Tỷ phú Masayoshi Son từng nói 'Nhắn tin mà không dùng emoji thì coi như vứt' và câu chuyện từ những dấu chấm phẩy kèm chữ cái đến ngành kinh doanh triệu USD

30/11/2019 19:03
Năm 2008, iPhone ra mắt tại Nhật nhưng lại không được người dùng ưa chuộng vì không bao gồm emoji. Một thời gian sau, điều đó đã thay đổi nhờ sự can thiệp của Masayoshi Son, chủ tịch tập đoàn SoftBank, đối tác của Apple tại Nhật Bản.

Emoji là các biểu tượng cảm xúc được sử dụng phổ biến trong tin nhắn điện tử và chúng đã trở thành một phần quan trọng của ngôn ngữ toàn cầu. Ban đầu, chúng chỉ là những dấu câu kèm với chữ cái đơn giản nhưng càng ngày, chúng càng được phát triển hơn thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là các nhãn dán với nhiều nhân vật và biểu tượng cảm xúc phong phú.

 Tỷ phú Masayoshi Son từng nói Nhắn tin mà không dùng emoji thì coi như vứt và câu chuyện từ những dấu chấm phẩy kèm chữ cái đến ngành kinh doanh triệu USD - Ảnh 1.

Nhãn dán đã trở nên phổ biến với người dùng smartphone ngày nay.

"Emoticon" (tập hợp các dấu chấm câu, chữ cái và số được sắp xếp để giống với khuôn mặt con người) bắt nguồn từ phương Tây trong những năm 1970 và 1980. Còn "emoji" (chữ tượng hình hay hình ảnh nhỏ có thể hiển thị bất cứ điều gì từ khuôn mặt đến các loại hoa quả, sự vật…) bắt nguồn ở Nhật Bản vào những năm 1990.

Tận dụng sự bùng nổ của smartphone, những biểu tượng này đã trở nên phổ biến nhanh chóng và giúp thay đổi cách mọi người giao tiếp với nhau trong thế kỷ 21, tạo ra một hình thức tương tác vô cùng sôi động. Ngày nay, ít ai biết rằng chúng còn là một hiện tượng trị giá nhiều triệu USD ở châu Á.

Các hình thức giao tiếp ở Nhật Bản có truyền thống là phức tạp và khá nghiêm túc. Tuy nhiên, email đã bắt đầu thoát khỏi khuôn khổ này và khuyến khích một phong cách giao tiếp mới. Đồng thời, giữa những năm 1990, máy nhắn tin mini đã trở nên vô cùng thịnh hành tại xứ sở mặt trời mọc, đặc biệt là với nữ giới.

Shigetaka Kurita, người tạo ra bộ biểu tượng cảm xúc được sử dụng rộng rãi đầu tiên chia sẻ: "Họ yêu thích biểu tượng

 Tỷ phú Masayoshi Son từng nói Nhắn tin mà không dùng emoji thì coi như vứt và câu chuyện từ những dấu chấm phẩy kèm chữ cái đến ngành kinh doanh triệu USD - Ảnh 2.

Biểu tượng mô phỏng gương mặt từ các dấu trên bàn phím.

Mặc dù vậy, emoticon khá phức tạp và tốn thời gian vì người dùng phải nhập nhiều ký tự trên bàn phím. Chính vì thế, nhà điều hành di dộng NTT Docomo đã yêu cầu Kurita giải quyết vấn đề rất "Nhật Bản": Làm thế nào để những biểu cảm này trở nên tinh tế và dễ sử dụng hơn?

Anh phát triển ý tưởng sử dụng ký hiệu hình ảnh đơn giản hoặc biểu tượng có chỉ cần một lần nhấn vào là có thể thể hiện được đầy đủ cảm xúc và thông điệp. Kurita không hề biết rằng mình đang thay đổi cách mọi người giao tiếp.

 Tỷ phú Masayoshi Son từng nói Nhắn tin mà không dùng emoji thì coi như vứt và câu chuyện từ những dấu chấm phẩy kèm chữ cái đến ngành kinh doanh triệu USD - Ảnh 3.

Anh Shigetaka Kurita.

