Xuất khẩu thép khả quan

15/05/2018 21:18
Theo nhận định của các chuyên gia, hoạt động XK thép trong các năm gần đây đã đạt được những kết quả tích cực. Ngành thép đang dần đạt được những chuẩn mực quốc tế trong sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra những lợi thế so với những nhà sản xuất thép hàng đầu.

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS), trong vòng 5 năm trở lại đây, hoạt động XK thép đã đạt được sự phát triển nhất định, khi tỷ lệ NK (tính trên tổng sản lượng tiêu thụ) luôn ghi nhận mức tăng trưởng liên tục. Nếu như trong năm 2012, XK thép trong nước chiếm 15,9% tổng sản lượng tiêu thụ (SLTT), thì năm 2017, hoạt động XK đã chiếm 20,8% và đạt mức tăng trưởng 23,9% trong quý I/2018.

Số liệu thống kê về tổng sản lượng thép XK trong 5 năm gần đây cũng cho thấy sản lượng thép XK đã có sự tăng trưởng từ mức 1,17 triệu tấn trong năm 2012 lên 3,76 triệu tấn thép trong năm 2017, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm ở mức 26,3%, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của SLTT trong nước (chỉ ở mức 19,8%).

Tại thị trường Việt Nam, hai nhóm sản phẩm chiếm vị trí chủ chốt bao gồm thép xây dựng và tôn mạ. Trong đó, mặt hàng tôn mạ đang dẫn đầu về XK, với tỉ lệ XK duy trì ở mức 40% trong vòng 4 năm qua. Cùng với mức tăng kỉ lục 50,8% trong quý I/2018, tôn mạ trở thành mặt hàng XK chính của Việt Nam. Bên cạnh đó, thép xây dựng đang là động lực thúc đẩy hoạt động XK của cả ngành thép trong thời gian gần đây với mức tăng trưởng XK 11,2% trong năm 2017 và 14,4% trong quý I/2018.

Tính chung 3 tháng đầu năm, kim ngạch XK thép đã vượt mốc 1 tỷ USD và đang có xu hướng tăng cao.

Theo nhận định của ông Nguyễn Trí Cường, chuyên gia phân tích của ABCS, tuy những lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ đang tăng cao nhưng hoạt động XK thép Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng liên tục trong các tháng đầu năm 2018. Theo ông Cường, mức thuế quan do Mỹ áp đặt không ảnh hưởng quá lớn đến ngành thép khi đã có nhiều thị trường XK thay thế tiềm năng cho các DN XK thép của Việt Nam bao gồm khu EU, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật và khu vực Đông Nam Á. Trong đó, EU, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật đã có mức tăng đáng kể về tỷ trọng, từ dưới 2,5% trong năm 2016 lên 18,2% tổng lượng thép XK Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018. Thêm vào đó, với mức chi phối đáng kể, khu vực Đông Nam Á vẫn đang liên tục duy trì vị thế dẫn đầu trong hoạt động XK thép cả nước nhiều năm gần đây. Do đó, sự sụt giảm trong XK vào thị trường Mỹ hoàn toàn có khả năng thay thế bởi những thị trường tiềm năng trên.

Một lựa chọn thay thế khác chính là thị trường nội địa, khi nguồn cầu trong nước được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng 20%/năm trong thời gian tới do “chất xúc tác” từ sự tăng trưởng của phân khúc nhà ở giá rẻ và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong nước, bao gồm Cao tốc Bắc Nam, Tuyến đường sắt kết nối vùng Đông Nam Bộ, dự án tàu điện ngầm nội đô, và dự án mở rộng các cảng hàng không (như Cảng sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài – giai đoạn 3, và càng hàng không quốc tế Long Thành).

