Sau lời kêu gọi của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong ngày đã lập tức điều chỉnh giá thịt lợn giảm ngay xuống mức 72.000-75.000 đồng/kg.
Lượng thịt lợn nhập khẩu hai tháng đầu năm nay tăng 150% so với cùng kỳ, trong khi nguồn cung thịt lợn trong nước đạt khoảng 330.000 tấn, song giá lợn hơi xuất chuồng vọt tăng một cách khó hiểu.
15 doanh nghiệp đứng đầu ngành chăn nuôi lợn ở nước ta cùng hứa ngày 1/4 tới sẽ giảm giá thịt lợn hơi xuất chuồng về mức 70.000 đồng/kg.
Chiều 31/3, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn ở nước ta đồng loạt ra thông báo giảm giá thịt lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg. Mức giá này sẽ được áp dụng từ ngày 1/4.
Thiếu hụt nguồn cung, lại có quá nhiều khâu trung gian dẫn đến giá thịt lợn trên thị trường vẫn quá đắt đỏ. Do đó, người tiêu dùng chưa được hưởng lợi như chúng ta mong muốn mặc dù giá lợn hơi đã giảm xuống thấp.
Bộ NN-PTNT vừa có công văn yêu cầu các tỉnh, thành tổ chức các biện pháp kiểm soát chặt giá thịt lợn, trong đó đề nghị các trang trại, hộ chăn nuôi cùng với 15 doanh nghiệp đồng loạt giảm giá xuống mức 70.000 đồng/kg lợn hơi.
Thịt lợn thương phẩm đang neo giá cao chót vót, lợn giống giá cũng đang ở mức cao chưa từng có. Để giá mặt hàng này hạ nhiệt, các doanh nghiệp xin nhập khẩu tới 6 vạn con lợn nái.
Hai đại gia trong lĩnh vực ô tô và thủy sản hợp tác chăn nuôi quy mô hàng ngàn tỷ đồng khi giá lợn tăng không ngừng. Thị trường chăn nuôi quy mô lớn sôi động hơn bao giờ hết.
Tính đến tháng 5/2020, tổng kinh phí ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và kinh phí được các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh khoảng 13.250 tỷ đồng.
Giá thịt lợn treo ở đỉnh cao lịch sử đã giúp nhiều đại gia Việt thu lợi nhuận lớn, cao gấp hàng chục lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, sự hợp tác với các ông lớn Mỹ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bùng nổ.