh nhận được điện thoại thông báo nợ hơn 1 triệu đồng tiền phí duy trì. Anh T. đã thanh toán khoản nợ này nhưng mới đây, anh tiếp tục nhận được thông báo từ công ty thu hồi nợ rằng mình còn 196 đồng đã quá hạn thanh toán hai năm.

“Theo quy định của các ngân hàng, khi bị nợ xấu từ nhóm 2 trở lên khách hàng sẽ không được vay vốn. Chỉ vì nợ 196 đồng mà tôi đã bị liệt vào nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trên Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC). Nếu muốn vay, tôi phải tất toán hết nợ, chờ ít nhất 5 năm để CIC xóa thông tin nợ xấu khỏi hệ thống” - anh T. nói. 

Ngoài thẻ tín dụng, hiện nay, nhiều người sở hữu ít nhất vài thẻ ATM trong ví. Mặc dù không dùng thẻ hoặc làm mất thẻ nhiều năm nhưng khách hàng vẫn trở thành con nợ của ngân hàng chỉ vì thẻ vẫn chưa đóng. “Thời sinh viên, tôi được giới thiệu mở thẻ ATM miễn phí tại Ngân hàng Đông Á. Sau này, tôi chuyển sang dùng thẻ ATM khác và quên luôn thẻ này. Mới đây, tôi nhận được cuộc gọi nợ phí thường niên 209.000 đồng. Nếu muốn hủy thẻ ATM này, tôi buộc phải đóng hết phí thường niên. Còn nếu không hủy thẻ, phí sẽ tiếp tục phát sinh thêm. Thế là bỗng dưng tôi trở thành con nợ” - một khách hàng tên Huyền kể với chúng tôi. 

Khách hàng thờ ơ, ngân hàng dễ dãi 

Ông Nguyễn Thiện Giang - Giám đốc VietABank chi nhánh TP.HCM - cho biết, về nguyên tắc, nếu thẻ chưa bị khóa và hủy thì chủ thẻ vẫn phải đóng phí thường niên. Sau khi đóng phí, nếu thiếu một đồng, vẫn bị tính nợ thông qua hệ thống quản lý nợ tự động. Do đó, người dân cần rà soát lại xem thẻ của mình đã khóa hay chưa, bằng cách liên hệ đến tổng đài ngân hàng để kiểm tra. 

Việc khách hàng “bỏ quên” thẻ còn do việc phát hành thẻ của các ngân hàng quá dễ dãi. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối quý I/2020, có 103,13 triệu thẻ đang lưu hành trên cả nước (số liệu này đã được trừ đi số thẻ “chết”). Trong khi đó, hiện chỉ có khoảng 40 triệu dân có tài khoản ngân hàng, tức là mỗi người dân đang nắm giữ khoảng 2-3 chiếc thẻ.

Việc phát hành thẻ thành công và số lượng người sử dụng không tương xứng với lượng thẻ đã phát hành là do các ngân hàng chạy theo chỉ tiêu về số lượng, cho phép nhân viên dùng đủ mọi cách để khách hàng mở thẻ.

“Tôi đã có bốn thẻ tín dụng nhưng ngày nào cũng nhận được cuộc gọi mời chào mở thêm thẻ. Vài người bạn của tôi kinh doanh tự do, không chứng minh được thu nhập để mở thẻ tín dụng thì được gợi ý nhờ ai đó đứng ra chuyển khoản đều đặn mỗi tháng 20 triệu đồng, liên tục trong ba tháng để đủ điều kiện mở thẻ. Mới đây, để thu hút khách hàng mở thẻ, các ngân hàng còn mở thêm nhiều tiện ích mới như cho phép rút tiền thẻ tín dụng qua số hotline chỉ mất 1% phí/tổng số tiền rút so với mức phí 4% rút tại cây ATM hoặc rút tiền rồi trả góp cố định theo tháng để chi tiêu” - thạc sĩ Nguyễn Anh Toàn, chuyên gia kinh tế đầu tư, nói.

Việc phát hành thẻ tín dụng dễ dãi có thể khiến khách hàng mất khả năng thanh toán, rơi vào vòng xoáy nợ nần, làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Năm 2011, nợ xấu từ thẻ tín dụng là 1.000 tỷ đồng; đến cuối năm 2012, con số này tăng lên 2.000 tỷ đồng. Vài năm trở lại đây, mặc dù số nợ xấu từ thẻ tín dụng không được công bố nhưng có ngân hàng cho biết, nợ xấu từ thẻ tín dụng gần đây tăng gấp đôi do thu nhập của chủ thẻ ngày càng giảm. 

(Theo Báo Phụ Nữ TP.HCM)

Tin mới

Lòng se điếu: Đặc sản tiền triệu có phải "lòng thường được phù phép"?
5 giờ trước
Lòng se điếu - món ăn đắt đỏ đang gây tranh cãi trên mạng xã hội, với nhiều nghi vấn về việc sử dụng hóa chất để "tạo hình"
Yamaha hạ giá loạt xe tay ga hot: Giảm nhiều nhất 16 triệu, xe ăn ít xăng bậc nhất Việt Nam cũng có mặt
4 giờ trước
Yamaha có mẫu xe tay ga ăn xăng chỉ 1,6L/100km, ít bậc nhất tại thị trường Việt Nam.
Bộ Công an thông tin diễn biến điều tra các vụ án sữa giả, thuốc giả
3 giờ trước
Theo Người phát ngôn Bộ Công an, thời gian qua, cơ quan công an điều tra, phát hiện nhiều vụ liên quan đến sữa giả, thuốc giả, trong đó có 3 vụ án chính.
Shopee bất ngờ giảm phí nhiều ngành hàng
2 giờ trước
Với nhiều ngành hàng chủ lực nằm trong nhóm ngành hàng điện tử, nhà cửa và đời sống…, Shopee duy trì mức phí cố định như cũ.
Có 2 sai lầm khi tắt điều hòa: Vừa hại máy lại còn tốn điện, điều thứ 2 ai cũng mắc phải
2 giờ trước
Việc sử dụng điều hòa theo thói quen mà không chú ý đến thiết bị không chỉ khiến máy móc nhanh hỏng mà còn khiến hóa đơn tiền điện tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
1 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.