UBTV Quốc hội đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án đường sắt

03/08/2018 07:01
Phương án sử dụng 15.000 tỷ đồng nguồn vốn dự phòng trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. 7.000 tỷ đồng sẽ được chi cho 4 dự án đường sắt, 8.000 tỷ đồng cho 10 dự án đường bộ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 556, thông qua phương án sử dụng 15.000 tỷ đồng nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 cho các dự án đường sắt và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách. 7.000 tỷ đồng sẽ được dùng để đầu 4 dự án đường sắt và 8.000 tỷ đồng cho 10 dự án đường bộ.

Trước đó, Chính phủ đã có Tờ trình số 168 ngày 10/5/2018, kiến nghị bố trí 7.000 tỷ đồng vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 cho 4 dự án quan trọng trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, bố trí 8.000 tỷ đồng nữa cho 10 dự án đường bộ quan trọng, cấp bách.

Đối với 4 dự án đường sắt, khi hoàn thành sẽ giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông đối với các cầu, hầm yếu; từng bước đồng nhất tải trọng khai thác trên toàn tuyến (từ 3,6 tấn/m lên 4,2 tấn/m); giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông; tăng năng lực thông qua từ 18 đôi tàu/ngày đêm như hiện nay lên 23-25 đôi tàu/ngày đêm; khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn tuyến tăng 1,3-1,5 lần và khối lượng vận chuyển hành khách tăng 1,5-1,6 lần; tốc độ tàu khách tăng lên bình quân trên 80Km/h, tàu hàng là 50Km/h trên trục đường sắt Bắc - Nam. 4 dự án đường sắt gồm:

(1) Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh: đề nghị bố trí 1.950 tỷ đồng để thay thế khoảng 111/522 cầu cầu yếu nhằm đảm bảo ATGT và từng bước đồng nhất tải trọng 4,2 T/m trên toàn tuyến, đồng thời kết hợp cải tạo kiến trúc tầng trên một số đoạn đường hai đầu cầu.

(2) Dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang: đề nghị bố trí 1.800 tỷ đồng để gia cố 11/22 hầm yếu để đảm bảo an toàn chạy tàu, xóa bỏ các điểm hạn chế tốc độ; đồng thời kết hợp mở mới các ga; cải tạo kiến trúc tầng trên một số đoạn; xử lý một số điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao.

(3) Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh: đề nghị bố trí 1.400 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo nền đường cũ; kéo dài đường ga, đặt thêm đường số 3 với ga chỉ có 2 đường, mở thêm một số ga mới để tăng năng lực thông qua; cải tạo các đoạn có bán kính đường cong nhỏ kết hợp xử lý đồng bộ trắc dọc, nền đường và kiến trúc tầng trên; xử lý một số điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao trên đoạn Hà Nội - Vinh.

(4) Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn: đề nghị bố trí 1.850 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo nền đường cũ; kéo dài đường ga, đặt thêm đường số 3 với ga chỉ có 2 đường, mở thêm một số ga mới để tăng năng lực thông qua; cải tạo các đoạn có bán kính đường cong nhỏ kết hợp xử lý đồng bộ trắc dọc, nền đường và kiến trúc tầng trên; xử lý một số điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao trên đoạn Nha Trang - Sài Gòn.

UBTV Quốc hội đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án đường sắt - Ảnh 1.

Nhiều đoạn đường trên Quốc lộ 25 bị hư hỏng nặng.

Đối với 10 dự án đường bộ, các dự án đều nằm trên tuyến có tính kết nối, lan tỏa vùng miền, có tác động thúc đẩy kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; kết nối các cửa khẩu quốc tế, các cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp... bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn giao thông cao, không đáp ứng được nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế xã hội; ưu tiên khu vực miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các cùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các dự án đang triển khai dở dang hoặc dự án đình hoãn theo Nghị quyết số 11 ngày 24/02/2011 của Chính phủ nhưng không thể chuyển đổi sang hình thức đầu tư BOT. 10 dự án đường bộ gồm:

(1) Đường nối quốc lộ 4C và 4D (Km238 - Km414, đèo Tây Côn Lĩnh Km339 - Km368): Kiến nghị bố trí 430 tỷ đồng để thi công hoàn thiện trong khoảng 24 km các đoạn xung yếu nhất, đang thi công dở dang để có thể khai thác tương đối hoàn chỉnh tuyến đường; còn lại 20 km điều kiện thi công có nhiều khó khăn (đoạn qua đèo Tây Côn Lĩnh) sẽ được triển khai sau, khi cân đối được nguồn vốn.

