Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ mang về hơn 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019

07/07/2019 14:30
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2019, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 4,87 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo số liệu ước tính, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6/2019 đạt 850 triệu USD, giảm 5,8% so với tháng trước, tăng 12,7% so với tháng 6/2018. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 596 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng trước, tăng 13,7% so với tháng 6/2018. 

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2019, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 4,87 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong nửa cuối năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng mạnh. Theo chu kỳ hàng năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm, nhờ hoạt động xây dựng tại các thị trường xuất khẩu đi vào hoàn thiện, cùng với nhu cầu tu sửa, thay thế trang thiết bị nội thất tăng mạnh để đón chào năm mới.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc góp phần gia tăng đầu tư FDI vào ngành gỗ Việt Nam, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng xuất khẩu. Hiệp định EVFTA được ký kết và thực thi, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất là cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường EU trong thời gian tới tăng đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam còn tiếp cận các thị trường, thu hút vốn và đầu tư công nghệ của EU nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Về mặt hàng xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2019, trị giá xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đạt 2,6 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ tăng thêm 2,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018.

Hầu hết các mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều có trị giá tăng trong 5 tháng đầu năm 2019. Trong đó, đáng chú ý trị giá xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng trưởng mạnh trong tháng 5/2019, góp phần đẩy mạnh trị giá xuất khẩu trong 5 tháng đạt 146 triệu USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2018. 

Nhu cầu về đồ nội thất nhà bếp tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, theo nguồn ResearchAndMmarket.com, thương mại nội thất nhà bếp thế giới dự kiến sẽ đạt 7,5 tỷ USD vào năm 2022. Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp chính trên thế giới, tiếp theo là các thị trường như Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Na Uy, Áo, Bỉ, Anh, Canada và Nhật Bản. Nhiều mặt hàng nội thất của Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng tại Mỹ, trong đó có mặt hàng đồ nội thất nhà bếp.

Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm 2019, một số mặt hàng khác cũng xuất khẩu như: Dăm gỗ, gỗ, ván và ván sàn, cửa gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ…Trong đó, đáng chú ý, trị giá xuất khẩu dăm gỗ trong tháng 5/2019 giảm mạnh. Xuất khẩu dăm gỗ giảm mạnh rất phù hợp đối với ngành gỗ trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đủ cho sản xuất xuất khẩu, vì vậy Cục Xuất nhập khẩu lưu ý cần hạn chế xuất khẩu dăm gỗ.

Tin mới

Giá vé máy bay sắp giảm mạnh, thậm chí 0 đồng
7 giờ trước
TPO - Theo khảo sát thị trường vé máy bay, trong tháng 9, các hãng hàng không mở bán nhiều vé máy bay giá rẻ, thậm chí có vé giá 0 đồng, áp dụng đối với các chặng bay du lịch.
Top 50 'Giải thưởng thiết kế bếp đẹp Việt Nam 2024' lộ diện
6 giờ trước
Sau 1 tháng khởi động, Top 50 xuất sắc nhất của cuộc thi “Giải thưởng thiết kế bếp đẹp Việt Nam - Bespoke Be Home 2024” đã chính thức lộ diện.
Người Trung Quốc sôi sục mua vét từng mẩu vàng nhỏ, điều gì đã xảy ra với kho vàng khổng lồ của nước này?
5 giờ trước
Nhu cầu vàng tại nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục tăng cao ngay cả khi giá của loại kim loại quý này liên tiếp đạt mức cao kỷ lục.
Trung Quốc đang nắm giữ ‘át chủ bài năng lượng’ giá rẻ mà cả thế giới thèm khát: Kiểm soát 80% chuỗi cung ứng, tốc độ tăng trưởng vượt xa Mỹ, châu Âu
4 giờ trước
Trung Quốc lại đang đi trước thế giới một bước khi kiểm soát đến 80% chuỗi cung ứng mặt hàng này của thế giới, gấp 3 lần so với Mỹ.
Yêu cầu tùy chọn sơn chưa từng có cho siêu xe, một triệu phú bị Aston Martin từ chối nhưng có một hãng sẵn sàng đáp ứng
4 giờ trước
Triệu phú Kris Singh thà đổi thương hiệu chế tạo siêu xe cho mình chứ không bỏ tùy chọn độc nhất vô nhị trong lịch sử: Sơn bụi mặt trăng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.561.500 VNĐ / tấn

162.50 JPY / kg

-0.49 %

- -0.80

Đường

SUGAR

10.539.759 VNĐ / tấn

18.78 UScents / lb

-2.69 %

- -0.52

Cacao

COCOA

213.097.409 VNĐ / tấn

8,371.00 USD / mt

-5.85 %

- -520.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.775.617 VNĐ / tấn

204.51 UScents / lb

0.71 %

+ 1.45

Đậu nành

SOYBEANS

11.263.733 VNĐ / tấn

1,204.20 UScents / bu

0.01 %

+ 0.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.312.464 VNĐ / tấn

367.50 USD / ust

-1.18 %

- -4.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.243.789 VNĐ / tấn

44.98 UScents / lb

1.22 %

+ 0.54

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý
5 giờ trước
Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.
Giá cao su tăng mạnh, dự báo năm 2024 cầu vượt cung: "Mùa vàng" của doanh nghiệp cao su đã đến?
6 giờ trước
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, năm 2024 tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức trên thị trường quốc tế. Thêm vào đó, những thay đổi bất lợi về thời tiết, thị trường sẽ khiến giá cao su thiên nhiên biến động khó lường.
Độc đáo chén, đĩa làm bằng mo cau, xuất khẩu khắp 5 châu
12 giờ trước
Từ những chiếc mo cau tưởng chừng như phế phẩm bỏ đi, một người đàn ông ở xứ Quảng đã "hô biến" thành chén, đĩa và xuất khẩu khắp 5 châu.
Vải thiều Tây Nguyên đầu mùa tăng giá gấp đôi, vì sao?
17 giờ trước
So với cùng kỳ năm ngoái, giá quả vải thiều Tây Nguyên đầu mùa cao gấp đôi do mất mùa, sản lượng hạn chế