Vua xoài Đông Nam Á 'khóc hận' trước Việt Nam: Vì một tấm biển chữ Trung Quốc?

Tuy Thái Lan là quốc gia xuất khẩu xoài số một ASEAN, nhưng trên thị trường Trung Quốc, xoài Việt Nam lại chiếm thế thượng phong.

Tuy Thái Lan là quốc gia xuất khẩu xoài số một ASEAN, nhưng trên thị trường Trung Quốc, xoài Việt Nam lại chiếm thế thượng phong.

 

Theo Cục trưởng Đàm phán Thương mại Thái Lan Auramon Supthaweethum, Thái Lan hiện là quốc gia xuất khẩu xoài số một trong ASEAN, và xếp thứ 7 trên thế giới. Trong đó, Thái Lan xuất khẩu xoài nhiều nhất sang các nước ASEAN. Nửa đầu năm 2020, xuất khẩu xoài Thái Lan sang ASEAN chiếm 37,5%, kim ngạch thương mại đạt khoảng 15,3 triệu USD, tăng 143% so với cùng kỳ năm 2019; chủ yếu xuất khẩu sang Malaysia, Việt Nam và Lào.

Vua xoài Đông Nam Á khóc hận trước Việt Nam: Vì một tấm biển chữ Trung Quốc? - Ảnh 1.

Một chợ đầu mối giao dịch xoài ở Trung Quốc. Ảnh: td776.com

Cũng trong nửa đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu xoài từ Thái Lan sang Trung Quốc Đại lục đạt xấp xỉ 5,3 triệu USD, tăng 71%, trong khi kim ngạch xuất khẩu xoài sang Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 196%.

Tuy là Thái Lan quốc gia xuất khẩu xoài số một ASEAN, nhưng trên thị trường Trung Quốc, xoài Việt Nam lại chiếm đa số. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 84.000 tấn xoài, 80% con số này này đến từ Việt Nam. Hiện 2/3 sản phẩm xoài tươi trên thị trường Trung Quốc là nhập khẩu từ Việt Nam.

Vậy lý do nào khiến cho "Vua xoài Đông Nam Á" Thái Lan không chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc?

Người Trung Quốc chê xoài Thái vì "một tấm biển"?

Có thể có rất nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên một hiện tượng khá đặc biệt được chia sẻ lớn trên hàng loạt nền tảng mạng Internet ở Trung Quốc đã hé mở thái độ của người tiêu dùng nước này đối với xoài Thái Lan.

Thái Lan là một quốc gia Đông Nam Á, tuy không có biên giới với Trung Quốc nhưng lại cách Trung Quốc không xa nên là một điểm đến được rất nhiều du khách Trung Quốc yêu thích.

Theo Viện nghiên cứu du lịch Trung Quốc, mặc dù khách du lịch Trung Quốc đi rất nhiều nước nhưng phần lớn tập trung ở các nước láng giềng và Thái Lan luôn nằm trong top 3 quốc gia được du khách Trung Quốc đến thăm nhiều nhất. Thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, năm 2019, có gần 11 triệu lượt khách Trung Quốc đến Thái Lan du lịch.

Các món ăn của Thái Lan cũng rất phù hợp với khẩu vị của người Trung Quốc. Trong số đó, trái cây Thái Lan cũng được du khách Trung Quốc rất ưa chuộng.

Thái Lan nằm trong khu vực nhiệt đới nên có rất nhiều loại trái cây nhiệt đới, từ sầu riêng, xoài đến chuối… Xoài Thái Lan không chỉ có giá rẻ hơn so với xoài Trung Quốc mà còn có hương vị rất thơm ngon.

Theo nội dung được người dùng chia sẻ trên mạng Internet ở Trung Quốc, xoài Thái Lan vốn được du khách Trung Quốc rất ưa chuộng nhất nhưng chỉ vì "một tấm biển" đã làm mất lòng du khách Trung Quốc.

Vua xoài Đông Nam Á khóc hận trước Việt Nam: Vì một tấm biển chữ Trung Quốc? - Ảnh 2.

Tấm biển với dòng chữ Trung Quốc: "Xin đừng ấn tay vào hoa quả, nếu ấn rồi thì bạn sẽ phải mua chúng". Ảnh: qq.com

Nguyên do là nhiều tiểu thương bán xoài tại Thái Lan đã đặt một tấm biển với dòng chữ bằng tiếng Trung Quốc: "Xin đừng ấn tay vào hoa quả, nếu ấn rồi thì bạn sẽ phải mua chúng". Điều này được cho là nhằm vào du khách đến từ Trung Quốc và làm họ cảm thấy phật ý.

Có người cho rằng các tiểu thương Thái Lan "tự làm tự chịu", số khác lại cho rằng du khách Trung Quốc "chuyện bé xé ra to".

Theo thói quen, nhiều du khách Trung Quốc thường dùng ngón tay ấn vào quả xoài xem đã chín chưa. Tuy nhiên, xoài Thái Lan khá mọng nước, nếu ấn quá tay rất dễ làm hỏng xoài. Bởi vậy, các tiểu thương Thái Lan mới đặt tấm biển như vậy. Nhưng du khách Trung Quốc lại cảm thấy người Thái đang ám chỉ mình, không chào đón mình, mặc dù không phải ai cũng ấn tay vào quả xoài, nên rất khó chịu.

