Vinafood 1 và Vinafood 2 vì sao không “ra tay” thu mua lúa Hè Thu?

07/08/2021 20:03
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đặt vấn đề: Vinafood 1 và Vinafood 2 là 2 DN Nhà nước mà không tham gia tạm trữ lúa gạo thì không thể nói ai được. Trong lúc này vai trò của Nhà nước phải đưa lên hàng đầu.

Tại cuộc họp trực tuyến về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL diễn ra sáng 7/8, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc công ty Trung An đề xuất việc để DN đứng ra mua tạm trữ lúa hè thu.

“Giờ bung gạo dự trữ ra rồi mua vào lại không dễ. Bởi mua gạo dự trữ quốc gia phải thông qua đấu thầu, thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian. Nếu để mua dự trữ thì vụ xong rồi. Chúng ta có nhiều DN có khả năng mua thì cho mua, chỉ cần NH tạo điều kiện cho họ vay vốn ngoài hạn ngạch. Nếu không kịp thu mua vụ Hè Thu sẽ dồn tiếp khó khăn cho vụ Thu Đông sắp tới và xuất khẩu của năm 2022”.

Cùng chung quan điểm này, ông Dương Quốc Nam – PCT UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng, sắp tới mùa mưa nên sẽ ảnh hưởng thu hoạch, tiêu thụ mà vẫn phải đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Trong điều kiện khó khăn này, NH cần có chính sách cho thu mua nông sản tạm trữ trong thời gian ngắn, không phải  mua tạm trữ quốc gia. Phải giải phóng đầu ra cho người nông dân thì mới bắt đầu vụ mới.

“Nói cơ chế bảo đảm tiền vay rất khó nhưng cũng cần có sự hỗ trợ, cần chính sách riêng biệt, nếu không có thì cũng rất khó cho các DN. Bình thường, không có dịch bệnh thì với sản lượng như năm nay việc tiêu thụ sẽ không có vấn đề gì” – ông Nam nói.

Sau khi nghe các doanh nghiệp, địa phương trình bày các khó khăn, vướng mắc trong tiêu thụ lúa gạo vụ Hè Thu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, phương án dự trữ quốc gia hay doanh nghiệp đều phải nghĩ tới: "Trước mắt, tôi nghĩ nên ưu tiên phương án cho DN, nếu DN họ gỡ được thì người nông dân cũng tháo gỡ được, thương lái cũng tháo gỡ được. Tuy nhiên, đề nghị Bộ NN-PTNT kiểm tra việc hai DN lớn nhất là Vinafood 1 và Vinafood 2 không tích cực tham gia thu mua tạm trữ thì chúng ta không thể nói ai được. Nhà nước mà như vậy thì còn nói ai được. Đương nhiên chúng ta chia sẻ khó khăn của DN nhưng trong lúc này vai trò của Nhà nước phải đưa lên hàng đầu. Nếu còn khó khăn nữa thì chúng ta cũng phải nghĩ tới tạm trữ quốc gia, có thể nó không phải quá lớn để làm việc này, mà tại thời điểm này, nhưng ít ra nó cũng là một sự đối trọng của việc tạm trữ".

“Nếu không nói được các DN Nhà nước thì tôi nghĩ cần phải có những biện pháp mạnh hơn” – ông Hải nhấn mạnh.

Câu chuyện trước mắt, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, phải giải quyết như thế nào với giá gạo đang xuống; thứ hai, chuỗi từ nông dân đến DN đang có vướng mắc gì cần thao gỡ. Thời điểm sắp tới là giá phân bón, đầu vào lại tăng, nếu như thế nông dân lại không đầu tư sản xuất nữa.

Thời điểm hiện nay, cũng vẫn câu chuyện cung – cầu như mọi năm, nhưng năm nay có đặc biệt là diễn ra trong bối cảnh có dịch covid 19: “Nhu cầu xuất khẩu rất quan trọng để tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam. Cầu hiện nay vẫn rất cần dù có bị ảnh hưởng. Do dịch bệnh nên logistics giữa các nước đến các thị trường rõ ràng bị ảnh hưởng (thiếu container, giá vận tải tăng) nên DN không dám ký hợp đồng vì sợ không có lãi phải bỏ hợp đồng.

Người nông dân đang khó khăn về thu hoạch – nhiều tỉnh làm rất chặt, qui định đi mấy người 1 lần được đi thu hoạch. Thứ hai là thương lái – họ rất quan trọng phải đi thu gom lúa nhưng họ gặp khó khăn khi đi thu mua, vận tải nên chắc chắn ảnh hưởng đến giá. Các địa phương nói là tạo điều kiện nhưng thực tế lại làm chặt chẽ quá. Một số đồng chí lãnh đạo địa phương phụ trách lĩnh vực sẽ vênh nhau. Các đồng chí hãy báo cáo với thường vụ, với cấp cao nhất của địa phương đó nhất quán. Chúng ta phải chấp nhận có giao thông thì có tai nạn, có tai nạn thì phải giải quyết. Dịch covid 19 rất nguy hại mà chúng ta phải chung sống. TP HCM có thể hết nhưng có thể bị lại” – ông Hải nói.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng lưu ý các địa phương, DN thu mua lúa gạo không nên dồn hết lên cảng Cát Lái mới đóng container để vừa có nhân lực vừa giảm tải cho địa điểm, diện tích đóng gói container.

