Wall Street Journal: Mọi ngả đường đều dẫn tới lạm phát

07/05/2021 19:08
Chúng ta đang ở trước bước ngoặt lớn của hệ thống tài chính.

Trên tất cả các mặt trận, từ chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế cho đến dân số và lao động đều đang chuyển sang xu thế ủng hộ lạm phát. Sau hơn 40 năm thực hiện các chính sách ưu tiên cuộc chiến chống tăng giá cả, các giải pháp thân thiện với nhà đầu tư và người tiêu dùng giờ trở nên không còn hợp thời. Điều này diễn ra không chỉ ở Mỹ mà gần như trên toàn thế giới.

Đáng tiếc là các nhà đầu tư không chuẩn bị cho sự dịch chuyển này, có lẽ một phần bởi vì không dễ để phát hiện ra điều đó. Cũng có thể các tín hiệu chỉ điểm lạm phát lại một lần nữa không chính xác và phải vài năm nữa lạm phát mới thực sự xảy ra, có những bằng chứng rõ ràng cho thấy sự dịch chuyển lớn trên 5 "mặt trận".

Các NHTW, dẫn đầu là Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), hiện ít lo lắng về lạm phát

Kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách đã dành nhiều thời gian để lo lắng về việc lạm phát mãi ì ạch ở dưới chứ không phải ở trên mức mục tiêu. Tuy nhiên, gần đây, họ đã có những bước đi dứt khoát để tạm gạt mục tiêu lạm phát sang 1 bên. Fed áp dụng chỉ tiêu mới mềm mỏng hơn gọi là mục tiêu lạm phát trung bình 2%, có nghĩa là lạm phát có thể vượt quá 2% trong vài năm để bù đắp cho sự ì ạch trong suốt cả thập kỷ vừa qua.

Hơn nữa, thay vì tập trung vào các dự báo để hành động trước khi lạm phát ập đến, Fed chuyển sang chờ đợi cho đến khi lạm phát thực sự xuất hiện. Vì các chính sách tiền tệ có độ trễ khá lớn, nhiều chuyên gia nhận định nhiều khả năng Fed sẽ hành động quá muộn để khống chế lạm phát.

Dưới thời Janet Yellen (giờ là Bộ trưởng Tài chính) và cả Chủ tịch Fed hiện nay là Jerome Powell, Fed đều nhấn mạnh thứ mà trước đây được coi là mục tiêu thứ cấp: trạng thái toàn dụng lao động. Cụ thể, Fed tập trung vào lợi ích của việc để cho các nhóm lao động thiểu số thúc đẩy nền kinh tế.

Mặt trái của chính sách này là khi Fed cần phải hạ nhiệt nền kinh tế, nhóm này sẽ biết rằng họ là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên nếu Fed thắt chặt chính sách. Điều đó khiến cho việc tăng lãi suất càng gây nhiều tranh cãi hơn so với thông thường.

Hệ thống chính trị ủng hộ chi nhiều hơn ở hiện tại

Ở Mỹ ít nhất là kể từ thời Nixon, đảng Cộng hoà mới sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách như hiện nay. Tuy nhiên cựu Tổng thống Donald Trump đã nâng điều này lên 1 tầm cao mới với thâm hụt cao kỷ lục trong thời bình nhằm tài trợ cho các đợt cắt giảm thuế. Người kế nhiệm Joe Biden cũng tỏ ra sẵn sàng chi nhiều hơn, và mặc dù gói chi tiêu khổng lồ tiếp theo gắn liền với tăng thuế, kết quả thăm dò cho thấy công chúng yêu thích các tấm séc cứu trợ.

Ở các nền kinh tế phát triển khác cũng tương tự như vậy. Bài học từ khủng hoảng tài chính là thắt lưng buộc bụng sẽ không hiệu quả và không nên rút các biện pháp kích thích quá sớm. Các chính trị gia vẫn luôn ưa chuộng tăng chi ngân sách và không muốn lặp lại sai lầm cũ, vì thế áp lực lạm phát càng tăng lên.

Toàn cầu hoá đã lỗi thời

Các hiệp định tự do thương mại đã sinh sôi nảy nở trong 40 năm qua, khiến giá cả giảm mạnh và tăng mức độ cạnh tranh. Sự kiện Trung Quốc mở cửa nền kinh tế sau năm 1978 và gia nhập WTO năm 2001 đã tạo thêm tổng cộng 800 triệu việc làm trên toàn cầu.

Tuy nhiên toàn cầu hoá đã đạt đỉnh. Tổng thống Biden đang bước tiếp con đường bảo hộ của ông Trump, thậm chí là còn khắc nghiệt hơn. Ở châu Âu, sau Brexit, Anh áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại với EU.

Thương mại tự do vẫn chưa chết, vẫn có những hiệp định song phương ra đời. Tuy nhiên ít nhất là tốc độ toàn cầu hoá đã giảm xuống đáng kể.