Những tiểu thương Thái Lan biết lý do tại sao du khách Trung Quốc khó chịu nhưng họ cũng nói rằng mình không có ý đồ xấu mà chỉ muốn nhắc nhở du khách. Trong khi đó, du khách Trung Quốc cho rằng họ đang ở Thái Lan nhưng bảng hiệu lại viết bằng tiếng Trung, rõ ràng là nhằm vào họ và là một kiểu phân biệt đối xử. Kết quả là rất nhiều du khách Trung Quốc "tẩy chay" xoài Thái Lan.

Xoài Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào giữa năm 2021, Việt Nam hiện là nước sản xuất xoài lớn thứ 13 thế giới. Cả nước hiện có khoảng 87.000ha xoài, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 48%. Địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất là Đồng Nai (12.3000 ha), Đồng Tháp (11.400 ha), An Giang (11.200ha). Tổng sản lượng xoài trong năm 2020 đạt 893,2 ngàn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam đạt 180,8 triệu USD, giảm 9% so với năm 2019. Nguyên nhân được cho là do đại dịch Covid-19 làm ách tắc dòng lưu chuyển hàng hóa toàn cầu. Thị trường xuất khẩu xoài chính của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 83,9%, với giá trị xuất khẩu là 152 triệu USD - gấp nhiều lần so với kim ngạch xuất khẩu xoài của Thái Lan sang thị trường Trung Quốc Đại lục), tiếp theo là Nga, Mỹ, Hàn Quốc, EU, Australia và Nhật Bản.

Tại Trung Quốc, xoài Việt Nam nổi tiếng vì chất lượng cao và giá cả hợp lý. Theo chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc trên trang Q2d, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây xoài phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cũng rất cao; giá nhân công rẻ nên giá thu mua cũng rẻ.

Bên cạnh đó, xoài Việt Nam và xoài Hải Nam (vùng trồng xoài nổi tiếng nhất Trung Quốc) cũng như xoài Quảng Tây có thời điểm chín khác nhau.

Xoài Hải Nam thường được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8, xoài Quảng Tây là từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 9, trong khi xoài Việt Nam lại chín vào thời điểm cuối năm. Bởi vậy, vào thời điểm này, Trung Quốc thường nhập số lượng lớn xoài Việt Nam với các chủng loại chính: xoài tượng xanh, xoài Úc và xoài ngọt.

Vua xoài Đông Nam Á khóc hận trước Việt Nam: Vì một tấm biển chữ Trung Quốc? - Ảnh 3.

Xoài Việt Nam được trưng bày bên lề hội thảo "Nâng cao năng lực tuân thủ các quy định đối với xoài xuất khẩu của Việt Nam” được tổ chức vào tháng 4/2021 ở tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Kinh tế Sài Gòn Online.

Đại diện Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, điều kiện tiên quyết để xuất khẩu xoài là truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Vào năm 2020, Đồng bằng sông Cửu Long đã có 271 mã vùng trồng, trong đó Đồng Tháp chiếm đến 109 mã.

Trong đó, mới chỉ có 1.789ha diện tích trồng xoài của Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn VietGap và GlobalGAP phục vụ xuất khẩu, chiếm 3,8% tổng diện tích xoài. Vì vậy, cần mở rộng hơn nữa diện tích trồng xoài đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích trồng xoài của Việt Nam đạt 140.000ha, sản lượng đạt 1,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt 650 triệu USD với thị trường xuất khẩu chính vẫn là Trung Quốc.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Tin mới

Shop Hà Nội bán hàng online trốn thuế đang bán những gì mà doanh thu hơn 800 tỷ?
7 giờ trước
Trang fanpage trông không có gì hoành tráng hơn những shop bán hàng khác, mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi bị điều tra.
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái
7 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, việc xử lý hàng giả hàng nhái bị thu giữ còn khó khăn hơn cả công tác bắt giữ. Các thủ tục pháp lý rườm rà, giám định tốn kém và kéo dài, trong khi chế tài lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chính điều này tạo ra một “thiên đường lợi nhuận” cho hàng giả.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
7 giờ trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
7 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
8 giờ trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.393.092 VNĐ / tấn

166.30 JPY / kg

2.21 %

+ 3.60

Đường

SUGAR

9.427.348 VNĐ / tấn

16.36 UScents / lb

0.62 %

+ 0.10

Cacao

COCOA

211.090.317 VNĐ / tấn

8,076.00 USD / mt

3.58 %

- 300.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

166.788.003 VNĐ / tấn

289.44 UScents / lb

0.16 %

- 0.45

Gạo

RICE

14.961 VNĐ / tấn

12.58 USD / CWT

1.68 %

- 0.22

Đậu nành

SOYBEANS

9.745.240 VNĐ / tấn

1,014.70 UScents / bu

0.22 %

+ 2.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.238.846 VNĐ / tấn

285.95 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
8 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
9 giờ trước
Thú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.
Loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc siêu mê: diện tích trồng hơn 110.000 ha, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
14 giờ trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam rất nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.
Một 'mỏ vàng dưới lòng đất' của Việt Nam khiến Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu: Thu về gần 700 triệu kể từ đầu năm, nước ta cạnh tranh với Thái Lan ngôi vương của thế giới
1 ngày trước
Không phải sầu riêng, đây là mặt hàng mà Thái Lan và Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc.