Vì sao VASEP phản ứng với quy định mới của Cục Thú y về NK thủy sản

08/12/2017 15:19
Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản cho rằng trong Dự thảo sửa đổi Thông tư 26 về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản có quy định doanh nghiệp phải có bản sao giấy chứng nhận đánh bắt do cơ quan thẩm quyền của nước có tàu khai thác cấp là chưa phù hợp, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Còn cơ quan quản lý cho rằng đây là điều kiện bắt buộc phải có để chứng minh rõ nguồn gốc và số lượng sản phẩm. Xuất khẩu cá tra “ngất ngư” ở thị trường EU vì an toàn thực phẩmNăm nay, xuất khẩu nông sản sẽ đạt siêu kỷ lục 36,2 tỷ USD

Tự trói chân mình?

Để khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EU đối với hải sản xuất khẩu (XK) của Việt Nam, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 26 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 53 của Luật thú y về Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; nội dung hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu (NK) sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm XK; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài…

vi sao vasep phan ung voi quy dinh moi cua cuc thu y ve nk thuy san hinh anh 1

Sắp tới đối với nguồn nguyên liệu nhập về để chế biến, XK đi EU thì phải có giấy chứng nhận đánh bắt trong hồ sơ xin Giấy xác nhận. Ảnh: IT

Một trong những điểm của Dự thảo sửa đổi Thông tư 26 gây tranh cãi và được doanh nghiệp (DN) quan tâm góp ý nhiều đó là quy định đối với hàng NK để chế biến XK, DN phải có bản sao giấy chứng nhận đánh bắt do cơ quan thẩm quyền của nước có tàu khai thác cấp. Về điểm này, bà Trần Hoàng Yến – Phó Giám đốc Vasep.Pro cho biết, quy định trong hồ sơ đăng ký kiểm dịch, DN phải có bản sao giấy chứng nhận đánh bắt (C/C) do cơ quan thẩm quyền của nước có tàu khai thác cấp.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiêp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, quy định này là “tự mình trói chân mình”, do Luật Thủy sản chỉ quy định việc xác nhận nguyên liệu thủy sản, chứng nhận sản phẩm thủy sản khi có yêu cầu chứ không bắt buộc với tất cả các thị trường XK. Quy định của EU cũng chỉ yêu cầu DN nộp C/C khi nhập hàng vào EU.

Cũng theo Vasep, hiện nay mỗi năm các DN Việt Nam NK hơn 1 tỷ USD nguyên liệu thủy hải sản để chế biến XK. Dự báo đến năm 2020, nhập khẩu nguyên liệu sẽ là 2 tỷ USD.

Tổng cục Thủy sản cho rằng, những lô hàng dự kiến nhập để chế biến đi EU, DN cần có thông báo với các nhà XK cần có giấy C/C. Không còn cách nào khác, DN buộc phải lựa chọn các nhà XK, nếu nhà XK nào có C/C thì mới nhập để tránh sai sót trong hồ sơ sau này, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU.

Từ những lý do trên, Vasep kiến nghị sửa đổi Thông tư 26 theo hướng không yêu cầu DN nộp C/C trong hồ sơ kiểm dịch động vật thủy sản.

Đối với những lô nguyên liệu nhập khẩu không có giấy chứng nhận y tế (H/C) do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp thì cho phép cơ quan thẩm quyền Việt Nam tiến hành lấy mẫu kiểm tra, phân tích rồi cấp H/C để DN được nhập khẩu vào Việt Nam.

Yêu cầu rõ ràng số lượng, nguồn gốc hàng nhập

Bên cạnh góp ý cho quy định trên, các DN có một sô kiến nghị liên quan đến hàng nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. Ông Nguyễn Xuân Nam - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Vương đặt vấn đề về việc bên cạnh việc quản lý nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dự thảo cần bổ sung nội dung quản lý đối với hàng nhập khẩu để tiêu thụ nội địa và hàng chuyển cảng. Bởi thực tế, lượng hải sản nhập khẩu tiêu thụ nội địa là rất lớn. Trong đó hải sản khai thác bất hợp pháp chiếm tỷ lệ không nhỏ. Khi EU nhận thấy có tàu bất hợp pháp vào cảng Việt Nam thì lập tức hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ bị vạ lây.

Liên quan đến những đề xuất của DN, tại cuộc họp lấy ý kiến góp ý một số nội dung quy định tại dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 26 vào cuối tháng 11, ông Dương Tiến Thể - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, sắp tới đối với nguồn nguyên liệu nhập về để chế biến, XK đi EU thì phải có C/C trong hồ sơ xin Giấy xác nhận, Cơ quan Thú y sẽ căn cứ vào các số liệu trong C/C đó để cấp giấy. Đối với những nguồn hàng tạm nhập tái xuất sẽ có những xử lý linh hoạt hơn do nguồn hàng nhập – xuất ra vào rất nhanh.

Phía Tổng cục Thủy sản cũng cho rằng, những lô hàng dự kiến nhập để chế biến đi EU, DN cần có thông báo với các nhà XK cần có giấy C/C.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.817.438 VNĐ / tấn

17.13 UScents / lb

0.17 %

- 0.03

Cacao

COCOA

228.894.780 VNĐ / tấn

8,805.00 USD / mt

0.71 %

+ 62.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

227.990.360 VNĐ / tấn

397.81 UScents / lb

1.08 %

+ 4.24

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.955.937 VNĐ / tấn

1,042.30 UScents / bu

0.19 %

+ 2.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.487.814 VNĐ / tấn

296.20 USD / ust

0.65 %

+ 1.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
9 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
10 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
14 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng