Xóa ‘nút thắt cổ chai’ gây ách tắc nguồn tiền gần 500 ngàn tỷicon

 Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp hiệu quả đảm bảo tăng trưởng. Nếu 2020 giải ngân được 100% kế hoạch vốn đầu tư công sẽ tăng GDP thêm 0,42 điểm phần trăm.

 Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp hiệu quả đảm bảo tăng trưởng. Nếu 2020 giải ngân được 100% kế hoạch vốn đầu tư công sẽ tăng GDP thêm 0,42 điểm phần trăm.

Phát huy đầu tư công                              

Nhiều DN phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, những lĩnh vực đóng góp lớn cho tăng trưởng hàng năm như xuất khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ... đều chịu ảnh hưởng xấu vì dịch bệnh. Kinh nghiệm từ những lần kinh tế gặp khó khăn cho thấy, tăng chi tiêu Chính phủ, trong đó đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, sẽ là giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giới chuyên môn cho rằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công sẽ khiến cầu của nền kinh tế tăng lên và điều này kích thích các DN quay trở lại với sản xuất. Hơn nữa, đầu tư công được đẩy mạnh vào xây dựng hạ tầng không chỉ tạo ra cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng cho phát triển dài hạn.

Xóa ‘nút thắt cổ chai’ gây ách tắc nguồn tiền gần 500 ngàn tỷ
Việc triển khai giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án, nhiều địa phương là điểm nghẽn khiến việc giải ngân vốn bị chậm (ảnh minh họa).

Vốn đầu tư công thường là những nguồn lực lớn, đầu tư vào các dự án quan trọng. Do đó, quá trình giải ngân sẽ kéo theo các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân và nước ngoài, tạo sức lan tỏa cho nền kinh tế, chuyên gia Ngô Trí Long nhận định.

Số liệu thống kê cho thấy, đầu tư công hiện chiếm hơn 10% tổng giá trị GDP, khoảng 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội hàng năm. Tuy nhiên, tình trạng chậm giải ngân đầu tư công từ gần chục năm qua đã tạo ra “nút thắt cổ chai” đối với nền kinh tế, ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP.

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 cả nước đạt hơn 270.209 tỷ đồng, bằng 62,94% so với kế hoạch Quốc hội giao và 67,46% kế hoạch Chính phủ giao. Còn giải ngân vốn đầu tư công cả năm 2020, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, là 470.850 tỷ đồng.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, thực hiện vốn đầu tư công là giải pháp hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư công giải ngân tăng thêm 1% sẽ làm GDP tăng thêm 0,06 điểm phần trăm. Nếu năm nay giải ngân được 100% kế hoạch sẽ làm tăng GDP thêm 0,42 điểm phần trăm.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua thực hiện giải ngân đầu tư công chậm là do công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn nhiều bất cập, chưa kỹ, chưa tốt dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần. Bên cạnh đó, thủ tục điều chỉnh chưa được đơn giản hóa, phải xét duyệt qua nhiều cấp, kéo dài thời gian. Công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế và khả năng giao vốn, khả năng giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch, nhiều dự án được giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân. Việc triển khai giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án, nhiều địa phương là điểm nghẽn khiến việc giải ngân vốn bị chậm.

Xóa “nút thắt cổ chai”                            

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.

Xóa ‘nút thắt cổ chai’ gây ách tắc nguồn tiền gần 500 ngàn tỷ
Dự án cao tốc Bắc Nam cần chuyển đổi hình thức sang đầu tư công

Thông báo nêu rõ, cần tập trung đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng nhất để bù đắp phần thiếu hụt tăng trưởng do tác động của dịch Covid-19. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và số kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020. Có biện pháp, giải pháp cụ thể và chế tài mạnh mẽ trong triển khai thực hiện.

Chính phủ cũng đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (8 dự án) và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ đối tác công tư sang đầu tư công. Bố trí mức vốn phù hợp từ nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2019 cho dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và đường cất hạ cánh, đường lăn của hai cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.  Đồng thời, đề xuất cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (kèm theo cắt giảm 5% so với dự toán) khi triển khai thực hiện các dự án, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Theo các chuyên gia, thúc đẩy tiến độ các dự án này trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết bởi đây đều là các dự ăn nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn hạ tầng” của nền kinh tế, như hàng không, đường bộ... Nếu tháo gỡ được, nghĩa là sớm đưa các dự án vào thực hiện, sẽ kết nối Việt Nam với thế giới và ngược lại. Không chỉ tạo ra sự năng động cho nền kinh tế mà còn tạo ra tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, sự chậm trễ trong giải ngân đầu tư công nói chung, giải ngân các dự án hạ tầng quy mô lớn nói riêng, có nguyên nhân do sự chồng chéo, không thống nhất của nhiều quy định pháp luật liên quan. “Trong bối cảnh hiện tại, tôi hy vọng sẽ có sự thay đổi thực sự từ thái độ và cả cách thức làm việc của các bộ, ngành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ”, ông nói.

Ông cho rằng: “Có thể có những vướng mắc chưa gỡ được ngay vì nằm trong luật, nghị định, cần phải có thời gian để nghị xem xét, sửa đổi, nhưng tôi tin là nếu lãnh đạo các bộ, ngành chủ động đi tìm các nút thắt, tìm cách gỡ thay vì ngồi đợi theo đúng quy trình thì sẽ có giải pháp ngay”.

Quan trọng nhất là các bộ, ngành phải cho thấy các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là để thông đường, tháo bỏ hoặc giảm bớt các điểm tắc nghẽn cho nền kinh tế những năm tới, chứ không chỉ là để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư năm nay, ông Cung nhấn mạnh.

Các chuyên gia đều có chung nhận định rằng, những lúc khó khăn, nhiều biến động như hiện nay rất cần có cách làm mới, mạnh dạn và sáng tạo trong thực hiện và giải ngân đầu tư công. Đây cũng là cơ hội để thay đổi cách làm và linh hoạt cho mục tiêu tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong tương lai.

Trần Thủy

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
23 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
4 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
31 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Đắt gấp 5 lần iPhone, điện thoại 160 triệu đồng sắp về tay giới thượng lưu Việt xịn cỡ nào?
2 ngày trước
Ngày càng nhiều đại gia Việt yêu thích dòng điện thoại này.
Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.
Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.