Vì sao Nga khó đặt kỳ vọng vào Trung Quốc, Ấn Độ để 'giải cứu' dầu thô nếu lệnh cấm vận từ EU được ban hành?

01/05/2022 15:05
Nếu lệnh cấm vận được ban hành, Nga sẽ phải tìm nơi nào đó có thể nhập khẩu khoảng 2,5 triệu thùng dầu/ngày. Đó đơn giản là điều Ấn Độ, Trung Quốc không thể đáp ứng.

Việc Đức tuyên bố sẵn sàng ngừng mua dầu của Nga trong tuần này khiến cho một lệnh cấm vận dầu của Liên minh châu Âu có khả năng xảy ra cao hơn - điều sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Moscow.

"Nền kinh tế của Nga dự kiến sẽ sụt giảm 10% trong năm nay. Nếu một lệnh cấm vậy xảy ra, nền kinh tế nước này có thể rơi vào tình trạng suy thoái", Matt Smith - nhà phân tích về dầu mỏ của hãng phân tích thị trường Kpler nói với Business Insider.

Nếu không có người mua tại châu Âu, Nga sẽ phải tìm nơi nào đó có thể nhập khẩu khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, ông nói. Trừ khi Moscow có thể tìm ra thị trường đó một cách nhanh chóng hoặc ít nhất, tìm được nơi tích trữ - rất có thể Nga sẽ phải cắt giảm đáng kể sản lượng dầu do khả năng dự trữ hạn chế.

Ông Smitch cũng giải thích thêm rằng Nga có thể sử dụng mạng lưới đường ống rộng khắp của mình làm nơi lưu trữ nhưng chắc chắn không thể đáp ứng hết được lượng dầu dư thừa. Một nguồn lưu trữ khác của Nga là các tàu chở dầu để lưu trữ ngoài khơi.

Nhưng các giải pháp này chắc chắn không thể giải quyết các ảnh hưởng về kính tế Nga mà lệnh cấm vận từ EU tạo ra. Doanh thu từ xuất khẩu dầu sang châu Âu chiếm 11% GDP của Nga vào năm 2021, thêm 2,3-2,6% nhờ xuất khẩu khí đốt, theo Rhodium Group.

"Doanh thu xuất khẩu sụt giảm sẽ dẫn đến suy thoái đáng kể nền kinh tế đất nước", Smith nói. "Con đường dễ nhất đối với Nga là cắt giảm sản lượng nhưng điều này cũng tạo ra những hậu quả riêng".

Ấn Độ đã sẵn sàng nhập khẩu dầu thô của Nga với sản lượng 600.000 thùng/ngày, chủ yếu là nhờ mức chiết khấu hấp dẫn mà nước này đưa ra.

Trong trường hợp lệnh cấm vận của EU có tác dụng, lượng mua này có thể tăng lên, đồng thời Trung Quốc cũng có thể hấp thụ một phần dầu thô của Nga. Smith ước tính 2 nước này có thể mua thêm 1 triệu thùng mỗi ngày từ Nga.

Trên thực tế, tồn kho dầu của Trung Quốc đã thấp hơn 90 triệu thùng so với mức đỉnh từ cuối năm 2020. Nếu Bắc Kinh xoay trục khỏi các nhà cung cấp hiện tại, họ có thể bổ sung lượng dầu dự trữ của mình bằng cách mua dầu được chiết khấu cao từ Nga.

Nhưng ngay cả khi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường nhập khẩu năng lượng của Nga, vãn rất khó để họ hấp thụ 100% lượng dầu bị mắc kẹt của Nga. "Ấn Độ nhập khẩu khoảng 4,5 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, sẽ rất khó cho họ trong việc vận chuyển một lượng lớn dầu thô bổ sung từ Nga do nước này vẫn còn một lượng nhập khẩu đáng kể theo các hợp đồng dài hạn từ Trung Đông", Smith nói. Ông trích dẫn các vấn đề về hậu cần khác, chẳng hạn mua bảo hiểm cho hàng hóa mới hoặc tìm đủ tàu có sẵn để đáp ứng lượng dầu khổng lồ mới.

Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đang giảm do chính sách zero Covid của Bắc Kinh.

Vẫn có khả năng Trung Quốc mua thêm dầu của Nga và chỉ đơn giản là họ đang đợi lệnh cấm vận của EU để có thể mua được dầu với chiết khấu cao hơn. Nhưng dù mọi việc tiến triển theo hướng nào, Moscow cũng kiếm được ít hơn từ dầu mỏ.


https://cafef.vn/vi-sao-nga-kho-dat-ky-vong-vao-trung-quoc-an-do-de-giai-cuu-dau-tho-neu-lenh-cam-van-tu-eu-duoc-ban-hanh-20220430212756384.chn

Tin mới

Nở rộ nghề 'bác sĩ' chuyên sửa Labubu
3 giờ trước
Cơn sốt búp bê nhồi bông Labubu góp phần tạo nên làn sóng nghề nghiệp mới tại Trung Quốc là làm "bác sĩ đồ chơi".
Quốc gia châu Á là 'vua trạm sạc xe điện': Nhiều gấp 9 lần Mỹ, chênh lệch hàng chục lần so với châu Âu, mạng lưới sạc siêu nhanh gây 'sốc'
4 giờ trước
Trung Quốc đã xây dựng thành công một hệ thống sạc khổng lồ.
Ma trận 16 xe giá 600-900 triệu đồng: Mitsubishi Destinator về Việt Nam 'chen chân' vào đâu?
5 giờ trước
Giá bán của Mitsubishi Destinator khi về Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cận cảnh iPhone 17 Pro Max với màu sắc hoàn toàn mới
6 giờ trước
Hình ảnh được cho là linh kiện cụm camera của iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max vừa rò rỉ, hé lộ 4 tùy chọn màu sắc mà Apple đang thử nghiệm cho dòng sản phẩm cao cấp sắp tới.
Hãng xe xây nhà máy 20.000 tỷ tại Việt Nam ra mắt mẫu SUV tiết kiệm xăng: chạy full nhiên liệu 1.500 km, thách thức Mazda CX-5
8 giờ trước
Mẫu SUV mới có phạm vi hoạt động hoàn toàn bằng điện là 220 km và phạm vi hoạt động toàn diện là 1.500 km.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.990.624 VNĐ / tấn

173.60 JPY / kg

2.42 %

+ 4.10

Đường

SUGAR

9.389.316 VNĐ / tấn

16.29 UScents / lb

1.69 %

- 0.28

Cacao

COCOA

217.756.669 VNĐ / tấn

8,329.00 USD / mt

2.52 %

+ 205.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.503.433 VNĐ / tấn

297.55 UScents / lb

2.40 %

- 7.30

Gạo

RICE

15.006 VNĐ / tấn

12.62 USD / CWT

0.56 %

+ 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.570.010 VNĐ / tấn

996.21 UScents / bu

0.25 %

- 2.54

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.116.946 VNĐ / tấn

281.65 USD / ust

0.02 %

+ 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ai chịu trách nhiệm việc thanh long, hồ tiêu 'chết yểu' vì thủ tục xuất khẩu?
1 ngày trước
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang Liên minh châu Âu (EU) do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bất ngờ giá hồ tiêu Việt Nam
2 ngày trước
Trong 6 tháng đầu năm, giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, trong đó tiêu đen đạt bình quân 6.665 USD/tấn, tăng gần 94%; tiêu trắng đạt 8.079 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Không phải sầu riêng, một loại quả đang khiến nông dân Thái Lan rơi vào cảnh ‘sầu’: Sản lượng tăng nóng khiến giá giảm mạnh, Chính phủ vừa chi 1 tỷ baht để giải cứu
2 ngày trước
Thái Lan triển khai loạt biện pháp khẩn cấp hỗ trợ nông dân trồng loại quả này giữa mùa thu hoạch kỷ lục.
Mỹ đã chốt đơn hơn 18 tỷ USD một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 60%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
2 ngày trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này.