Theo báo cáo của Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT tại các tỉnh phía Nam, hiện nay lúa hè thu đã thu hoạch được 702 nghìn ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 123,3 nghìn ha; năng suất đạt 57,86 tạ/ha, thấp hơn cùng kỳ năm trước 0,97 tạ/ha; sản lượng 4.059 nghìn tấn, thấp hơn cùng kỳ 793 nghìn tấn.

Trong khi đó, tại ĐBSCL, lúa thu đông đã gieo sạ 365.239 ha, đạt 53,32% so với kế hoạch và ít hơn so với cùng kỳ năm trước 15.557 ha.

Diện tích lúa thu đông xuống giống chậm hơn cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên việc thu hoạch lúa hè thu bị chậm lại làm ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống lúa thu đông, mặc khác xe vận chuyển giống không lưu thông được qua địa bàn các tỉnh do thực hiện Chỉ thị 16 nên ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ.

Về giá, theo ước tính của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua, giá lúa thường tại ruộng giảm bình quân 133 đồng, hiện chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg; giá lúa thường tại kho tăng nhẹ 40 đồng, do di chuyển thu mua giữa các địa phương khó khăn nên nhiều doanh nghiệp đã ngưng mua lúa./.

Tin mới

Ma trận 16 xe giá 600-900 triệu đồng: Mitsubishi Destinator về Việt Nam 'chen chân' vào đâu?
3 giờ trước
Giá bán của Mitsubishi Destinator khi về Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cận cảnh iPhone 17 Pro Max với màu sắc hoàn toàn mới
2 giờ trước
Hình ảnh được cho là linh kiện cụm camera của iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max vừa rò rỉ, hé lộ 4 tùy chọn màu sắc mà Apple đang thử nghiệm cho dòng sản phẩm cao cấp sắp tới.
Hãng xe xây nhà máy 20.000 tỷ tại Việt Nam ra mắt mẫu SUV tiết kiệm xăng: chạy full nhiên liệu 1.500 km, thách thức Mazda CX-5
28 phút trước
Mẫu SUV mới có phạm vi hoạt động hoàn toàn bằng điện là 220 km và phạm vi hoạt động toàn diện là 1.500 km.
BMW X3 tăng giá hơn 300 triệu đồng nhưng vẫn rẻ hơn GLC 300, thêm cảnh báo điểm mù
7 phút trước
Giá bán BMW X3 bất ngờ tăng sau khi ra mắt thị trường chưa đầy 2 tháng.
Điện thoại gập không còn là "đồ chơi nhà giàu": Galaxy Z Fold7 và Flip7 khiến người Việt chịu chi hơn bao giờ hết, xếp hàng từ tận 7 giờ sáng để mua máy mới
50 phút trước
Ngày 26/7, dòng Galaxy Z series thế hệ mới chính thức mở bán tại Việt Nam, nhưng không đơn thuần là chuyện mở bán, sự kiện này cho thấy người dùng đã dần sẵn sàng nâng cấp sang điện thoại gập. Điều gì khiến hàng loạt khách hàng xếp hàng nhận máy sớm?

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.990.624 VNĐ / tấn

173.60 JPY / kg

2.42 %

+ 4.10

Đường

SUGAR

9.389.316 VNĐ / tấn

16.29 UScents / lb

1.69 %

- 0.28

Cacao

COCOA

217.756.669 VNĐ / tấn

8,329.00 USD / mt

2.52 %

+ 205.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.561.071 VNĐ / tấn

297.65 UScents / lb

2.52 %

- 7.70

Gạo

RICE

15.030 VNĐ / tấn

12.64 USD / CWT

0.72 %

+ 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.599.213 VNĐ / tấn

999.25 UScents / bu

0.50 %

- 5.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.115.505 VNĐ / tấn

281.60 USD / ust

0.53 %

- 1.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ai chịu trách nhiệm việc thanh long, hồ tiêu 'chết yểu' vì thủ tục xuất khẩu?
20 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang Liên minh châu Âu (EU) do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bất ngờ giá hồ tiêu Việt Nam
1 ngày trước
Trong 6 tháng đầu năm, giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, trong đó tiêu đen đạt bình quân 6.665 USD/tấn, tăng gần 94%; tiêu trắng đạt 8.079 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Không phải sầu riêng, một loại quả đang khiến nông dân Thái Lan rơi vào cảnh ‘sầu’: Sản lượng tăng nóng khiến giá giảm mạnh, Chính phủ vừa chi 1 tỷ baht để giải cứu
1 ngày trước
Thái Lan triển khai loạt biện pháp khẩn cấp hỗ trợ nông dân trồng loại quả này giữa mùa thu hoạch kỷ lục.
Mỹ đã chốt đơn hơn 18 tỷ USD một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 60%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
1 ngày trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này.