Vốn tư nhân đổ vào năng lượng tái tạo, không lo thiếu điện

23/04/2019 08:00
Việt Nam đứng trước sức ép về nhu cầu năng lượng tăng cao. Trong khi tài chính công và nguồn vốn ưu đãi không đáp ứng đủ, việc khuyến khích khối tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, được nhiều ý kiến ủng hộ.

Khuyến khích khu vực tư nhân

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, tổng công suất lắp đặt nguồn điện cả nước sẽ tăng từ 47.000 MW hiện nay, lên đến 130.000 MW vào năm 2030. Như vậy, hơn 80.000 MW nguồn điện mới cần phải được xây dựng và đưa vào vận hành trong khoảng 10 năm tới, cùng đó là các cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối. Ưu tiên của Việt Nam trong giai đoạn này là đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như: điện mặt trời, điện gió… và giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng phát điện truyền thống.

Xét về nguồn vốn đầu tư, từ nay đến 2030 ngành điện cần 148 tỷ USD. Dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, thì đầu tư mới vào ngành điện cần phải huy động từ khu vực tư nhân.

Đại diện của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng đầu tư phát triển châu Á (ADB), đều ủng hộ Việt Nam phát triển năng lượng bền vững và khuyến khích khối tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo, cũng như phát điện truyền tải điện.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam cho rằng, tài chính từ khu vực công và nguồn vốn ODA, sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư rất lớn của ngành điện. Bởi vậy, Việt Nam phải tăng cường huy động các nguồn vốn thay thế. Chính phủ cần tìm kiếm và thực hiện các giải pháp đem lại nhiều đầu tư tư nhân hơn nữa cho ngành điện.

Việt Nam là quốc gia có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng. Các nghiên cứu cho thấy đến năm 2030, Việt Nam có khả năng phát triển 20.000 MW điện gió và 35.000 MW điện mặt trời.

Vốn tư nhân đổ vào năng lượng tái tạo, không lo thiếu điện - Ảnh 1.

Điều đáng nói là sự tiến bộ của công nghệ đã khiến chi phí sản xuất năng lượng tái tạo ngày càng rẻ. Theo hãng tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company, tại Việt Nam giá vốn điện mặt trời đã giảm 75% và điện gió giảm 30% từ 2012-2017. Xu hướng này còn tiếp tục giảm và năng lượng tái tạo đang trở thành nguồn sản xuất điện mới rẻ.

Việc phát triển năng lượng tái tạo, còn giúp cho Việt Nam giảm được 60% nhiên liệu nhập khẩu, cũng như giảm rủi ro từ việc biến động giá nhiên liệu. Đầu tư vào năng lượng tái tạo, cũng hứa hẹn tạo ra hơn 465.000 việc làm mới trong tương lai.

Những tín hiệu tích cực

Đầu tư cho năng lượng tái tạo, từ khu vực tư nhân tại Việt Nam đang có nhiều tín hiệu khởi sắc. Theo số liệu của Bộ Công thương, hiện có hơn 330 dự án điện mặt trời đã và đang chờ phê duyệt, bổ sung vào quy hoạch điện. Trong đó, 121 dự án đã được phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh, với tổng công suất phát điện đến năm 2020 là 6.100 MW. Còn tổng công suất đăng ký đầu tư điện mặt trời tính  đến nay đã lên tới hơn 26.000 MW.

Trong số đó, có không ít các dự án lớn. Chẳng hạn như dự án Bim Energy của Bim Group đặt tại tỉnh Ninh Thuận, với cụm 3 nhà máy, công suất lên tới 330 MW, sẽ hòa lưới điện quốc gia trước tháng 6/2019.

Đây sẽ là cụm nhà máy năng lượng điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á, với tổng số hơn 1 triệu tấm pin, có tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Với việc đầu tư vào năng lượng sạch, Bim Energy sẽ góp phần giảm gần 304.400 tấn CO2 thải ra môi trường mỗi năm.

Đại diện World Bank và ADB cho rằng, huy động vốn tư nhân để phát triển năng lượng tái tạo, là hướng đi phù hợp với chiến lược và mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Điều quan trọng là Chính phủ cần xác lập cơ chế phê duyệt dự án minh bạch, dễ tiếp cận hơn, tạo được thị trường có giá bán điện ở mức khả thi và quy định hợp đồng mua bán điện theo hướng giảm rủi ro cho nhà đầu tư hơn nữa.

Vốn tư nhân đổ vào năng lượng tái tạo, không lo thiếu điện - Ảnh 2.

Về BIM Group

BIM Group là tập đoàn kinh tế đa ngành lớn tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1994, BIM Group đã tạo được những dấu ấn quan trọng trong 4 lĩnh vực kinh doanh chính gồm: Phát triển Du lịch và Đầu tư Bất động sản; Nông nghiệp và Thực phẩm; Dịch vụ Thương mại; Năng lượng tái tạo.

BIM Group định hướng trở thành nhà đầu tư tiên phong hàng đầu về năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Chiến lược hướng tới, đến năm 2022 sẽ đạt tổng quy mô 1.000 MW điện mặt trời. Ngoài ra BIM Group cũng đang hướng tới việc phát triển các dự án điện gió.

Các đối tác của BIM Group trong lĩnh vực năng lượng tái tạo gồm: Bouygues Group (Pháp), hoạt động trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, viễn thông, truyền thông, năng lượng. JUWI (CHLB Đức) là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. AC ENERGY, thuộc Tập đoàn Ayala, là một trong những công ty hàng đầu về năng lượng tái tạo tại Philippines và trong khu vực.

  • Từ khóa:

Tin mới

150 quốc gia đua nhau 'chốt đơn' một mặt hàng của Việt Nam: Thu gần 5 tỷ USD từ đầu năm, Trung Quốc ra sức mua hàng dù ‘của nhà trồng được’ nhiều bạt ngàn
10 giờ trước
Hiện Việt Nam cũng là á quân của thế giới ở ngành hàng này và thu về 4,79 tỷ USD trong quý 1.
Hàng bánh canh 350k/tô sau bao năm vẫn gây tranh cãi về giá và thái độ: "Kêu 30k không có cái gì hết, ủa vậy nó muốn có cái gì"?
45 phút trước
Nổi tiếng khắp nơi bởi bán với mức giá 350k/tô bánh canh cua, sau nhiều năm, hàng bánh canh này ở TP.HCM vẫn liên tục gây ra những tranh cãi.
Chân dung nhà thầu cây xanh bị Bộ Công an "sờ gáy"
2 giờ trước
"Ẵm" hàng trăm gói thầu duy tu, chăm sóc cây xanh tại nhiều tỉnh, thành phố giúp tổng giá trị trúng thầu của Cây xanh Công Minh đạt trên 1.991 tỷ đồng.
Hành khách đã phải mua vé máy bay giá cao bất thường nên làm điều này
2 giờ trước
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các cá nhân, tổ chức, khách hàng mua vé máy bay các hãng hàng không Việt Nam thời gian qua (nhất là từ đầu năm 2024 đến nay) phản ánh thông tin, tài liệu xác thực về việc đã phải mua vé máy bay giá cao so với quy định
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đến gần, chuyên gia hiến kế "lạ"
2 giờ trước
Bộ Xây dựng cho biết có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41,4%. Chuyên gia khuyến cáo để tránh nguy cơ vỡ nợ, doanh nghiệp cần nhanh chóng tái cơ cấu lại các khoản nợ, thậm chí cân nhắc phương án bán lỗ vốn tài sản.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.