Cấu trúc dân số làm tình hình tồi tệ hơn

Một trong những điểm lợi của toàn cầu hoá là bổ sung thêm lao động nước ngoài trong lúc lao động trong nước tăng trưởng quá chậm chạp. Tuy nhiên dân số của Trung Quốc, công xưởng thế giới, đang ở gần đỉnh. Tại Mỹ, thập kỷ vừa qua dân số tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1930. Khi số lượng lao động giảm, người lao động có thể đòi hỏi nhiều hơn.

Lao động có thêm quyền lực sẽ tạo áp lực tăng lương và giá cả

Ông Biden rất ủng hộ công đoàn. Gần đây nền kinh tế chia sẻ bị nhiều chính phủ chỉ trích là chèn ép người lao động. Tuần trước Bộ trưởng Lao động Mỹ kiến nghị các lao động của nền kinh tế gig nên được phân loại là nhân viên như những lao động bình thường, tức cung cấp cho họ nhiều quyền lợi hơn.

Đa số trong 5 yếu tố kể trên đều vận động khá chậm chạp. Áp lưc lạm phát trong ngắn hạn (xuất phát từ những gói chi tiêu khổng lồ sau đại dịch) kết hợp với nguồn cung hạn chế có thể là khởi đầu của một sự thay đổi rộng hơn. Tuy nhiên lạm phát có thể giảm xuống một lần nữa trước khi xu hướng lớn hơn được định hình.

1 thập kỷ sau khi cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker chống lại lạm phát và khiến kinh tế Mỹ suy thoái sâu, lạm phát ở Mỹ lại 1 lần nữa vượt 6%. Khi đó ít người tin rằng có thể đánh bại lạm phát lâu đến vậy.

Nếu thực sự chúng ta đang đứng trước bước ngoặt lớn, cái giá phải trả vì hành động chậm trễ là khá lớn. Những nhà đầu tư đang mua trái phiếu 10 năm ở mức lợi suất 1,6% sẽ thiệt hại nặng. Nếu lạm phát tăng lên 3%, tình hình thực sự tồi tệ.

Còn quá sớm để "tất tay" vào ý tưởng lạm phát tăng vọt, nhưng sẽ là điên rồ nếu bạn xây dựng danh mục đầu tư mà không coi lạm phát là 1 rủi ro lớn.

 Tham khảo WSJ

Tin mới

Xe Yamaha khách Việt mê mệt có bản mới: Màu sắc cực đẹp, loại bỏ đồng hồ cơ, thêm công nghệ phanh an toàn
3 giờ trước
Thời điểm mới ra mắt, mẫu xe Yamaha này từng được bán kênh giá tới gần 10 triệu đồng vì quá 'hot'.
VW Golf giá cao nhất gần 1,9 tỷ đồng: ‘Không gánh doanh số, mà có thể để gõ đầu Civic Type R’
4 giờ trước
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, đây là thời điểm chín muồi để Volkswagen Việt Nam phân phối chính hãng Golf.
Nông sản 'tắc đường' vào EU, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có động thái gì?
4 giờ trước
TPO - Hàng trăm tấn thanh long, hồ tiêu... đang nằm dài trong kho, thối hỏng bốc mùi vì không có đơn vị nào đứng ra ký giấy chứng nhận. Ngành hàng kêu cứu, địa phương lúng túng, trong khi nguy cơ mất thị trường châu Âu đã ở rất gần.
JBL Summer Sale – Rực cháy mùa hè cùng âm nhạc đỉnh cao, ưu đãi cực sốc
5 giờ trước
Mùa hè sôi động đang gọi tên bạn, và JBL sẵn sàng cùng bạn khuấy đảo từng khoảnh khắc với đại tiệc khuyến mãi JBL Summer Sale cực kỳ hấp dẫn - chỉ từ 990.000 đồng.
Người ẵm giải độc đắc lớn nhất từ trước đến nay: Vợ tôi sốc, không tin nổi
5 giờ trước
Khi biết mình trúng giải Jackpot 1 (độc đắc) gần 345 tỷ đồng, anh P. run đến nỗi không bưng nổi bát cơm, người đầu tiên anh chia sẻ là vợ của mình.

Tin cùng chuyên mục

Honda Super Cub 50 Final Edition xuất hiện tại Việt Nam
12 giờ trước
Honda Super Cub 50 Final Edition là phiên bản giới hạn nhập khẩu từ Nhật Bản, được bán ra tại Việt Nam trong tháng 7 này.
Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao, xì gà chịu mức 100.000 đồng/điếu
12/07/2025 07:08
Từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ năm 2027 và tăng lên 10.000 đồng vào năm 2031.
InnoEx 2025: Bản đồ từ dữ liệu đến tăng trưởng cho doanh nghiệp
12/07/2025 03:30
Cổng đăng ký diễn đàn quốc tế InnoEx 2025, chủ đề "Từ Dữ liệu đến Tài sản số" tháng 8 này đã chính thức mở. Không chỉ giải mã cách chuyển hóa dữ liệu thành tăng trưởng, cơ hội kết nối với hàng nghìn lãnh đạo, chuyên gia, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đang chờ các doanh nghiệp tham gia.
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
11/07/2025 08:13
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.