Vì sao công ty Trung Quốc ráo riết IPO hút vốn ngoại năm 2018?

26/12/2018 15:25
Bất chấp số tiền huy động và giá trị vốn hóa thấp hơn, nhiều công ty Trung Quốc vẫn đẩy nhanh kế hoạch IPO tại các thị trường khác, đặc biệt là Mỹ và Hồng Kông...

Công ty của Vivien Han vừa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại New York (Mỹ) vào hè năm 2018, nhận được chú ý lớn của truyền thông Trung Quốc và được xem là ngôi sao đang lên sau khi khai thác thành công thị trường tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post.

Tuy nhiên, Han cùng các đồng nghiệp không coi thương vụ IPO này là một thành công. "Chúng tôi đã phải giảm số tiền huy động xuống một nửa... Tâm lý thị trường không phải ở trạng thái tốt nhất. Chúng tôi đã đề nghị sếp đợi tới thời điểm tốt hơn", Han cho biết. Tuy nhiên, người sáng lập công ty vẫn kiên quyết thực hiện IPO, bất chấp số tiền huy động được ít hơn. 

Công ty này đã lên sàn giao dịch chứng khoán New York và huy động được chưa đầy 100 triệu USD. 

"Sếp nói rằng điều quan trọng nhất với chúng tôi là 'ra khỏi' (thị trường đại chúng) Trung Quốc sớm nhất có thể, vì chúng tôi không biết nền kinh tế có thể diễn biến xấu thế nào trong năm tới", Han cho biết thêm.

Công ty của Han không phải là doanh nghiệp Trung Quốc duy nhất làm như vậy. Trong năm 2018, các công ty của nước này đã ráo riết IPO ở các thị trường vốn ngoại, bất chấp giá trị vốn hóa và số vốn huy động được ít hơn. Lo ngại về tăng trưởng kinh tế giảm tốc, áp lực gia tăng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những chính sách thắt chặt quản lý của chính phủ Bắc Kinh, nhiều doanh nhân Trung Quốc chạy đua thời gian để IPO ở nước ngoài, từ đó đa dạng hóa tài sản cũng như rủi ro. 

"Một số công ty đã đẩy nhanh kế hoạch IPO, bất chấp cảnh báo của nhà đầu tư và giá trị vốn hóa thấp hơn. Đây là quyết định đánh cược có lý của lãnh đạo các doanh nghiệp, thà nắm lấy cơ hội hiện tại còn hơn chấp nhận rủi ro của suy giảm kinh tế Trung Quốc trong năm 2019", Brock Silvers, giám đốc điều hành của hãng tư vấn đầu tư Singapore Kaiyuan Capital, cho biết.

"Và với nhiều công ty, số tiền huy động không phải là mục tiêu duy nhất khi IPO. Nhiều thương vụ IPO gần đây đã mang lại những khoản thưởng không giới hạn cho các CEO, và những công ty mới niêm yết có thể tiếp cận với nhiều nguồn cho vay nợ", Brock nói thêm.

Trong năm 2018, nhiều công ty đã hạ mục tiêu huy động vốn khi IPO tại Hồng Kông. Babytree, công ty được đầu tư bởi Alibaba Group Holding, đã giảm tới 70% mục tiêu huy động trong IPO tại Hồng Kông vào cuối tháng 11. Trong tháng 12, Fosun Tourism Group, chủ sở hữu của nhà quản lý nghỉ dưỡng Club Med, cũng hạ 50% mục tiêu. 

Mogu, startup được Tencent đầu tư, chuyên bán thời trang và mỹ phẩm trực tuyến, đã giảm hơn một nửa quy mô IPO của mình xuống còn 87,4 triệu USD, chấp nhận giảm 1/3 giá trị công ty trong thương vụ IPO tại Mỹ vào cuối tháng trước.

Theo một khảo sát mới đây của Deloitte, 82% các giám đốc tài chính (CFO) của các công ty tại Trung Quốc đại lục và Hồng Kông tỏ ra kém lạc quan hơn về triển vọng kinh tế so với 6 tháng trước. Con số này tăng 52 điểm phần trăm so với khảo sát tương tự được thực hiện vào quý trước. Khảo sát này được thực hiện với sự tham gia của 108 CFO từ các công ty chưa niêm yết, công ty nhà nước và nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc và Hồng Kông. 

Ngoài ra, 74% CFO nhận định áp lực lên đồng Nhân dân tệ có thể sẽ còn tiếp diễn và giảm mạnh so với đồng USD trong năm tới. Đồng nội tệ của Trung Quốc đã giảm 5,7% so với đồng USD trong năm 2018, một phần bởi các nhà đầu tư chuyển hướng vào những tài sản tính bằng USD mang lại lợi nhuận cao hơn. 

