USD, vàng, Bitcoin đồng loạt giảm mạnh, thị trường theo dõi đàm phán hòa bình Ukraine-Nga

15/03/2022 03:55
USD quay đầu giảm sau những thông tin về việc Nga và Ukraine sẵn sàng thực hiện các cuộc đàm phán hòa bình, trong bối cảnh các nhà đầu tư chú ý theo dõi các cuộc họp của các ngân hàng trung ương lớn trong tuần này để kịp thời điều chỉnh mức độ đầu tư. Giá vàng và Bitcoin cũng lao dốc trong phiên vừa qua.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ - kết thúc ngày 14/3 theo giờ Việt Nam giảm 0,43% so với phiên liền trước, xuống 98,7, lùi dần khỏi mức cao nhất gần 2 năm đạt tới vào tuần trước, là 99,415.

Đồng bảng Anh lúc kết thúc ngày 14/3 theo giờ Việt Nam tăng 0,12% so với USD khi Ngân hàng Anh dự kiến sẽ nâng lãi suất lên 0,75% vào thứ Năm (17/3), lần tăng thứ 3 liên tiếp, khi ngân hàng này muốn ngăn chặn lạm phát đang tăng quá nhanh do cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Trong phiên vừa qua, bảng Anh biến động rất mạnh, có thời điểm xuống thấp nhất 16 tháng so với USD, là 1,3013 USD, bởi không chỉ ngân hàng trung ương Anh được dự kiến sẽ tăng lãi suất, mà cơ quan đồng cấp của Mỹ dự báo cũng sẽ có hành động tương tự.

Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến địa chính trị thay đổi rất nhanh, kinh tế Trung Quốc có nguy cơ gặp khó khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt buộc nước này phải gia tăng biện pháp phong tỏa, và chưa chắc chắn về quyết định của các ngân hàng trung ương, nhiều nhà đầu tư vẫn tìm tới đồng USD.

Đồng USD lúc kết thúc ngày 14/3 theo giờ Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm so với yen Nhật Bản, là 117,94 JPY (tăng 0,56%) , chủ yếu do các nhà đầu tư đặt cược rằng về các cược rằng Ngân hàng Nhật Bản, sẽ họp vào thứ Sáu (18/3), sẽ duy trì lập trường ‘bồ câu’ mặc dù áp lực lạm phát tăng.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp kết thúc vào thứ Tư (16/3), với 99% khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Tuần trước, Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, đã phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay để ngăn chặn lạm phát.

Đô la Australia giảm 0,6% trong phiên vừa qua do giá hàng hóa giảm, trong khi đồng đô la New Zealand đã giảm 0,2%.

Rúp Nga tăng trong phiên vừa qua sau khi Ukraine bày tỏ mong muốn đàm phán hòa bình với Nga. Theo đó, rúp kết thúc phiên tăng 1% so với USD, lên 113 RUB. Các đây một tuần, tỷ lệ này là 150, mức thấp kỷ lục.

Các biện pháp phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus Covid-19 đã khiến tỷ giá nhân dân tệ quốc tế giảm mạnh xuống mức thấp nhất hơn 1 tháng vo với USD, là 6,382 CNH. Trên thị trường trong nước, CNY kết thúc ngày 14/3 ở mức 6,3519 CNY/USD, giảm 119 pip so với phiên liền trước.

Các thương nhân cho biết các nhà đầu tư cũng lo ngại về việc giá trị của đồng nhân dân tệ tăng quá nhanh so với các đối tác chủ chốt của Trung Quốc, khi chỉ số CFETS – so sánh nhân dân tệ với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – tuần trước vọt lên mức cao nhất mọi thời đại, buộc ngân hàng trung ương nước này phải hạ tỷ giá tham chiếu trong những phiên gần đây.

Trung Quốc thông báo số ca nhiễm Covid-19 ở nước này từ đầu năm đến nay nhiều hơn cả năm 2021, do biến thể Omicron đang lây lan rất nhanh kể từ sau khi bùng phát ở nhiều nơi, từ Thượng Hải đến Thâm Quyến. Số ca nhiễm virus mỗi ngày ở Trung Quốc hiện cao nhất trong vòng 2 năm.

Các tiền tệ châu Á khác hầu hết giảm trong phiên này khi các nhà đầu tư chuẩn bị tâm lý cho việc lãi suất của Mỹ và Anh sắp tăng vọt.

Peso Philippines giảm 0,2% xuống mức thấp nhất gần 3 năm so với USD, baht Thái mất 0,5% do triển vọng ngành du lịch lại u ám do Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc – nước chiếm phần lớn số lượng du khách quốc tế vào Thái Lan.

Nhiều tiền tệ khác trong khu vực cũng tiếp tục chịu áp lực khi giá dầu vượt mức 100 USD/thùng, dù đã giảm khỏi mức đỉnh cao 140 USD.

"Với giá dầu Brent 112 USD, khu vực ASEAN vẫn đang chật vật. Những dấu hiệu của sự ‘đau khổ’ thể hiện rõ ở sự tốn kém về tài chính", các nhà phân tích của Ngân hàng Mizuho cho biết, và thêm rằng một số quốc gia trong khu vực có thể sẽ phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng để giảm bớt gánh nặng về giá nhiên liệu. Đồng rupiah mất 0,2% ở phiên vừa qua, trong khi đồng rupee tăng 0,1%.

USD, vàng, Bitcoin đồng loạt giảm, thị trường theo dõi đàm phán hòa bình Ukraine-Nga - Ảnh 1.

Tỷ giá tiền tệ châu Á.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin trải qua một phiên biến động mạnh, nỗ lực để duy trì ngưỡng trên 40.000 USD nhưng không thành công và rơi xuống mức thấp nhất 16 tháng so với USD trước khi ngân hàng trung ương Anh và Mỹ họp trong tuần này.

Bitcoin lúc kết thúc ngày 14/3 theo giờ Việt Nam ở mức 38.765 USD, trong phiên có lúc về sát 37,500 USD.

USD, vàng, Bitcoin đồng loạt giảm, thị trường theo dõi đàm phán hòa bình Ukraine-Nga - Ảnh 2.

Diễn biến giá Bitcoin ngày 14/3

Giá vàng giảm mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn giảm bớt khi giới đầu tư kỳ vọng vào cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Những nhà đầu cơ vàng ngắn hạn – khi xảy ra chiến tranh – bán kiếm lời cũng khiến giá giảm xuống.

Giá vàng giao ngay kết thúc ngày 14/3 theo giờ Việt Nam giảm 1,5% xuống 1.954,96 USD, vàng kỳ hạn tháng 4 cũng giảm 1,3% xuống 1.959,00 USD. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt càng gây áp lực lên giá vàng.

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

https://cafef.vn/usd-vang-bitcoin-dong-loat-giam-manh-thi-truong-theo-doi-dam-phan-hoa-binh-ukraine-nga-20220315003624256.chn

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.