Bên cạnh hoạt động XK, theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, lượng sản xuất và tiêu thụ thép trong 4 tháng vừa qua tương đối tốt vì thời tiết thuận lợi, ngành xây dựng nước ta vào mùa. Theo đó, lượng sản xuất thép tháng 4 đã đạt 850.000 tấn, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Ước 4 tháng đầu năm đạt 3,21 triệu tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng tiêu thụ tháng 4 đạt 830.000 tấn. Tính chung 4 tháng đầu năm đạt 3,07 triệu tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, thời gian tới, ngành thép chịu nhiều áp lực do tình hình bảo hộ thương mại đang diễn ra ngày càng nhiều trên thế giới. Hầu hết các thị trường NK lớn như Mỹ, EU đều khởi xướng điều tra, áp dụng thuế bảo hộ thương mại để bảo vệ thị trường trong nước nên gây nhiều khó khăn cho DN XK. Trong khi đó, thị trường trong nước lại hứa hẹn nhiều triển vọng vì nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và hoạt động đầu tư được chú ý triển khai ngay từ đầu năm. Do đó, để đảm bảo tăng trưởng tiêu thụ thép, các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục có những những chính sách, biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn thép NK để bảo vệ các DN trong nước. Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô song song với ổn định lãi suất ngân hàng, tạo niềm tin đối với DN.

Tin mới

Ông chủ doanh nghiệp thay thế Tân Hoàng Minh là con trai cựu chủ tịch Đỗ Anh Dũng
17 phút trước
Dự án D’.Palais de Louis với vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng đã đổi tên thành Hanoi Signature sau khi xuất hiện chủ đầu tư mới là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Ramond Holdings. Được biết, cổ đông lớn của công ty này là con trai ông Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Bất ngờ với thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, Bùi Quang Anh Vũ đứng đầu
34 phút trước
Quý I/2024 vẫn cho thấy doanh nghiệp bất động sản chưa phục hồi, đối mặt với nhiều khó khăn nên thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng sụt giảm. Dù vậy, thu nhập hàng tháng của những lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn ở mức cao và đứng đầu hiện nay là ông Bùi Quang Anh Vũ của Phát Đạt.
Cơ sở nào để VPBank nhân đôi lợi nhuận trong 2024?
2 giờ trước
VPBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2024 gấp đôi so với năm 2023, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành và dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết. Vậy đâu là cơ sở cho ngân hàng này đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng như vậy?
Chinh phục công nghệ, Kiến tạo tương lai cùng VPBank Technology Hackathon 2024
3 giờ trước
Ngày 11/5/2024, Lễ khai mạc VPBank Technology Hackathon 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sân chơi công nghệ lớn do VPBank phối hợp cùng đối tác Amazon Web Services (AWS) tổ chức, nơi hội tụ những tài năng trẻ đại diện cho sự sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và Khoa học Dữ liệu.
Tiếp tục sụt giảm nguồn cung, thị trường condotel khó phục hồi trong ngắn hạn
3 giờ trước
Theo các chuyên gia, những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đã ảnh hưởng đến nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ, khiến phân khúc condotel duy trì trạng thái trầm lắng kéo dài và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.108.600 VNĐ / tấn

165.00 JPY / kg

1.54 %

+ 2.50

Đường

SUGAR

10.454.437 VNĐ / tấn

18.63 UScents / lb

-3.47 %

- -0.67

Cacao

COCOA

181.485.981 VNĐ / tấn

7,130.00 USD / mt

-19.81 %

- -1,761.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

110.795.713 VNĐ / tấn

197.44 UScents / lb

-2.77 %

- -5.62

Đậu nành

SOYBEANS

11.376.610 VNĐ / tấn

1,216.40 UScents / bu

1.40 %

+ 16.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.297.313 VNĐ / tấn

367.00 USD / ust

0.05 %

+ 0.20

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.140.032 VNĐ / tấn

44.80 UScents / lb

-0.73 %

- -0.33

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nắng nóng kéo dài, giá dừa tươi tăng gần gấp 3 lần
4 giờ trước
Do ảnh hưởng của hạn mặn, nắng nóng kéo dài nên giá dừa tươi (dừa xiêm xanh) uống nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang hút hàng, sốt giá và được thương lái săn lùng thu mua.
Thị trường khan hàng, giá cả neo cao: Cơ hội "vàng" cho gạo Việt bứt phá
5 giờ trước
Thị trường gạo thế giới thời gian qua nhiều biến động và đang mở ra nhiều cơ hội để xuất khẩu gạo Việt bứt phá.
Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới
8 giờ trước
Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, với lượng nhập khẩu trong năm nay tăng lên 4,1 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức 3,9 triệu tấn vào năm ngoái. Báo cáo cũng nhận định Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu tới Philippines.
Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý
21 giờ trước
Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.