Xuất khẩu tìm cơ hội trong khó khăn

07/01/2023 19:40
Đơn hàng cho năm 2023 với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đang được dự báo sụt giảm, đặc biệt với các ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng... Để giữ vững mục tiêu xuất khẩu năm 2023 tăng 6% so với năm 2022, doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường, tìm đến các thị trường mới tiềm năng.

Năm 2022 xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới với hơn 732 tỷ USD đưa Việt Nam vào nhóm hàng đầu thương mại quốc tế. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 371,5 tỷ USD hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao. Có thể thấy, xuất nhập khẩu năm 2022 ghi nhận nhiều kỷ lục, đưa Việt Nam xuất siêu liên tiếp 7 năm liền, con số xuất siêu trong năm 2022 rất cao khoảng hơn 10 tỷ USD, nhiều ngành hàng bước vào các “câu lạc bộ tỷ USD và chục tỷ USD”.

Lượng đơn hàng có xu hướng giảm

Thực tế cho thấy xuất khẩu tăng trưởng cao, xuất siêu ấn tượng nhưng chưa thật sự bền vững do còn thiếu sự cân đối về cơ cấu thị trường, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và cơ cấu chủ thể xuất khẩu.

Một trong những chỉ tiêu mà ngành Công thương đưa ra trong năm 2023 là kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 6%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư. Vậy nhưng, dưới tác động của lạm phát toàn cầu tăng cao, lượng đơn đặt hàng có xu hướng sụt giảm, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam đối diện nhiều nỗi lo.

Theo bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, dự báo xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực trong quý I/2023 sẽ sụt giảm, nhất là ở thị trường Mỹ, EU do lạm phát cao, suy thoái nên người tiêu dùng siết chi tiêu.

Trong khi đó, đánh giá của Hiệp hội Da giày - Túi xách, mặc dù vượt qua được nhiều khó khăn thách thức để đạt được kim ngạch xuất khẩu ấn tượng trong năm 2022 là 25 tỷ USD; song không có gì bảo đảm rằng ngành sẽ duy trì được sự tăng trưởng trong năm 2023, do nhiều yếu tố khách quan tác động xấu đến sự tăng trưởng của ngành.

Với ngành lâm sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị cho biết, mặc dù năm 2022 xuất khẩu vượt mục tiêu nhưng nhiều tín hiệu cho thấy năm 2023 cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) lưu ý, trong bối cảnh hiện nay một số nhóm DN sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, cùng với tái cấu trúc thì DN cần phải đa dạng hóa thị trường.

Xuất khẩu tìm cơ hội trong khó khăn - Ảnh 1.

Năm 2023, dự báo ngành gỗ xuất khẩu gặp khó khăn. Ảnh: Tiểu My.

Tái cấu trúc, tìm thị trường

Để xuất khẩu tiếp tục là động lực tăng trưởng, TS Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho rằng về dài hạn nhà nước cần đẩy mạnh xúc tiến việc đàm phán các FTA mới (song phương, đa phương, khu vực). Đồng thời cần có chương trình đánh giá định kỳ hằng năm về hiệu quả thực thi các FTA một cách toàn diện, qua đó nhận diện và xử lý kịp thời các vấn đề cản trở việc tận dụng hiệu quả các FTA. Trong đó, tập trung đánh giá công tác thể chế, pháp luật, thủ tục hành chính liên quan tới các hoạt động thực thi FTA (đặc biệt là các thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành; cấp giấy chứng nhận xuất xứ FTA; cấp phép và quản lý đầu tư). Cùng với đó, đánh giá tình hình thực thi FTA của DN, đặc biệt là về mức độ hiểu biết, khả năng tận dụng, ảnh hưởng của các FTA, các lực cản trong thực thi FTA của DN...