Sau khi sáng tạo của Kurita trở nên phổ biến, các hãng khác của Nhật đã học theo và tự thiết kế emoji của riêng mình. Được thúc đẩy phần lớn bởi các cô gái trẻ, emoji đã có mặt ở khắp nơi tại quốc gia này vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, nó vẫn chưa trở thành một hiện tượng toàn cầu.

Năm 2008, iPhone ra mắt tại Nhật nhưng lại không được người dùng ưa chuộng vì không bao gồm emoji. Một thời gian sau, điều đó đã thay đổi nhờ sự can thiệp của Masayoshi Son, chủ tịch tập đoàn SoftBank, đối tác của Apple tại Nhật Bản. Son đã "thuyết phục Apple rằng nhắn tin và email mà không có emoji thì không phải là nhắn tin và email ở Nhật Bản".

Ngay sau đó, Apple đã thêm emoji cho iPhone ở thị trường Nhật Bản. Thậm chí bộ emoji ban đầu còn được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York.

 Tỷ phú Masayoshi Son từng nói Nhắn tin mà không dùng emoji thì coi như vứt và câu chuyện từ những dấu chấm phẩy kèm chữ cái đến ngành kinh doanh triệu USD - Ảnh 4.

Giáo sư Freedman chia sẻ: "Điều khiến emoji trở nên độc đáo là chúng trở nên toàn cầu hóa theo cách hoàn toàn khác. Không giống Godzilla hay Hello Kitty, emoji không thiên về công nghiệp hay thương mại mà hòa nhập vào cuộc sống của chúng ta như một phần không thể thiếu của giao tiếp hàng ngày".

Một trong những "thế lực" lớn nhất trong văn hóa emoji hiện nay là Line, ứng dụng nhắn tin được phát triển bởi Naver, công ty công cụ tìm kiếm lớn nhất Hàn Quốc. Nó đã thu hút 300 triệu người dùng trên toàn thế giới trong vòng ba năm kể từ khi ra mắt. Các biểu tượng cảm xúc và nhãn dán phong phú của Line đã chạm tới tình yêu emoji của người Nhật.

 Tỷ phú Masayoshi Son từng nói Nhắn tin mà không dùng emoji thì coi như vứt và câu chuyện từ những dấu chấm phẩy kèm chữ cái đến ngành kinh doanh triệu USD - Ảnh 5.

Takeshi Idezawa, Chủ tịch của Line Corp.

Naver cho biết Line hiện có 164 triệu người dùng Nhật Bản mỗi tháng và với thông báo gần đây rằng Line sẽ sáp nhập với Yahoo Nhật Bản (thuộc SoftBank) năm 2020, con số đó có thể sẽ tăng thêm nữa.

Động thái kiếm tiền từ nhãn dán của Line vào đầu năm 2013 là một bước ngoặt. Dù vẫn cung cấp một số miễn phí nhưng công ty bắt đầu bán các gói nhãn dán và chúng có thể được dùng như quà tặng giữa người dùng ứng dụng. Họ có thể mua chúng bằng tiền xu Line với tỷ lệ 240 yên cho 100 xu hoặc tích lũy xu bằng việc chơi trò chơi.

 Tỷ phú Masayoshi Son từng nói Nhắn tin mà không dùng emoji thì coi như vứt và câu chuyện từ những dấu chấm phẩy kèm chữ cái đến ngành kinh doanh triệu USD - Ảnh 6.

Emoji đã trở thành hiện tượng kinh doanh triệu "đô".

Người dùng có thể tự tạo nhãn dán và bán chúng trên Line. Công ty không tiết lộ số tiền mà người sáng tạo kiếm được nhưng cho biết trong sáu tháng đầu tiên khi hình thức này được áp dụng, top 10 gói nhãn dán được mua nhiều nhất có doanh thu trung bình khoảng 340.000 USD.

Bên cạnh đó, Line còn mở 150 cửa hàng bán lẻ trải rộng từ New York đến Thượng Hải, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm từ thời trang đến đồ điện tử có hình các nhân vật trong những bộ nhãn dán nổi tiếng.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
12 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
12 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
12 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
13 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
14 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.