Xuất khẩu vải thiều Việt Nam có thể gặp khó trong bối cảnh Trung Quốc cũng được mùa lớn, thời gian thu hoạch giữa hai nước lại gần nhau. Chưa kể, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, toàn bộ thương lái Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn đều được cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung theo quy định.
Mỗi năm chỉ họp duy nhất một lần, chợ vải thiều Lục Ngạn chính là chợ độc nhất Việt Nam vì kéo dài tới hơn 20km. Đặc biệt, nhờ những mẩu giấy nhỏ trao đổi với dân buôn mà người trồng vải thu được khoảng khoảng 3.500-4.000 tỷ đồng.
Được mùa, giá bán cao ngất ngưởng nên chỉ trong vòng 30 ngày thu hoạch vải thiều sớm mà nông dân gọi đùa là vào 'chiến dịch', người trồng vải thiều ở Thanh Hà thu tới 900 tỷ đồng.
Một thời chở vải ra chợ bán bị chê xấu, ép bán giá rẻ, vợ chồng lão nông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) nay là người trồng ra quả vải thiều chất lượng cao, bán đắt nhất Việt Nam.
Để kịp hàng ra chợ bán, những đại gia chân đất vùng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) phải dậy từ 2-3 giờ sáng, thậm chí thức xuyên đêm để hái vải. Cũng nhờ đó, vụ vải này họ có thể thu khoảng 4.000 tỷ đồng.
Có 45 thương nhân Trung Quốc sang Bắc Giang đợt đầu đã hết thời gian cách ly và đang ở chợ vải thiều Lục Ngạn mua hàng. Theo đó, có khoảng 1.800-2.300 tấn vải thiều được thu mua để xuất sang Trung Quốc mỗi ngày.
Lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam chính thức đặt chân vào đất Nhật Bản ngày 20/6. Đây là thành quả sau 5 năm nỗ lực chinh phục thị trường khó tính Nhật Bản, khẳng định chất lượng, thương hiệu vải thiều Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thương nhân Trung Quốc đã thu mua khoảng gần 77.000 tấn vải thiều Bắc Giang đưa về nước kéo giá mặt hàng này tăng vọt. Các loại trái cây khác xuất khẩu sang Thái Lan, Nhật Bản,... gần đây cũng tăng mạnh.
Kết thúc vụ vải thiều năm nay, nhiều hộ nông dân trồng loại quả đặc sản này ở Bắc Giang thu lãi từ vài trăm triệu cho tới tiền tỷ. Họ đang tính chuyện ôm tiền gửi ngân hàng, tậu thêm đất làm của để dành.