Theo Bộ Công thương, năm 2023, cần lựa chọn nhóm hàng, mặt hàng có thế mạnh, tiềm năng xuất khẩu, ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng kế hoạch lộ trình theo chuỗi, có tính dài hạn và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, hiệp hội, địa phương, tổ chức, DN. Bên cạnh đó là thực hiện có chất lượng, hiệu quả Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giới chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý cần hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường thay thế hoặc bổ sung trong bối cảnh một số thị trường truyền thống của cả nhập khẩu, xuất khẩu khi dự báo đều gặp khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng cho rằng Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, bảo đảm cán cân thương mại hài hòa, bền vững; thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường khai thác các thị trường lân cận còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Cùng với đó là đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, phát triển hạ tầng số nhằm đẩy mạnh phân phối hàng hóa thông qua các kênh thương mại điện tử.

Thuy nhiên, DN cũng phải chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến tới xây dựng sản phẩm Việt có thương hiệu uy tín. DN phải đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại, định hướng sản xuất “xanh - tuần hoàn”, thực hiện nhanh quá trình chuyển đổi số mô hình quản trị sản xuất - kinh doanh, chuyển đổi phương thức kinh doanh trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ số, nhất là cần đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử xuyên biên giới và tham gia các sàn thương mại điện tử thế giới.

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2023, Chính phủ và các bộ, ngành cần cân nhắc việc giảm thuế hoặc hoãn thuế cho DN. Đặc biệt, về lãi suất ngân hàng, Nhà nước có thể cân nhắc với một số lĩnh vực ngành hàng có XK lớn, thặng dư thương mại cao, giải quyết việc làm, thì giữ mức lãi suất hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp duy trì, giữ ổn định lao động. Điều này sẽ tạo động lực cho năm tới, doanh nghiệp sẵn sàng đón đầu các đơn hàng khi nhu cầu thị trường hồi phục trở lại.

Tin mới

EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
38 phút trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
13 phút trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.
Ra mắt bộ ba điện thoại "cục gạch" 4G mới: Nokia 215 4G, 225 4G và 235 4G
19 phút trước
Bộ ba điện thoại phổ thông 4G mới của HMD Global là lựa chọn phù hợp cho những người dùng cần một thiết bị di động đơn giản, giá rẻ để liên lạc và giải trí cơ bản.
PV GAS nhập khẩu 60.000 tấn khí LNG sản xuất điện mùa khô
18 phút trước
Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.
Tesla sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc xe điện hứa hẹn là 'mỏ vàng' tương lai, cả làng ô tô 'đứng hình'
27 phút trước
Tesla vừa thực hiện động thái không một ai ngờ tới là sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc Supercharger đang 'ăn nên làm ra'.

Tin cùng chuyên mục

Honda HR-V 2024 ra mắt: Có chi tiết gợi nhớ Porsche, thêm bản 'giả off-road' hầm hố, giá tăng nhẹ
3 giờ trước
Phiên bản cập nhật giữa vòng đời của Honda HR-V (lấy tên Vezel tại Nhật Bản) đã chính thức ra mắt.
Loạt xe dự kiến ra mắt tháng 5/2024: Hilux trở lại, Corolla Cross và xe hybrid 'chiếm sóng'
7 giờ trước
Tháng 5/2024 sẽ đánh dấu sự trở lại của mẫu bán tải đã vắng mặt suốt một năm, màn ra mắt của các mẫu xe hybrid cũng như một mẫu mô tô hầm hố đến từ Yamaha.
Thị trường bất động sản có sớm phục hồi khi thanh khoản đã tăng?
12 giờ trước
Thị trường bất động sản quý I/2024 đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó cả nguồn cung và thanh khoản đã "bật tăng" đối với những phân khúc chủ lực. Cùng với đó, lãi suất "hạ nhiệt" khiến nhà đầu tư có xu hướng "đổ tiền" vào bất động sản ngày càng nhiều.
Vé máy bay cao chót vót, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 200 nghìn khách ngày 1/5
13 giờ trước
Trong ngày 1/5, là ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, hai sân bay lớn nhất cả nước là sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách.