4 yếu tố đưa Việt Nam trở thành "câu chuyện tăng trưởng công nghệ thần kỳ" tiếp theo của Đông Nam Á

29/11/2019 16:05
Indonesia từ lâu đã dành được sự chú ý của giới quan sát quốc tế với những lợi thế rõ ràng, trước đó, Việt Nam không quá nổi bật trên bản đồ khởi nghiệp thế giới. Nhưng vài năm trở lại đây, Việt Nam đã có những startup nổi bật như Innaway, Triip.me, KardiaChain và Abivin,...

Họ chính là những nhân tố khơi gợi sự quan tâm của các nhà đầu tư với thị trường Việt Nam - với một thế hệ doanh nhân khao khát khởi nghiệp sáng tạo. Tech in Asia chỉ ra 4 yếu tố quan trọng có thể đưa Việt Nam trở thành câu chuyện tăng trưởng thần kỳ tiếp theo của Đông Nam Á.

Các yếu tố vĩ mô

Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định là yếu tố đầu tiên mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Việt Nam ngày nay là một quốc gia có tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 7%, nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Với 95,5 triệu người, Việt Nam không chỉ có dân số lớn thứ ba ở Đông Nam Á, mà còn có quy mô dân số trẻ, với hơn 50% dân số dưới 35 tuổi và việc sử dụng internet và di động đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. 

4 yếu tố đưa Việt Nam trở thành câu chuyện tăng trưởng công nghệ thần kỳ tiếp theo của Đông Nam Á - Ảnh 1.

Trong báo cáo về Kinh tế số năm 2019 của Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam là quốc gia được tài trợ nhiều thứ ba ở Đông Nam Á sau Singapore và Indonesia, đã thu hút được hơn 1 tỷ USD trong vài năm qua. Nền kinh tế số đã tăng 38% trên cơ sở hàng năm kể từ năm 2015 - nhanh hơn nhiều so Indonesia - và được dự báo sẽ đạt 12 tỷ USD, chiếm 5% GDP vào năm 2019, theo báo cáo.

Nhân lực công nghệ

Nếu nói đơn giản về lợi thế của từng quốc gia, một startup kiểu mẫu ở Đông Nam Á sẽ có trụ sở tại Singapore, nhắm đến thị trường Indonesia, với các nhà thiết kế ở Thái Lan, dịch vụ khách hàng ở Philippines và các kỹ sư tại Việt Nam. 

Việt Nam đầu tư không nhỏ vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và giáo dục toán học trong 15 năm qua, cùng với khả kết nối internet được cải thiện và lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp. Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra một ngành công nghiệp gia công công nghệ thông tin (CNTT) phát triển mạnh. 

4 yếu tố đưa Việt Nam trở thành câu chuyện tăng trưởng công nghệ thần kỳ tiếp theo của Đông Nam Á - Ảnh 2.

Việt Nam hiện đang có khoảng 30.000 công ty CNTT, các trường đại học đào tạo ra 80.000 sinh viên CNTT mỗi năm, theo Bộ Khoa học và Công nghệ. Việt Nam cũng đã soán ngôi Trung Quốc để trở thành đối tác gia công phần mềm lớn thứ hai của Nhật Bản, ngay sau Ấn Độ và được đặt các cơ sở R&D của các công ty lớn như IBM, Intel, Oracle, Samsung và Grab.

Tuy nhiên, gia công phần mềm vẫn là một quy trình có giá trị gia tăng thấp. Vì thế, Việt Nam cần phát triển các kỹ sư tập trung vào nghiên cứu sản phẩm, để hiểu được tác động toàn diện của sản phẩm đến người dùng cuối cùng.

Nhân tài trở về

Những người trở về này sẽ là động lực chính của việc tạo ra giá trị mới cho các thị trường đang phát triển. 

Với những kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy từ những trường đại học và công ty hàng đầu thế giới, các nhà sáng lập có thể ứng dụng vào các dự án riêng của họ. 

