Vì sao startup thường cảm thấy chính sách nhà nước rất xa vời?

14/08/2018 16:01
Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp (INBUS) - TS Nguyễn Mạnh Quân cho rằng, nhiều startup tham gia vào nền kinh tế thị trường nhưng không biết luật chơi. Trong khi đó, Chính phủ đang áp dụng các tiêu chuẩn mang tính toàn cầu. Khi tiêu chuẩn vượt quá khả năng, startup sẽ càng cảm thấy chính sách xa vời, tạo ra khoảng cách về sự phát triển.

Sáng 14/8, nhiều sinh viên đã chia sẻ về ý tưởng và mong muốn khởi nghiệp tại Hội thảo "Đầu tư cho Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo" tổ chức tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Thiếu vốn là một vấn đề chung được nêu lên.

Hoạt động thu hút vốn đầu tư của startup đã được ghi nhận

"Tôi thấy thị trường đang cần những robot có thể thay thế con người trong một số công việc. Tôi học cơ điện tử và có thể làm được những robot. Tuy ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp nhưng tôi còn thiếu vốn" - Ngô Thanh Tùng, sinh viên kỹ sư tài năng cơ điện tử K60 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ.

Thực tế, thiếu vốn luôn là một vấn đề lớn đối với các nhóm startup. Tỷ lệ startup thành công quá nhỏ khiến số lượng nhà đầu tư tham gia tài trợ cho các dự án khởi nghiệp không nhiều.

"Mọi người thường lấy ví dụ rằng, 10 doanh nghiệp sẽ có 9 doanh nghiệp sẽ chết, và cũng chẳng ai đoán được doanh nghiệp nào thành công. Chính vì vậy, những người đầu tư cho khởi nghiệp phải là người rất hiểu. Có tiền và hiểu thì họ mới đầu tư được. Riêng giai đoạn đầu tư ban đầu – ươm mầm -  đã tiêu tốn 5.000-10.000 USD. Nếu chỉ đầu tư cho 1 doanh nghiệp thì khả năng mất là cao,  nên thường sẽ phải dùng tiền để đầu tư cho 10-20 doanh nghiệp cùng lúc" -  bà Phan Hoàng Lan, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (NATEC - Bộ Khoa học và Công nghệ) nhận xét.

Hiểu những suy nghĩ của nhà đầu tư và startup, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38 quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Theo đó, hình thức quỹ đầu tư cho khởi nghiệp đầu tư sáng tạo đã được Nhà nước ghi nhận. Đi kèm với đó là các chính sách ưu đãi thuế, đối ứng vốn đầu tư.

Vì sao startup thường cảm thấy chính sách nhà nước rất xa vời? - Ảnh 1.

Bà Phan Hoàng Lan, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (NATEC - Bộ Khoa học và Công nghệ).

"Tôi nghĩ doanh nghiệp khởi nghiệp nhận vốn tỷ USD thì rất khó có ở Việt Nam. Nhưng với những chính sách mới, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam là việc được khuyến khích. Trong khoảng 2-3 năm nữa, chính sách hỗ trợ mới hoàn thiện" – bà Phan Hoàng Lan khẳng định.

Vấn đề nằm ở doanh nghiệp

PGS. TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp (INBUS) cho rằng, những phát biểu liên quan đến việc thiếu vốn đang cho thấy doanh nghiệp không nhận được lợi ích từ chính sách. Tuy nhiên, vấn đề đang nằm ở phía các bạn startup thay vì chính sách của Nhà nước.

"Hiện nay, tất cả những gì Chính phủ đang làm là tạo ra sân chơi theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng người làm sân chơi cứ xây ra như vậy, còn ai là người chơi ở trên đó? Thực tế là người chơi lại không chơi theo luật. Doanh nghiệp khởi nghiệp khi tham gia vào thị trường không biết luật chơi quốc tế, cho nên xỏ giầy không hợp, nhìn thấy sân mà ngợp không dám vào hoặc đứng ngó sân chứ không dám vào " – ông Nguyễn Mạnh Quân nói.

Việc startup nói lên ý tưởng về ứng dụng (app), phần mềm (sofware),… cho thấy rằng doanh nghiệp đang bắt đầu câu chuyện kinh doanh từ khả năng của bản thân thay vì nhu cầu thị trường. Tham gia nhiều dự án hỗ trợ khởi nghiệp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Nguyễn Mạnh Quân cho rằng, chỉ có 2 điều các bạn trẻ cần thể hiện: Một là, ý chí khởi nghiệp, Hai là, lĩnh vực startup quan tâm. Những vấn đề khác như giải quyết nhu cầu thị trường bằng công nghệ gì, hỗ trợ của chuyên gia, cấp vốn,… đều có thể thực hiện sau khi startup thể hiện được 2 yếu tố trên.

"Từ nhu cầu thị trường mới bắt đầu triển khai giải giải pháp thay vì trình bày về khả năng. Nhiều em tham gia vào nền kinh tế thị trường nhưng chẳng biết luật chơi gì cả. Tôi chỉ thấy rằng Chính phủ đã nỗ lực áp dụng tiêu chuẩn của toàn cầu hóa. Nhưng có thể nó vượt quá khả năng của người tham gia. Luật càng cao, người chơi càng cảm thấy xa vời, tạo ra khoảng cách về sự phát triển" - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp.

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
19 phút trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
44 phút trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
59 phút trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
2 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
3 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
1 ngày trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
2 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.