Vì sao nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang ‘nghèo’ dần?

23/11/2022 10:00
Việc sản xuất nông sản thô ra thị trường khó có thể làm nông dân khá lên, thậm chí vẫn luẩn quẩn trong nghèo đói do những tác nhân bất lợi. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế giảm dần mức đóng góp trong tỷ lệ GDP của cả nước. Nông dân ĐBSCL đang nghèo dần do tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, thu nhập ngày càng ít và đối mặt nhiều rủi ro…

Ngày 22/11 tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025.

Ông Hoàng Vũ Quang - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - thông tin, ĐBSCL chịu ảnh hưởng đồng thời của BĐKH, thời tiết cực đoan; nước biển dâng, xâm nhập mặn ; sự phát triển của các công trình thủy điện ở thượng nguồn; tình trạng sạt lở, sụt lún gia tăng; hoạt động kiểm soát lũ, thực hành sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững. Những tác động này gây ra hệ quả làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi, giảm diện tích đất nông nghiệp, gây thiệt hại kinh tế. Trong khi sự hiểu biết về BĐKH của HTX còn hạn chế; quy mô HTX nhỏ...

Vì sao nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang ‘nghèo’ dần? - Ảnh 1.

ĐBSCL có trên 2,4 triệu ha đất nông nghiệp.

PGS.TS Lê Anh Tuấn - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ - cho biết, ĐBSCL có trên 2,4 triệu ha đất nông nghiệp, trên tổng số 4 triệu ha đất tự nhiên. Đất nông nghiệp chủ yếu là sử dụng cho sản xuất lúa (trên 2 triệu ha, chiếm 85% diện tích đất nông nghiệp), còn lại là sử dụng cho nuôi trồng thủy sản (700.000ha), hoa màu ngắn ngày (150.000ha) và cây ăn trái (gần 300.000ha).

Tuy nhiên, việc sản xuất nông sản thô ra thị trường, khó có thể làm nông dân khá lên được, thậm chí vẫn luẩn quẩn trong nghèo đói do những tác nhân bất lợi như BĐKH, thay đổi nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong và cạnh tranh cao trong thị trường nông nghiệp quốc tế.

Việt Nam được đánh giá là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực quan trọng của thế giới nhưng giá trị nông sản tạo ra trên mỗi đầu người nông dân rất thấp, thấp hơn các nước trong khu vực như Campuchia, Myanmar…

Mức đóng góp của ĐBSCL trong tỷ lệ GDP của cả nước ngày càng đi xuống. Nông dân ĐBSCL đang nghèo dần do tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh vật) cạn kiệt; ô nhiễm môi trường (nước, đất, rác thải) gia tăng; thu nhập nông dân ngày càng ít và đối mặt nhiều rủi ro; chính sách an sinh xã hội cho nhóm nông dân bị thu hẹp.

Theo ông Tuấn, cần phải đa dạng hóa giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân và giữ chân người nông dân với nông thôn. Theo đó, phải tận dụng phụ phẩm, phế phẩm trong nông nghiệp; biến chất thải thành tiền cho nông dân; tạo việc làm mới trong nông thôn…

“Rơm rạ là một món hàng chứ không còn là phụ phẩm nữa. Nông dân vác rơm có thể kiếm 500.000-600.000 đồng/ngày. Đã có nhiều chợ rơm, lái rơm và công đoàn bốc xếp rơm. Đã có những mô hình đang phát triển ở ĐBSCL” – ông Tuấn nói.

Vì sao nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang ‘nghèo’ dần? - Ảnh 2.

Theo ông Lê Anh Tuấn, rơm rạ không nên đốt hay vùi xuống đất, thay vào đó là nhiều lợi ích khác.


Đề án nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH của HTXNN vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 19/7/2022.

Mục tiêu đến năm 2025, có 100% HTXNN vùng ĐBSCL được tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về BĐKH và biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản sản phẩm nông lâm thủy sản và diêm nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, đề án này là một trong những nội dung của Nghị quyết 120 về phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH, đồng thời là sự mong đợi của các HTXNN để thích ứng với BĐKH. Đề án có 2 nội dung cơ bản là nâng cao năng lực của HTX để thích ứng và chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng.

"Đối với cây lúa, hiện nay không còn cái gì mà không tạo ra giá trị. “Như với rơm, sản xuất 1ha lúa thì bán trung bình được 3-5 triệu đồng tiền rơm. Về trấu, tôi khảo sát một nhà máy xay xát 300 tấn lúa/ngày tạo ra 60 tấn trấu, ép thành củi bán được 60-80 triệu đồng. Khoảng 1,5 triệu tấn trấu và 215 triệu tấn rơm ở ĐBSCL sẽ là nguồn tiền rất lớn, hiện nay đang có xu hướng phát triển điện sinh khối với chủ yếu rơm và trấu, như vậy đây là tiềm năng mở ra cho chúng ta” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
8 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
9 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
9 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
9 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
10 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.863.552 VNĐ / tấn

17.21 UScents / lb

0.23 %

- 0.04

Cacao

COCOA

228.004.057 VNĐ / tấn

8,770.50 USD / mt

1.31 %

- 116.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

229.274.577 VNĐ / tấn

400.04 UScents / lb

1.67 %

- 6.79

Gạo

RICE

15.312 VNĐ / tấn

12.95 USD / CWT

3.77 %

+ 0.47

Đậu nành

SOYBEANS

9.834.893 VNĐ / tấn

1,029.60 UScents / bu

0.50 %

- 5.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.503.804 VNĐ / tấn

296.75 USD / ust

0.42 %

- 1.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
14 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.