Nhìn vào môi trường khởi nghiệp hiện tại ở Việt Nam , phần lớn các nhà sáng lập đều từng học ở nước ngoài. Trần Ngọc Thái Sơn, nhà sáng lập Tiki.vn từng học Đại học New South Wales. Trần Hải Linh, đồng sáng lập và CEO của Sendo học tại Đại học Công nghệ Nanyang. Nguyễn Bá Diệp, nhà sáng lập Momo học tại Đại học Curtin. Phạm Minh Tuấn - nhà sáng lập kiêm CEO của Tập đoàn Topica Edtech theo học Đại học New York.

Ước tính có khoảng 4 triệu người Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài, với hơn 130.000 người trong số họ đi du học mỗi năm. Thành phố Hồ Chí Minh đón khoảng 30.000 thanh niên Việt Nam trở về từ nước ngoài hàng năm để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp. 

Hệ sinh thái ươm mầm khởi nghiệp

Mặc dù Việt Nam vẫn chưa tạo ra một câu chuyện thành công được như Grab hay Shopee, nhưng đã những ngôi sao tiềm năng. Có Tiki.vn được báo cáo là đã huy động được hơn 100 triệu USD trong vòng gần đây nhất, Momo gần đây đã huy động được 100 triệu USD trong tài trợ serie C, Zalo và Be cùng với FastGo cũng đang được kỳ vọng lớn.

4 yếu tố đưa Việt Nam trở thành câu chuyện tăng trưởng công nghệ thần kỳ tiếp theo của Đông Nam Á - Ảnh 3.

Việt Nam có đầy đủ một hệ sinh thái bao gồm các nhà đầu tư thiên thần, trung tâm ươm mầm khởi nghiệp, truyền thông và không gian làm việc chung ở các trung tâm công nghệ lớn như TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Các sự kiện cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bối cảnh khởi nghiệp tại Việt Nam. Techfest - sự kiện thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, thu hút hơn 5.500 người tham dự, 250 nhà đầu tư và 600 doanh nghiệp khởi nghiệp. Đầu năm nay, Bộ cũng đã tổ chức Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, kết nối hơn 100 quỹ trong nước và quốc tế với các startup Việt để hỗ trợ gọi vốn.

Tin mới

Loạt xe VinFast ra mắt Thái Lan từ tháng sau: Nhiều phân khúc, giá có thể rẻ nhờ chính sách bán như ở Việt Nam
7 giờ trước
Báo giới Thái Lan đã đồng loạt xác nhận mẫu xe mở bán đầu tiên tại thị trường này là VinFast VF e34.
'Thủ phủ' tôm hùm Phú Yên năm nào cũng có thiệt hại: Làm sao khắc phục?
6 giờ trước
Hầu như năm nào cảnh tôm hùm chết cũng diễn ra ở thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), vậy nguyên nhân do đâu và làm sao để khắc phục?
Hyundai Accent mới ra mắt tại Việt Nam ngày 30/5
5 giờ trước
Bản nâng cấp hứa hẹn giúp Accent cạnh tranh mạnh mẽ hơn nữa với Honda City và Toyota Vios, giữ vị trí thống trị phân khúc.
Loại cây 'đổi đời' cho người Việt được nhiều ông lớn săn đón với giá đắt đỏ: Indonesia tăng nhập khẩu hơn 200%, Việt Nam thuộc top 3 thế giới về sản lượng
4 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Top 05 điều hòa Panasonic tiết kiệm điện, giảm giá sâu đáng mua nhất hè 2024
4 giờ trước
Panasonic là một trong những thương hiệu điều hòa nổi tiếng với các mẫu sản phẩm bền bỉ, mẫu mã đẹp mắt, chất lượng tốt, tiết kiệm điện năng tối ưu. Vì thế không quá khó hiểu khi điều hòa Panasonic được đông đảo người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.