WEF: Nếu không có vaccine Covid-19 trong tương lai gần, các chính phủ cần làm gì để cứu nền kinh tế?

14/04/2020 11:37
Mặc dù chúng ta chưa có đầy đủ thông tin về Covid-19, nhưng rõ ràng nó sẽ gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu trong ít nhất 1 năm, và có thể lâu hơn nữa, vì 3 lý do quan trọng.

Dù đã vài tháng, chúng ta vẫn khó có thể nắm bắt được quy mô và phạm vi ảnh hưởng toàn cầu của Covid-19. Một phần ba dân số thế giới đang cách ly với xã hội. Hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng, số ca mắc và tử vong mới ở nhiều nơi vẫn đang tăng. Trong khi đó, một cuộc khủng hoảng thứ hai, dưới hình thức suy thoái kinh tế, đang diễn ra - Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho hay.

Tất cả chúng ta đều muốn dập tắt cuộc khủng hoảng này càng sớm càng tốt. Nhưng trước khi có thể quay trở lại nhịp sống kinh tế xã hội bình thường, chúng ta phải tập trung chính vào sức khỏe cộng đồng. Điều đó đi kèm với cái giá không hề rẻ, nhưng cũng là điều tốt nhất mà các chính phủ có thể làm. 

Mặc dù chúng ta chưa có đầy đủ thông tin về Covid-19, nhưng rõ ràng nó sẽ gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu trong ít nhất 1 năm, và có thể lâu hơn nữa, vì 3 lý do quan trọng. 

Đầu tiên, Covid-19 cực kỳ dễ lây nhiễm. Thứ hai, các tác động sức khỏe của căn bệnh này là rất nghiêm trọng. Và thứ ba - điều quan trọng nhất - chúng ta không có miễn dịch với căn bệnh này và không có vaccine.

Trước tiên hãy xem xét tính lây nhiễm của Covid-19. Bất cứ ai bị nhiễm virus này đều lây nhiễm cho trung bình 2-3 người khác và không ai có khả năng miễn dịch chống lại virus mới này. Trong vòng vài tuần, Covid-19 đã lây nhiễm hàng triệu người (số ca dương tính chính thức vẫn dưới 2 triệu, nhưng con số không chính thức có khả năng cao gấp ít nhất 5 lần). 

Trong 100 năm qua chỉ cúm Tây Ban Nha năm 1918 mới có thể so sánh với Covid-19 - hơn 2 năm đã làm thiệt mạng khoảng 50 triệu người và sau đó là tạo ra cuộc suy thoái kinh tế 1920-1921. Nếu thảm họa đó lặp lại, chúng ta sẽ đối mặt với viễn cảnh hàng triệu người tử vong và trầm cảm kinh tế kéo dài.

WEF: Nếu không có vaccine Covid-19 trong tương lai gần, các chính phủ cần làm gì để cứu nền kinh tế? - Ảnh 1.

Chúng ta nên dự tính những kịch bản y tế xã hội, kinh tế và công cộng nào, và giải pháp là gì?

Trong trường hợp không có vaccine, đại dịch này sẽ chỉ dừng lại khi phần lớn dân số miễn dịch sau khi nhiễm bệnh. Điều đó được gọi là khả năng miễn dịch bầy đàn .

Vương quốc Anh từng cho rằng chúng ta nên để điều đó xảy ra, càng sớm càng tốt. Song, hiện nay tại thành phố New York: trước khi khả năng miễn dịch bầy đàn này xuất hiện, sự lây lan tự nhiên sẽ tăng theo cấp số nhân. Nếu nhiều người bị bệnh đồng thời sẽ khiến hệ thống y tế quá tải.

Tốt hơn hết là nên duy trì các biện pháp ngăn chặn hiện tại. Chúng ta không thể diệt ngay virus hoặc chấm dứt dịch bệnh sớm, vì điều đó là không thể nếu không có vaccine. Nhưng ta có thể làm chậm dịch bệnh để hệ thống y tế thích ứng. Chúng ta có thể có được miễn dịch đàn, nhưng đó là câu chuyện rất dài, cần nhiều thời gian.

Câu hỏi lớn còn lại là: thời gian cách ly nên được duy trì trong bao lâu và khi nào mở cửa lại nền kinh tế?

Có vài việc cần làm trước khi dần mở cửa lại nền kinh tế. Đầu tiên là xét nghiệm huyết thanh học, tức là tìm kiếm các kháng thể đặc hiệu Covid-19 trong dân số nói chung. Cần theo dõi phần dân số đã tiếp xúc với virus và có khả năng miễn dịch.

Thứ hai là phát triển phương pháp xét nghiệm nhanh chóng đáng tin cậy, dùng để chẩn đoán nhanh những người mang virus (không có hoặc có ít triệu chứng) và xác định nhanh chóng các liên hệ của người nhiễm bệnh có thể được cách ly ngăn chặn sự lây lan hơn nữa.

Đối với chính phủ và doanh nghiệp, phối hợp chặt chẽ là cơ hội tốt nhất để đưa nền kinh tế trở lại. Những lĩnh vực nào nên được mở cửa trước tiên? Lựa chọn giữa việc mở trường học, công sở, cửa hàng và nhà hàng sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của từng quốc gia. Nhưng một khi có chiến lược nào đó hiệu quả, các quốc gia và khu vực nên sẵn sàng học hỏi và phối hợp với nhau. 

Chúng ta sẽ chỉ có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng này nếu đoàn kết. Nếu chúng ta không giúp đỡ lẫn nhau, thế giới sẽ có nguy cơ tái phát Covid-19 nghiêm trọng.

Cuối cùng, cần phải rõ ràng: chiến lược dài hạn duy nhất để loại bỏ virus này là thuốc đặc trị hoặc vaccine.Và các loại thuốc này thường mất vài năm để đưa ra thị trường. Nếu điều đó là đúng, chúng ta không nên lập kế hoạch phục hồi kinh tế và xã hội quá sớm trong một năm.

WEF: Nếu không có vaccine Covid-19 trong tương lai gần, các chính phủ cần làm gì để cứu nền kinh tế? - Ảnh 2.

Ảnh: EPR

Tất nhiên, chúng ta có thể may mắn nếu như một loại thuốc đã được phê duyệt hiện có tình cờ cũng có thể chống lại virus này. Nhưng ngay cả như vậy, sẽ mất thời gian để sản xuất và cung cấp nó trên quy mô toàn cầu. 

Trong trường hợp không có vaccine rộng rãi, hoặc chế vaccine có thể sẽ mất nhiều năm, chứ không phải trong vòng vài tháng, thì chúng ta phải thực hiện những thay đổi cơ bản cho hệ thống kinh tế của mình. 

Để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế, các chính phủ sẽ cần phải đảm nhận những vai trò lớn và chưa từng có trong việc đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh. Nợ công sẽ đi đôi với quá trình này. 

WEF: Nếu không có vaccine Covid-19 trong tương lai gần, các chính phủ cần làm gì để cứu nền kinh tế? - Ảnh 4.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
53 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
10 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
38 phút trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
2 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
7 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
22 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.