Ứng viên nặng ký chi 9 tỷ USD mua Manchester United: Sở hữu Ngân hàng Quốc gia Dubai, hàng không Emirates, DN dầu khí Quốc gia Emirates…

04/12/2022 09:11
ICD có tuổi đời khá non trẻ khi được thành lập từ năm 2006 và đang tăng mức phủ sóng của mình lên toàn cầu để thoát khỏi sự phụ thuộc vào ngành dầu mỏ.

Những ngày gần đây, bên cạnh World Cup 2022 đang diễn ra vô cùng sôi động thì việc Manchester United (MU), câu lạc bộ bóng đá thuộc vào loại hàng đầu nước Anh được gia đình Glazer rao bán cũng rất được quan tâm. Với bề dày lịch sử và thành tích của mình, đặc biệt dưới thời Sir Alex Ferguson, cái giá mà nhà Glazer đưa ra cho MU là không hề rẻ - lên tới khoảng 9 tỷ USD.

Do đó, ông chủ mới của MU sẽ phải là một cá nhân hoặc tập đoàn vô cùng giàu có. Một trong những ứng viên nặng ký muốn mua lại câu lạc bộ này là quỹ Đầu tư Quốc gia của Dubai (Investment Corporation of Dubai - ICD) với tổng tài sản nắm giữ được ước tính lên tới 300 tỷ USD.

ICD có tuổi đời khá non trẻ khi được thành lập từ năm 2006 bởi Thủ tướng đương thời của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Chỉ trong hơn 10 năm, ICD đã nhanh chóng vươn lên để trở thành một trong những quỹ nhà nước hàng đầu thế giới, quản lý một danh mục tài sản lớn cả trong nước và thế giới.

Ở thời điểm hiện tại, quỹ đang sở hữu danh mục đầu tư bao gồm 61 công ty, trải dài tại 87 quốc gia trên toàn cầu. Tính tới hết năm 2021, quỹ đang quản lý số tài sản lên tới 1.101 tỷ AED (tương đường hơn 300 tỷ USD), với doanh thu đạt 169 tỷ AED (khoảng 45 tỷ USD) cùng lợi nhuận trên 10 tỷ AED (khoảng 2,7 tỷ USD) – những con số hết sức ấn tượng.

Ứng viên nặng ký chi 9 tỷ USD mua Manchester United: Sở hữu Ngân hàng Quốc gia Dubai, hàng không Emirates, DN dầu khí Quốc gia Emirates… - Ảnh 1.
Ứng viên nặng ký chi 9 tỷ USD mua Manchester United: Sở hữu Ngân hàng Quốc gia Dubai, hàng không Emirates, DN dầu khí Quốc gia Emirates… - Ảnh 2.

Những con số tương đối ấn tượng của ICD trong những năm qua (Ảnh: ICD)

Sự phát triển mạnh mẽ có ICD được hỗ trợ rất nhiều từ chính phủ Dubai, khi họ nhận được số lượng lớn cổ phần tại hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh chỉ 1 năm sau khi thành lập, có thể kể tới Ngân hàng Quốc gia Dubai, hãng hàng không Emirates, công ty dầu khí Quốc gia Emirates…

Nhờ có nền tảng vững chắc như vậy trong nước mà ICD đã mạnh tay đầu tư vào nhiều lĩnh vực và các quốc gia khác. Ở thời điểm cuối năm 2021, công ty chủ yếu đầu tư vào 3 mảng chính là Ngân hàng – Hàng không – Dầu khí, trong đó Ngân hàng là mảng đầu tư được phân bổ nhiều nhất của quỹ, chiếm 65% tổng tài sản quản lý.

Các ngân hàng thuộc sự quản lý của ICD đều là các đều thuộc loại lớn nhất tại UAE cùng với quỹ trái phiếu quốc gia. Đối với ngành này, họ vẫn chưa đầu tư ra ngoài biên giới của quốc gia. Ngành hàng không cũng là một trong những lĩnh vực trọng điểm của ICD mà chủ đạo là Emirates – công ty từng tài trợ cho rất nhiều đội bóng lớn tại châu Âu như Real Madrid, Arsenal…

Bên cạnh đó, mặc dù chỉ chiếm có 4% tổng tài sản đầu tư, song ngành dầu khí đem lại tới 26% tổng doanh thu cho quỹ. Đây cũng là điều dễ hiểu, nhất là đối với các quốc gia Trung Đông, mặc dù đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào ngành dầu mỏ, song ở thời điểm hiện tại, đây vẫn là mảng đầu tư đem lại lợi nhuận rất lớn cho họ.

Ứng viên nặng ký chi 9 tỷ USD mua Manchester United: Sở hữu Ngân hàng Quốc gia Dubai, hàng không Emirates, DN dầu khí Quốc gia Emirates… - Ảnh 3.

Các mảng kinh doanh chính của ICD (Ảnh: ICD)

Bên cạnh các ngành chủ đạo, ICD cũng đầu tư vào mảng khách sạn (Kerzner), du thuyền và bất động sản (Porto Montenegro), xây dựng (Ssangyong Engineering & Construction)… Đây đều là các thương vụ đầu tư ra nước ngoài nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư của quỹ, đồng thời cũng mở rộng tầm ảnh hưởng của ICD ra ngoài biên giới của Dubai.

Trong tương lai, mục tiêu của quỹ vẫn là tiếp tục mở rộng đầu tư sang nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh doanh dầu mỏ - vốn được đánh giá là sẽ thoái trào trong tương lai.

Ứng viên nặng ký chi 9 tỷ USD mua Manchester United: Sở hữu Ngân hàng Quốc gia Dubai, hàng không Emirates, DN dầu khí Quốc gia Emirates… - Ảnh 4.

ICD đang tăng mức phủ sóng của mình lên toàn cầu và thoát khỏi sự phụ thuộc vào ngành dầu mỏ (Ảnh: ICD)

Hiện nay, việc các ông chủ tại khu vực Arab sở hữu một đội bóng Anh không còn là điều gì quá mới mẻ. Lần lượt các câu lạc bộ Manchester City – hàng xóm của Manchester United và Newcastle United đều thuộc sở hữu của các quỹ đầu tư nhà nước lớn nhất khu vực Trung Đông.

Chính vì lẽ đó mà việc MU được nhà Glazer rao bán nhận được sự quan tâm rất lớn tới từ nhiều nhà đầu tư, trong đó có ICD, mặc dù cái giá phải trả có thể nói là không hề rẻ.

Tuy nhiên tài chính không phải là vấn đề đối với quỹ đầu tư này, và có thể việc chuyển giao quyền lực tại MU sẽ được diễn ra sớm nếu các ông chủ Arab mong muốn. Nếu điều này thực sự xảy ra, người hâm mộ của Quỷ đỏ hy vọng đội bóng sẽ quay lại thời kỳ hoàng kim với túi tiền khổng lồ của các ông chủ mới, dù thực tế họ vẫn là một trong những câu lạc bộ chịu chi nhất ở giải Ngoại hạng Anh những năm gần đây. Nhìn vào sự lột xác của Manchester City và Newcastle, sự kỳ vọng này của người hâm mộ MU là rất có cơ sở; mặc dù vậy, tất cả vẫn đang chỉ dừng ở mức tin đồn.

Ứng viên nặng ký chi 9 tỷ USD mua Manchester United: Sở hữu Ngân hàng Quốc gia Dubai, hàng không Emirates, DN dầu khí Quốc gia Emirates… - Ảnh 5.

MU được cho là một mục tiêu đầu tư của quỹ ICD (Ảnh: Casey Fitzgerald – Lovin.Co)

Có thể thấy, mặc dù được thành lập chưa lâu, song ICD dưới sự hậu thuẫn của chính phủ UAE và Dubai đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhất là ở trong nước và đang mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới. Việc sở hữu Manchester United – một trong những câu lạc bộ có đông người hâm mộ nhất trên thế giới sẽ là bước đệm để hình ảnh của quỹ ngày càng nổi bật hơn trên thế giới. Với việc người hâm mộ của MU mong chờ vào một sự đổi mới khi mà họ đã chán ngấy nhà Glazer, ICD được cho là sẽ giúp MU trở lại thời kỳ hoàng kim với một túi tiền không đáy, nếu họ trở thành ông chủ mới của câu lạc bộ này.

Tin mới

Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
10 giờ trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ổn định. Vụ Hè Thu ở khu vực này đã đến nhưng sản lượng chưa cao. Trong khi nhu cầu gạo vẫn lớn đẩy giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng nhẹ.
Doanh nhân Hải Phòng tiếp tục mang Porsche 911 Dakar 'phượt' Trung Quốc: Hành trình gần 11.000km, không kế hoạch, hết visa thì về
9 giờ trước
Sau khi kết thúc chuyến "phượt" lần thứ 2 này, đồng hồ công tơ mét của chiếc xe Porsche 911 Dakar sẽ cán mốc 50.000 km, dù mua xe chưa đầy 1 năm.
‘Hyundai, Kia cần đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam để tránh phụ thuộc Trung Quốc và bị Mỹ áp thuế nặng’
8 giờ trước
Hyundai-Kia đang tìm cách mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc như một biện pháp phòng ngừa quy định mới có thể được chính phủ thông qua. Đáng chú ý, cái tên Việt Nam cũng được nhắc đến.
Quả dừa Việt Nam có nhiều tiềm năng xâm nhập thị trường Philippines
7 giờ trước
Philippines có tổng số 167 nhà máy chế biến các sản phẩm từ quả dừa, tuy nhiên, do thiếu nguồn nguyên liệu nên sản xuất hàng năm chỉ đạt khoảng 50% công suất.
Không cần bằng lái, đây là những mẫu xe tay ga giá rẻ, sành điệu và cá tính nhất hiện nay
6 giờ trước
Nhờ thiết kế trẻ trung, năng động, những mẫu xe này được lòng rất nhiều chị em và các bạn trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.