Vietjet lỗ vận chuyển hàng không 1.440 tỷ đồng trong 6 tháng, mức tích cực so với các hãng trên thế giới

31/08/2020 19:03
Khi dòng tiền kinh doanh vận tải hàng không sụt giảm, Vietjet quyết định chuyển nhượng danh mục đầu tư và một số tài sản đã tích luỹ trong thời gian trước đó để tập trung nguồn vốn, tập trung tiền mặt.

CTCP Hàng không Vietjet (VJC) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét sáu tháng đầu năm 2020 do Công ty Kiểm toán PWC thực hiện với kết quả hợp nhất đạt doanh thu 10.970 tỉ đồng, giảm 55% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 47 tỉ đồng.

Với hoạt động chính là vận tải hàng không bị ảnh hưởng tác động lớn bởi dịch Covid-19, báo cáo tài chính soát xét ghi nhận doanh thu 9.228 tỉ đồng, giảm so với cùng kỳ 54% (bình quân trên thế giới các hãng giảm trên 80%) và lỗ vận chuyển hàng không 1.440 tỉ đồng, thấp hơn dự kiến tới 670 tỉ đồng, được đánh giá là tích cực so với các hãng hàng không trên thế giới do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.

Khi dòng tiền kinh doanh vận tải hàng không sụt giảm, Vietjet quyết định chuyển nhượng danh mục đầu tư và một số tài sản đã tích luỹ trong thời gian trước đó để tập trung nguồn vốn, tập trung tiền mặt và nuôi dưỡng nguồn lực để phục hồi khi hàng không bật tăng trở lại.

Với tổng tài sản 46.317 tỉ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.313 tỉ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ. Chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,1 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0,57 lần. Tỉ lệ nợ vay hiện thuộc nhóm thấp nhất trong ngành hàng không thế giới, nhờ vậy, Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động vốn trung dài hạn để tăng cường nội lực tài chính.

Khi thị trường hàng không trong nước được khôi phục, hãng đã khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa với hơn 300 chuyến/ngày trong tháng 6/2020, tăng gấp 3-5 lần trong thời gian đỉnh điểm dịch, đồng thời mở mới 8 đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và du khách, đưa tổng số lượng đường bay lên đến 52 tuyến, tổng số chuyến đạt 14.000. Chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, tổng số lượt khách vận chuyển đạt 1,2 triệu lượt khách, khôi phục lại thị trường nội địa.

Vietjet đã và đang tích cực triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, với bình quân chi phí giảm 55% do giảm khai thác hơn 30% - 35% và giảm đơn giá chi phí 20% - 25%. Vietjet tích cực sử dụng nguồn nhiên liệu giá thấp theo chương trình mua trữ xăng dầu đã triển khai thành công vào tháng 5/2020, giúp giảm chi phí 25% so với thị trường.

Từ đầu năm 2020 đến nay, chủ động trước các kế hoạch ứng phó Covid-19, Vietjet đã triển khai hàng loạt các giải pháp quyết liệt như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ SkyBoss, dịch vụ phụ trợ (ancillary), thẻ bay Power Pass... Vietjet còn chính thức phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa (cargo) từ tháng 4, là hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn triển khai khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC).

Ngoài ra, Hãng đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép và bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài để chủ động khai thác, giảm chi phí, tăng doanh thu phụ trợ tại sân bay cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

Với việc chuẩn bị tốt mọi nguồn lực, cộng với việc kinh doanh hiệu quả theo mô hình hàng không chi phí thấp, nếu có sự hỗ trợ về gói vay ưu đãi như các hãng hàng không khác, Vietjet được nhận định sẽ tiếp tục trụ vững và nhanh chóng khôi phục và bật tăng phát triển sau khi thị trường hàng không phục hồi.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.