(2) Quốc lộ 3B (Km0 - Km66+600): Kiến nghị bố trí 755 tỷ đồng để hoàn thiện khoảng 18,6 km các đoạn xung yếu nhất như: hoàn thiện tuyến tránh thị trấn Yến Lạc; 34,9 km đoạn Km18+600 - Km53+500... Còn lại 9,6 km đoạn từ Km57 - Km66+600 sẽ được đầu tư sau.

(3) Tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Kiến nghị bố trí 1.397 tỷ đồng để: (1) ưu tiên bố trí vốn để đầu tư hoàn thành đưa dự án vào khai thác; (2) phần còn lại sẽ hoàn trả phần vốn 2 địa phương đã ứng vốn. Đối với phần vốn còn thiếu so với nhu cầu, trước mắt đề nghị 2 tỉnh Hà Nam và Hưng Yên ứng trước vốn để triển khai hoàn thành dự án theo cơ chế thực hiện dự án; đồng thời đề nghị bổ sung nguồn vốn để hoàn trả cho 2 Tỉnh sau.

(4) Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 24: Đề nghị bố trí 1.000 tỷ đồng để đầu tư các đoạn xung yếu nhất, gồm:

+ Đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi: Bố trí 160 tỷ đồng để đầu tư hoàn thành đoạn từ Km8+000 – Km32+000.

+ Đoạn qua tỉnh Kon Tum: Bố trí 840 tỷ đồng để triển khai các đoạn tuyến cấp bách, gồm: Đoạn qua thành phố Kon Tum từ Km156+800 - Km165 (đầu tư đoạn Km160+500 – Km163 (làn trái) và 1/2 cầu Đăk Rê (Km160+634), đoạn vuốt nối nhánh phải Km156+800 – Km157+200), Đoạn qua xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy (đầu tư các đoạn còn lại Km130-Km135 và Km137-Km139+540), Đoạn qua trung tâm huyện Kon Plông từ Km111 - Km118+250 (đầu tư đoạn từ Km111 – Km113 và cầu Nước Long Km111+222), Đoạn qua xã Pờ Ê, xã Hiếu, huyện Kon Plong từ Km82 - Km111.

(5) Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 25: Đề nghị bố trí 850 tỷ đồng để đầu tư các đoạn xung yếu nhất, như: một số đoạn qua thành phố, thị trấn đông dân cư thuộc tỉnh Phú Yên, Gia Lai; triển khai một số đoạn dở dang trong lý trình Km21+600 - Km99+432 và Km113 - Km123; sửa chữa sụt trượt đoạn từ cầu Lệ Bắc - Đèo Tô Na để đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình khai thác; đầu tư đoạn nối thị xã Ayun Pa đến thị trấn Phú Thiện... 

(6) Quốc lộ 27 đoạn tránh Liên Khương: Kiến nghị bố trí 193 tỷ đồng để hoàn thành dứt điểm, sớm đưa dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, tránh lãng phí phần vốn đã đầu tư (số vốn còn thiếu theo TMĐT dự án cập nhật lại tại thời điểm hiện tại do Dự án đã phê duyệt từ năm 2008). 

(7) Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn, tỉnh Trà Vinh: Kiến nghị bố trí 800 tỷ đồng để đầu tư trước đoạn Trà Vinh - Long Toàn. Đoạn tuyến tránh sẽ được đầu tư sau, khi cân đối được nguồn vốn.

(8) Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 57 đoạn từ bến phà Đình Khao đến thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long: Kiến nghị bố trí 875 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án.

(9) Cải tạo, nâng cấp mặt đường tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp: Kiến nghị bố trí 900 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp phần mặt đường và một số công trình trên tuyến nhằm đảm bảo an toàn giao thông, êm thuận, thông suốt.

(10) Nâng cấp quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp: Kiến nghị bố trí 800 tỷ đồng để đầu tư hoàn thiện đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự. Riêng phần tuyến tránh Cao Lãnh sẽ triển khai khi cân đối được nguồn vốn. 

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
5 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
5 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
5 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
3 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
15 phút trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.

Tin cùng chuyên mục

Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
16 giờ trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
17 giờ trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.
Kem 3D bán 1.000 chiếc/ngày “siêu hot” tại TP.HCM: Khách Tây ngỡ ngàng vì quá giống thật, người trẻ đổ xô check-in dịp 30/4
17 giờ trước
Những que kem 3D mô phỏng Dinh Độc Lập, xe tăng, biểu trưng 50 năm thống nhất đất nước đang thu hút sự quan tâm của người dân và du khách tại TP.HCM.
VinFast - Biểu tượng cho khát vọng lớn của nền công nghiệp Việt Nam sau 50 năm thống nhất
21 giờ trước
Theo PSG.TS Trần Đình Thiên, VinFast là minh chứng rõ ràng nhất cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, đúng như yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0. Đây là doanh nghiệp không chấp nhận giới hạn, thể hiện khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam.