Việt Nam tăng cường nhập bông với đối tác lớn là Brazil

30/11/2022 11:30
Về thị trường bông, giá bông sau khi đạt đỉnh (11 năm) hồi tháng 5/2022, hiện đang quay đầu giảm. Điều này sớm được dự báo và đang khá thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may.

Ngành công nghiệp bông trên toàn cầu đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung, trong khi đó ở thị trường châu Á, mọi cấp độ từ nhà sản xuất đến thương nhân đều chịu phải tác động này. Theo thông tin từ Cotton Brazil, các nước châu Á như Việt Nam phải thực hiện công tác nhập khẩu để bổ sung cho lượng bông bị thiếu hụt trong nước.

Được biết, Việt Nam là nước nhập khẩu bông lớn thứ 2 của Brazil và là nước nhập khẩu bông lớn thứ 3 trên toàn cầu. Bông Brazil hiện chiếm 19% thị phần nhập khẩu bông của Việt Nam, tỷ lệ này được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.

Trong 4 năm qua, sản lượng bông của Brazil đã tăng hơn gấp đôi với 1,3 triệu tấn ở niên vụ 2015/2016 và tăng lên xấp xỉ 3 triệu tấn ở niên vụ 2019/2020. Kết quả này đạt được là nhờ vào việc tận dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, ngoài ra, phương pháp canh tác không tưới tiêu cũng được hơn 90% trang trại bông của Brazil đưa vào áp dụng. Ở niên vụ 2021/2022, cường quốc nông nghiệp đã cung cấp cho Việt Nam 275.000 tấn bông.

Hiệp hội Người trồng bông Brazil (ABRAPA) đã ước tính rằng diện tích trồng trọt năm nay sẽ lên tới hơn 1,6 triệu ha - tăng 15% so với năm trước, vì vậy, nguồn cung bông của Brazil dự đoán sẽ tăng trở lại trong năm nay. Căn cứ vào sự gia tăng diện tích trồng trọt này, ABRAPA dự báo mức tăng trưởng trong mùa vụ năm 2022 là 20% với sản lượng đạt gần 2,5 triệu tấn, đánh dấu mùa vụ tốt thứ hai trong lịch sử ngành nông nghiệp bông của Brazil. Brazil đã xuất khẩu 1,519 triệu tấn từ tháng 8/2021 đến tháng 4/2022, tạo ra doanh thu 2,827 tỷ USD.

Việc tăng nhập khẩu bông từ Brazil của Việt Nam diễn ra sau sự cố về đối tác nhập chính là nước láng giềng hồi cuối năm 2021. Ở khía cạnh khác, việc đa dạng hoá nguồn gốc nguyên vật liệu đầu vào cũng là chủ trương lớn của toàn ngành may mặc của chúng ta nhiều năm trở lại đây. Không chỉ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các đối tác truyền thống (đặc biệt là Mỹ), mà còn là công cụ để tăng tính cạnh tranh của ngành trên trường thế giới.

Trong đó, bông là đầu vào cho công nghiệp xơ sợi Việt Nam. Báo cáo sơ kết 5 tháng đầu năm 2022 của Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA) cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may, xơ sợi, vải... đạt 18,73 tỷ USD, tăng 20,81% so với cùng kỳ 2021.

Chi tiết, có xuất khẩu dệt may đạt 14,99 tỷ USD (tăng 22,2%), xơ sợi 2,37 tỷ USD (tăng 10%), vải địa kỹ thuật 376,8 triệu USD (tăng 27%) và nguyên phụ liệu 979,8 triệu USD (tăng 19,2%). Với kết quả này, VCOSA cho biết Việt Nam đã lần đầu tiên vượt qua Hàn Quốc để trở thành nước xuất khẩu xơ sợi lớn thứ 6 thế giới.

Theo phân tích của VCOSA, hai khu vực nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và EU có xu hướng giảm nhập khẩu nguyên liệu dệt từ Trung Quốc trong khi tăng nhập khẩu từ các nước khác. Vì vậy, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu xơ, sợi và dệt may trong tương lai. Để nắm bắt các cơ hội từ thị trường, gia tăng thị phần xuất khẩu xơ, sợi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường đầu tư mới, mở rộng sản xuất để đón đầu sự dịch chuyển nguồn hàng từ Trung Quốc.

Về thị trường bông, giá bông sau khi đạt đỉnh (11 năm) hồi tháng 5/2022, hiện đang quay đầu giảm. Điều này sớm được dự báo và đang khá thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may. Nói về giá bông, chuyên gia cũng phân tích giá bông đầu năm tăng mạnh còn do nguyên nhân đầu cơ. Lúc bấy giờ, giá bắp và đậu nành tăng dữ dội trước căng thẳng chiến sự. Mà người nông dân thấy gì lời là làm, kéo theo hệ quả người nông dân chuyển từ tròng bông sang mặt hàng nông sản khác.

Cũng chia sẻ tại sự kiện gần đây, đại diện Vitas cho biết giá bông đảo chiều theo xu hướng giảm ở thời điểm hiện là mang tính chu kỳ và xu hướng tất yếu. Từ đầu năm đến tháng 4/2022, giá bông đã tăng 33% so với mức giá 2 USD/kg của năm 2021. Thời điểm này, khi sức mua toàn cầu giảm kéo giá bông giảm theo sẽ tác động tích cực lên đầu vào của dệt may Việt Nam. Nếu giá bông duy trì ở mức 2,4-2,5 USD, giá sợi của Việt Nam sẽ cạnh tranh tương đối tốt tại các thị trường xuất khẩu, bao gồm Mỹ và EU.

Tin mới

Loạt xe máy giảm giá trong tháng 5/2024: Honda Vision chỉ còn 30 triệu đồng, SH, Winner X, Yamaha Janus… cùng dưới mức đề xuất
8 giờ trước
Nhiều mẫu xe máy hot tại thị trường Việt tiếp tục được đại lý giảm giá sâu nhằm nâng cao doanh số.
Tim Cook: Trung Quốc là thị trường khốc liệt nhất thế giới
7 giờ trước
CEO Apple, Tim Cook gọi Trung Quốc là thị trường cạnh tranh nhất thế giới trong bối cảnh iPhone bị cạnh tranh khốc liệt bởi những đối thủ nội địa ở đất nước tỷ dân.
Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến mỗi xe thành một máy chủ, chuyển cả triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI
6 giờ trước
Theo ông Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla.
Không phải điều hòa, 9 thiết bị quen thuộc này đang âm thầm "ngốn điện" kinh khủng, lý do hóa đơn tăng cao chóng mặt là đây!
6 giờ trước
Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng điều hòa mới là thứ "ngốn" điện nhất trong nhà. Tuy nhiên, sau khi tham khảo mức tiêu thụ điện của các thiết bị gia dụng dưới đây thì có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ đấy.
Hai 'khách sộp' tăng mạnh nhập nông sản Việt Nam
5 giờ trước
Việc Mỹ và Trung Quốc đều tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu đã giúp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng. Đáng chú ý, vị trí "khách hàng" nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam lớn nhất liên tục có sự thay đổi giữa 2 thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.