Vinatex dự tính cho 50.000 công nhân tạm nghỉ việc, có thể mất 1.000 tỷ đồng ngay cả khi dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối tháng 5

20/04/2020 12:13
Nếu hoạt động kinh tế bị hạn chế lâu hơn, nhiều khả năng một số nhà máy vừa và nhỏ của Vinatex sẽ phải ngừng hoạt động.

Ngành dệt may của Việt Nam đang gặp phải không ít khó khăn do giảm đơn hàng đột ngột và điều này có thể trở thành cú sốc với các nhà sản xuất hàng may mặc, trong đó, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) dự tính sẽ cho tới 50.000 công nhân nghỉ việc tạm thời.

Nếu tác động của đại dịch Covid-19 còn tiếp tục trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp có khả năng rơi vào cảnh phá sản và đe dọa không chỉ nền kinh tế của Việt Nam mà cả chuỗi cung ứng toàn cầu vốn tạo điều kiện phát triển cho các hãng thời trang nhanh như Zara hay H&M.

Tổng giám đốc Vinatex, ông Lê Tiến Trường, cho biết: "Khi mọi thứ đình trệ, 30% đến 50% công việc sẽ mất đi vào tháng 5". Hiện Vinatex có khoảng 200 nhà máy tại Việt Nam và hơn 100.000 công nhân.

Tác động của dịch Covid-19 xuất hiện lần đầu vào tháng 2, khiến việc thu mua vải bị đình trệ. Và khi mọi thứ trở lại bình thường hơn vào tháng 3, làn sóng thứ hai đã giáng một đòn mạnh và ngành công nghiệp dệt may.

Nhu cầu may mặc ở Mỹ và châu Âu đã giảm mạnh do người tiêu dùng phải ở nhà để ngăn chặn bùng phát dịch. Vì vậy, các nhà cung cấp đã hủy đơn đặt hàng cũ và tạm dừng đơn hàng mới.

Tại Việt Nam, nhiều thành phố như Hà Nội đã cấm đi lại khi không cần thiết. Tuy nhà máy được phép mở cửa nhưng đơn hàng đều đã bị tạm ngừng hoặc hủy. Một số nơi chuyển sang sản xuất khẩu trang để bù đắp cho hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương Việt Nam, đơn hàng dệt may và giày dép có thể giảm khoảng 70% giá trị trong tháng 4 và tháng 5. Vinatex sẽ mất 1.000 tỷ đồng (khoảng 42,4 triệu USD) ngay cả khi dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối tháng 5. Con số này gần gấp đôi lợi nhuận ròng của Vinatex (510 tỷ đồng) trong năm ngoái. Nếu hoạt động kinh tế bị hạn chế lâu hơn, nhiều khả năng một số nhà máy vừa và nhỏ của Vinatex sẽ phải ngừng hoạt động.

Một tỷ lệ lớn công nhân may mặc đang làm việc với mức lương tối thiểu. Ở những vùng có chi phí lao động rẻ nhất, mức lương này rơi vào khoảng 3 triệu đồng/tháng. Lo ngại tình trạng mất việc làm trên diện rộng có thể dẫn đến bất ổn xã hội, chính phủ Việt Nam đang triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho người lao động và doanh nghiệp. Theo đó, khoảng 20 triệu người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 sẽ được thụ hưởng gói an sinh xã hội này.

Việc đóng cửa các nhà máy may mặc của Việt Nam có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Những công ty như Zara, H&M và Uniqlo sẽ gặp khó khăn trong việc thu mua hàng. Như vậy, có thể nói may mặc châu Á đóng vai trò không thể thiếu của toàn ngành vốn đã tăng tốc toàn cầu hóa khá nhanh trong thập kỷ qua.

Đại diện ngành dệt may từ sáu quốc gia châu Á đã ra tuyên bố chung ngày 9/4 vừa qua, kêu gọi các thương hiệu thời trang bồi thường đầy đủ cho nhà cung cấp khi hủy đơn hàng. Những khách hàng bao gồm H&M đang giữ hợp đồng mua của họ đối với sản phẩm đã đến giai đoạn sản xuất, trong khi một số công ty khác yêu cầu gia hạn thanh toán cho các đơn đặt hàng đã hoàn tất.

Trong ngành công nghiệp điện tử, người mua thường trả tiền trước cho nhà cung cấp đang gặp khó khăn để hỗ trợ dòng tiền. Và cuộc khủng hoảng do Covid-19 sẽ là dịp để các bên hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực may mặc và nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng khác.

 Vinatex dự tính cho 50.000 công nhân tạm nghỉ việc, có thể mất 1.000 tỷ đồng ngay cả khi dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối tháng 5 - Ảnh 1.

Tin mới

Hơn 27.000 đơn VinFast VF 3 quy đổi ra những con số ‘giật mình’: Tiền cọc bằng 10 chiếc Cullinan, đơn mua gấp 46 lần doanh số Mini EV cả năm
10 giờ trước
Con số 27.000 đơn đặt mua VinFast VF 3 chỉ sau 3 ngày cho thấy sức hút khủng khiếp của mẫu xe này với người tiêu dùng Việt.
iPhone gặp lỗi lạ: Người dùng "tá hỏa" khi ảnh khỏa thân xóa từ mấy năm trước bỗng hiện trở lại
10 giờ trước
Một người dùng cho biết khoảng 300 bức ảnh cũ, có "ảnh khỏa thân" bỗng xuất hiện trở lại, dẫu chủ nhân từng xóa đi để bán thiết bị cho một người bạn.
Cây xoài "độc lạ" nhất MXH: Nửa quả vàng ươm, nửa quả vẫn còn "xanh ngắt"
9 giờ trước
Chẳng hiểu vì lý do gì, một cây xoài bỗng cho những quả vô cùng "độc lạ".
Ford Territory 2024 lộ diện: Mặt trước long lanh, trông như xe điện, về Việt Nam sẽ dễ thành bom tấn, làm khó CX-5, CR-V
8 giờ trước
Ford Territory chuẩn bị có bản cập nhật mới với sự xuất hiện của tùy chọn hybrid sạc điện.
Giăng câu không cần mồi, bắt đủ thứ tôm cá ở Cà Mau
7 giờ trước
VOV.VN - Một bộ phận người dân vùng ven biển tỉnh Cà Mau hành nghề câu kiều để kiếm sống. Đây là nghề đánh bắt độc đáo, người dân thả lưỡi câu nhưng không mắc mồi mà vẫn bắt được tôm, cá.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.