Vì sao tiệm tạp hoá truyền thống vẫn "sống khoẻ" bất chấp sự lấn lướt từ siêu thị

09/09/2020 13:19
Chiếm 3/4 tổng doanh thu ngành bán lẻ, kênh bán lẻ truyền thống vẫn luôn khẳng định vai trò "thống trị" tại thị trường Việt Nam bởi thói quen "tiện đâu mua đấy" của người dân.

Giới chuyên gia đánh giá, mô hình bán lẻ truyền thống như tiệm tạp hoá sẽ "sống khỏe" khi biết cách thích ứng trong thời đại công nghệ mới.

5 lý do "trường tồn" của cửa hàng tạp hóa

Sống tại Hà Nội, nơi được "phủ sóng" bởi nhiều hệ thống siêu thị hiện đại nhưng chị Hà Thương (Tây Mỗ, Từ Liêm) chỉ đi siêu thị vào cuối tuần để mua những vật dụng quan trọng cho gia đình. Còn nhu yếu phẩm hàng ngày, chị vẫn hay ra chợ hoặc đến tiệm tạp hoá  gần nhà. Nói về lí do gắn bó với tiệm tạp hoá, chị Thương cho biết: "Cửa hàng ở ngay đầu ngõ, cách nhà mình chưa đến 100m, cũng có đầy đủ từ rau củ cho tới các đồ dùng cơ bản hàng ngày. Chưa kể cô Lan chủ tiệm bán hàng gần 20 năm nay rồi, cả xóm ai cũng thân quen. Nhiều lúc trong nhà thiếu lon bia hay trẻ con thèm sữa chua, tôi sai bọn nhỏ ra lấy hàng rồi lúc nào tiện qua trả sau cũng được…".

Lý do chị Thương lựa chọn cửa tiệm gần cho thấy một bức tranh thú vị trong ngành bán lẻ tại Việt Nam. Đó là, kênh bán lẻ truyền thống, trong đó có các tiệm tạp hóa và sạp ở chợ, vẫn có sức sống rất bền bỉ vì những lợi thế và giá trị rất riêng đó.

Số liệu từ Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho thấy, đã gần 30 năm liên tục phát triển, nhưng đến nay kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại) mới chỉ chiếm được 25% - 26% tổng doanh thu thị trường bán lẻ. Phần doanh thu lớn nhất vẫn thuộc về các chợ truyền thống, tiệm tạp hóa. Tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại ở Việt Nam chỉ chiếm 25% tổng mức bán lẻ, thấp hơn nhiều nước trong khu vực như Thái Lan (34%), Malaysia (60%) hay Singapore (90%).

TS. Nguyễn Hoài Long, Trưởng Bộ môn Bán hàng và Digital Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân lí giải về sự "trường tồn" này bởi 5 lợi thế đặc biệt. Đó là: Sự tiện lợi - sự phù hợp - dịch vụ tốt - bán qua mối quan hệ gần gũi - chi phí thấp.

"Khách hàng dễ dàng tiếp cận tiệm tạp hoá để mua hàng do các cửa hàng này thường nằm trong khu dân cư, người dân có thể mua với số lượng ít, mua nhiều lần trong ngày. Mô hình bán lẻ này cũng phản ứng nhanh nhạy với nhu cầu của người dùng hơn siêu thị. Cùng đó, các tiệm tạp hoá thường có mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Và cuối cùng, các tiệm tạp hoá thường sử dụng mặt bằng của gia đình, người chủ tiệm đồng thời là người bán hàng do đó họ không bị sức ép về mặt bằng nên có thể đưa ra mức giá tốt hơn cho khách hàng", vị chuyên gia tổng kết.

Vì sao tiệm tạp hoá truyền thống vẫn sống khoẻ bất chấp sự lấn lướt từ siêu thị - Ảnh 1.

Bán lẻ truyền thống vẫn là kênh phân phối chủ yếu tại Việt Nam

Tạp hoá tự chuyển mình thích ứng trong thời đại công nghệ

Dù vẫn chiếm vị trí thượng phong trong ngành bán lẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, bà Đinh Thị Mỹ Loan, nguyên Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, bán lẻ truyền thống cũng đã phải vượt qua chính mình để phù hợp hơn trong thời đại mới.

"Các nhà bán lẻ truyền thống đã chấp nhận cạnh tranh thay vì sợ hãi trước bán lẻ hiện đại. Họ biết những hạn chế, nhược điểm của mình, hiểu được nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam thời hội nhập để mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng mà kênh bán lẻ hiện đại chưa làm được".

Theo bà Loan, kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi ngoạn mục như sử dụng thanh toán điện tử, kết hợp cả bán hàng online với offline qua nhiều kênh, cố gắng tiếp cận xu hướng hiện đại từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêu dùng với nhà sản xuất…

Một trong những lợi thế quan trọng của tiệm tạp hóa chính là chinh là giá cả sản phẩm tới tay người tiêu dùng luôn ở mức rất cạnh tranh bởi họ thường không mất chi phí mặt bằng hay các chi phí quản lý, kho bãi, nhân lực… Tuy nhiên, họ lại bị lãng phí hơn vào các chi phí trung gian. Ông Vũ Vinh Phú (nguyên PGĐ Sở Thương mại Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội) phân tích, một trong những việc có thể làm ngay là cắt giảm được các khâu trung gian từ nhà sản xuất đến với cửa hàng, vốn chiếm từ 20-30% giá thành.

"Khi thêm vào kênh phân phối một cấp độ trung gian thì các thành viên kênh khác sẽ phải san sẻ lợi ích, chi phí tăng lên, giá bán đến người tiêu dùng có thể tăng. Sản xuất phải gắn với tiêu thụ, đi thẳng từ sản xuất đến phân phối, tức không có trung gian", ông Phú nói.

Nhiều đại diện các nhà sản xuất cũng cho biết, các tiệm tạp hoá chiếm phần lớn thị phần của họ trên thị trường. Họ kỳ vọng có thể rút bớt các khâu trung gian đến với nơi bán, để tối ưu hoá chi phí, đưa ra mức giá thấp hơn có các nhà bán lẻ.

Những cửa hàng tạp hoá mới vẫn đang tiếp tục mọc lên, len lỏi từng ngõ ngách, phục vụ hơn 90 triệu người dân Việt. Trong tương lai, ở thị trường bán lẻ lên tới 162 tỷ USD (2019), mô hình bán lẻ truyền thống sẽ vẫn giữ vững vị trí "thống trị" khi các chủ tiệm không chỉ biết tận dụng tốt lợi thế sẵn mà còn trang bị thêm kiến thức và cập nhật những ứng dụng công nghệ mới trong việc quản lý hàng hóa, cắt giảm bớt khâu trung gian để tối đa hóa lợi nhuận cho cửa hàng.

Tin mới

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tung nhiều gói bán xe VinFast VF 3, "chốt đơn" thế nào để tiết kiệm được cả chục triệu đồng?
8 giờ trước
Mẫu xe điện VinFast VF 3 đang tạo nên cơn sốt thực sự với giá thành hấp dẫn. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể tiết kiệm được hàng chục triệu đồng với loạt ưu đãi này.
'Xe tăng' Tesla Cybertruck đầu tiên bị đâm nặng lại có 'hung thủ' vô cùng bất ngờ tới từ Ford
8 giờ trước
Mẫu xe nổi tiếng cứng cáp Tesla Cybertruck đã gặp tai nạn lớn đầu tiên với hung thủ là một chiếc SUV Ford.
Nếu thử nghiệm va chạm vẫn chưa đủ ấn tượng thì hãng ô tô Trung Quốc này còn 'chơi lớn' bằng cách xếp chồng ô tô thành tháp để chứng minh độ bền của thân xe!
5 giờ trước
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Chery đã đưa ra một chiêu trò tiếp thị khác thường để quảng cáo chiếc crossover điện eQ7 của mình – xây dựng một tháp ô tô để cho thấy thân xe bền đến mức nào.
Giá vé máy bay hạ nhiệt sau kỳ nghỉ Lễ 30-4, 1-5
4 giờ trước
Nhiều đường bay tới các điểm du lịch, giá vé giảm chỉ còn khoảng 1/2 so với thời điểm nghỉ Lễ 30-4, 1-5. Tất cả các hãng hàng không đều có nhiều vé giá rẻ giai đoạn cuối năm
VinFast vừa ký một thỏa thuận, ngay lập tức có thêm 700.000 cổng sạc cho xe điện tại châu Âu
4 giờ trước
Ngày 15/5, VinFast Auto công bố ký kết thỏa thuận hợp tác với Bosch, một trong những nhà cung cấp dịch vụ và công nghệ ô tô hàng đầu thế giới. Theo thỏa thuận, khách hàng sở hữu xe VinFast có thể sử dụng mạng lưới 700.000 cổng sạc của Bosch tại 30 quốc gia châu Âu.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.