Vì sao 'đại gia' Trầm Bê tiếp tục bị truy tố?icon

Đang chấp hành bản án 4 năm tù trong “đại án” Phạm Công Danh (gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ của VNCB), nhưng ông Trầm Bê tiếp tục bị truy tố do tiếp tay cho “siêu lừa” Dương Thanh Cường khiến ngân hàng Phương Nam mất hơn 330 tỷ.

Đang chấp hành bản án 4 năm tù trong “đại án” Phạm Công Danh (gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ của VNCB), nhưng ông Trầm Bê tiếp tục bị truy tố do tiếp tay cho “siêu lừa” Dương Thanh Cường khiến ngân hàng Phương Nam mất hơn 330 tỷ.

Với tội danh “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” vừa bị truy tố, “đại gia” Trầm Bê  (cựu phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam, sau là Sacombank) tiếp tục đối mặt với khung hình phạt từ 12-20 năm tù.

Theo tài liệu điều tra, năm 2007, Dương Thanh Cường (Cựu Tổng giám đốc Công ty CP xây dựng và thương mại Bình Phát) có ý định thực hiện dự án cao ốc căn hộ và biệt thự vườn Thanh Phát nên lấy danh nghĩa công ty mua 10,5ha đất của các hộ dân có 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dương Thanh Cường đã thế chấp số đất này tại ngân hàng Agribank chi nhánh 6 để vay tiền làm dự án.

Vì sao 'đại gia' Trầm Bê tiếp tục bị truy tố?
Trầm Bê và Phạm Công Danh. 

Mặc dù Dương Thanh Cường biết rõ thông tin diện tích đất 10,5 ha nằm trong khu quy hoạch, đã có Quyết định thu hồi của Nhà nước, không thể sang tên sở hữu cho Công ty Thanh Phát. Thế nhưng, đến tháng 4/2008, Cường đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối mượn lại 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang đến gặp ông Trầm Bê để thế chấp vay tiền.

Sau khi được cán bộ sở giao dịch ngân hàng Phương Nam thẩm định hồ sơ, Hội đồng tín dụng gồm Phan Huy Khang (chủ tịch), Phan Thị Hồng Vân và Trầm Viết Trung (ủy viên) đã ký duyệt cho công ty của Cường vay 130 tỉ đồng và yêu cầu sở giao dịch phải thực hiện đầy đủ 8 điều kiện trước khi cho vay.

Với Hợp đồng tín dụng lần 1 vào ngày 7/4/2008, Dương Thanh Cường lấy pháp nhân Tổng Giám đốc Công ty Bình Phát ký hồ sơ đề nghị vay vốn, giấy cam kết thế chấp 23 GCN QSDĐ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM vay 200 tỷ đồng. Ông Trầm Bê đã chỉ đạo thuộc cấp hoàn tất thủ tục và từ ngày 12/4/2008 đến ngày 23/4/2008, Ngân hàng Phương Nam đã giải ngân cho Công ty Bình Phát 130 tỷ đồng mà không có bất kỳ chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay. Cường đã dùng hơn 2 tỉ đồng để trả lãi vay, còn lại gần 128 tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân.

Chưa dừng lại ở đó, đến tháng 5/2008, Dương Thanh Cường đến Ngân hàng Phương Nam gặp ông Trầm Bê xin vay thêm tiền. Ông Trầm Bê đồng ý cho Cường vay thêm bằng cách đảo nợ ký hợp đồng vay mới, sau đó sử dụng tiền giải ngân để tất toán hợp đồng lần 1 và rút thêm tiền. Trình tự thủ tục xét duyệt cho vay như lần đầu. Ngân hàng Phương Nam đã giải ngân cho Cường hơn 57 tỷ đồng và 9.000 lượng vàng, tổng cộng là 221,3 tỉ đổng. Lần này, Cường dùng số tiền này để tất toán khoản vay trước, trả 32 tỉ đồng lãi, còn lại hơn 57 tỉ đồng sử dụng cá nhân.

Đến tháng 6/2009, do không có tiền trả nợ nên Cường tiếp tục đến gặp ông Trầm Bê xin gia hạn nợ. Ông Trầm Bê đồng ý cho Cường gia hạn nợ bằng cách đảo nợ, ký hợp đồng tiền vay mới lần 3. Đến đầu năm 2010, Cường gán toàn bộ 23 bất động sản cho ngân hàng Phương Nam để thanh lý các khoản nợ.

Cơ quan điều tra xác định, Dương Thanh Cường dùng nhiều thủ đoạn gian dối, mang tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng Agribank đi vay và chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Phương Nam.

Tính đến năm 2010, số tiền Cường nợ ngân hàng cả gốc và lãi là hơn 331 tỷ đồng. Ông Trầm Bê cùng các thuộc cấp đã ký duyệt hồ sơ giải ngân cho công ty của Cường vay đối với tài sản thế chấp là đất nông nghiệp, hồ sơ của doanh nghiệp không đủ điều kiện, đồng thời giải ngân cho công ty của Cường trước khi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, gây thiệt hại lớn. Cơ quan tố tụng cho rằng, ông Trầm Bê cùng các bị can phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại này.

Theo đó, cơ quan tố tụng đã truy tố ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam), cùng 7 người khác về tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Riêng “siêu lừa” Dương Thanh Cường bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Về dân sự, Viện KSND Tối cao cũng buộc ông Trầm Bê và các bị can bồi thường thiệt hại cho Ngân hàng Sacombank.

Mặc dù, lĩnh vực đầu tiên khi ông Trầm Bê bước chân vào thương trường là chế biến lâm sản rồi bất động sản, y tế… nhưng lĩnh vực đưa ông Trầm Bê nổi “như cồn” là tài chính ngân hàng và cũng chính lĩnh vực này đã khiến ông “ngã ngựa”. Tại “đại án” Phạm Công Danh gây thiệt hại hàng nghìn tỉ cho Ngân hàng VNCB, ông Trầm Bê bị bắt khi ông đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng tín dụng, phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank.

Trong “đại án” Phạm Công Danh, ông Trầm Bê cùng với Phạm Công Danh, Phan Huy Khang bị cáo buộc là đã thống nhất để Sacombank cho Phạm Công Danh vay tối đa 1.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi của Ngân hàng VNCB. Việc vay tiền được ông Danh thực hiện thông qua việc để tên các công ty đứng tên vay, nhưng khi đến hạn hợp đồng tín dụng các công ty không trả được, Sacombank đã tự động thu 1.835,8 tỷ đồng (cả gốc và lãi) từ tiền gửi của Ngân hàng VNCB tại Sacombank để thu hồi nợ. Do các công ty không có tài sản đảm bảo nên Ngân hàng VNCB không thu hồi được số tiền gửi đã dùng để trả nợ thay cho các công ty, gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 1.835 tỷ. Ngày 6/8/2018, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông Trầm Bê 4 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Và hiện tại, ông Trầm Bê vẫn đang thụ án 4 năm tù về tội danh này.

(Theo Đại Đoàn Kết)

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
11 phút trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
13 phút trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
28 phút trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
58 phút trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
30 phút trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.