Trong khi đó, chỉ có 2% tỏ ra lạc quan hơn và 16% nhận định sẽ không có gì thay đổi trong năm tới so với năm nay. 

Khảo sát cũng cho thấy 56% CFO nói rằng công ty của họ đã bị ảnh hưởng bởi các đòn thuế quan, và chỉ 38% nhận định công ty của mình sẽ đạt được mục tiêu doanh thu. 

Trong năm 2018, số công ty Trung Quốc đại lục niêm yết tại Hồng Kông đạt con số kỷ lục 208, huy động được 286,6 tỷ Đôla Hồng Kông (36,6 tỷ USD), tăng 123% so với năm ngoái. Trong khi đó, có 106 công ty niêm yết tại đại lục, trên các sàn Thượng Hải và Thâm Quyến, huy động được 140,2 tỷ Nhân dân tệ (20,3 tỷ USD), giảm 39% so với năm ngoái. 

Chiến tranh thương mại cũng không ngăn được các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ. Năm 2018, có tổng cộng 37 công ty Trung Quốc niêm yết tại thị trường Mỹ, huy động được tổng cộng 9,2 tỷ USD, theo hãng luật Baker McKenzie. Con số này tăng gần gấp 3 so với 3,6 tỷ USD huy động được qua 20 IPO vào năm 2017. 

"IPO ở các thị trường vốn ngoại của công ty Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2018, đặc biệt là ở Mỹ và Hồng Kông. Chúng tôi dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong năm tới...đến từ lượng IPO gia tăng của các hãng công nghệ Trung Quốc", Baker McKenzie cho biết trong một báo cáo công bố trong tháng này. 

Tuy nhiên, Baker McKenzie cũng nhận định chiến tranh thương lại sẽ cản trở nhiều công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ". "Trừ phi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sớm được giải quyết, nó sẽ có tác động tiêu cực lên hoạt động IPO", David Holland, giám đốc phụ trách mảng thị trường vốn tại châu Á - Thái Bình Dương của Baker McKenzie, nhận xét.

Tin mới

iPhone ngày càng nhàm chán, Apple mất chỗ đứng tại Trung Quốc
4 giờ trước
Những cải tiến nhỏ giọt trên iPhone liệu có đủ sức giữ chân người dùng khi các đối thủ đang bứt phá?
HOT: VinFast bất ngờ khoe hình ảnh mẫu xe điện mới cứng, chốt lịch ra mắt ngay ngày mai
3 giờ trước
Mẫu xe điện này sẽ chính thức được VinFast công bố tới thị trường trong 24 giờ tới.
Việt Nam bất ngờ trở thành 'cứu tinh' của nước xuất khẩu 'vàng đen' top 1 thế giới: Thuế nhập khẩu 0%, mua gần 10 triệu tấn với giá cực rẻ
2 giờ trước
Mặt hàng này nước ta có trữ lượng top 3 Đông Nam Á.
Hà Nội vào cao điểm nắng nóng, quán giải khát chật như nêm
46 phút trước
Những ngày nắng nóng đầu hè, nhiều quán bia hơi, giải khát ở Hà Nội lập tức hút khách bởi nhu cầu giải nhiệt tăng cao.
Không có chuyện cấm đời xe trước 2017 lưu hành ở Hà Nội và TP HCM
55 phút trước
Thông tin về dự thảo siết chặt tiêu chuẩn khí thải với ôtô tại Hà Nội và TP HCM đang khiến nhiều chủ xe lo lắng

Tin cùng chuyên mục

Đại diện đoàn xe doanh nhân lên tiếng sau vụ chặn quốc lộ 20 để ‘mở đường’
05/05/2025 10:57
Trưởng ban tổ chức Caravan thiện nguyện 2030 xin lỗi sau hành động dùng 2 ô tô chặn quốc lộ 20 "mở đường" cho đoàn xe. Người này cho biết, đó chỉ là hành động bột phát, nôn nóng của một số thành viên.
Toyota Camry 2026 bổ sung phiên bản bóng đêm huyền bí: 'Xe doanh nhân' nay cá tính hơn từ ngoài vào trong, động cơ không đổi
03/05/2025 11:21
Vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi, Toyota Camry Nightshade 2026 hứa hẹn mang đến một diện mạo mới đầy phong cách và cá tính.
Đắt gấp 5 lần iPhone, điện thoại 160 triệu đồng sắp về tay giới thượng lưu Việt xịn cỡ nào?
29/04/2025 07:45
Ngày càng nhiều đại gia Việt yêu thích dòng điện thoại này.
Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.