5 xu hướng kinh tế hậu Covid-19 bạn cần biết để đối phó với khủng hoảng

01/05/2020 08:11
Sau dịch, nhiều người có thể kết luận rằng: nắm giữ nhiều tiền mặt là sự phòng vệ tốt nhất trước những gián đoạn bất ngờ trong tương lai.

Tác động của đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, gây ra nhiều lo lắng, bất ổn giữa các quốc gia và các ngành. Dù sớm hay muộn, thế giới cũng sẽ phục hồi. 

Một khi cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay giảm bớt, nhiều thứ sẽ trở lại bình thường. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục. Cửa hàng sẽ mở cửa trở lại. Mọi người sẽ trở lại văn phòng và kinh doanh du lịch sẽ hồi phục.

Tuy nhiên, khi sự phục hồi bắt đầu, nhiều khả năng mọi thứ sẽ không còn như trước. Hành vi của các cá nhân và công ty sẽ thay đổi như thế nào khi chúng ta đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế?

Tăng nắm giữ tiền mặt 

Việc đóng cửa nhiều hoạt động quan trọng của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành một "bài test về sức chịu đựng" với mạng lưới an toàn xã hội. Nhiều quốc gia đã mở rộng trợ cấp thất nghiệp, cung cấp các khoản trợ cấp để người sử dụng lao động có thể tiếp tục bồi thường cho những người lao động bị sa thải và hỗ trợ tiền thuê nhà cho doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, sau dịch, nhiều cá nhân có thể kết luận rằng: nắm giữ nhiều tiền mặt là sự phòng vệ tốt nhất trước những gián đoạn bất ngờ trong tương lai. 

5 xu hướng kinh tế hậu Covid-19 bạn cần biết để đối phó với khủng hoảng - Ảnh 1.

Đó là kết luận mà họ từng đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những năm trước cuộc khủng hoảng đó, tỷ lệ tiết kiệm của Mỹ là âm. Sau đó, bắt đầu từ năm 2009, người Mỹ bắt đầu tiết kiệm trở lại mặc dù lãi suất gần bằng 0 đối với tiền gửi ngân hàng. Sau hậu quả của cuộc khủng hoảng hiện tại, lãi suất tiết kiệm có thể sẽ thay đổi.

Khu vực hóa, đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Toàn cầu hóa các chuỗi cung ứng đã giúp thúc đẩy tăng trưởng trong những năm 1990 và 2000. Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua, thương mại quốc tế đã chững lại. Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chủ nghĩa bảo hộ đã gia tăng.

5 xu hướng kinh tế hậu Covid-19 bạn cần biết để đối phó với khủng hoảng - Ảnh 2.

Cuộc khủng hoảng hiện nay đã khiến chính phủ các quốc gia cảm thấy sự cần thiết của việc sản xuất hàng hóa quan trọng thiết yếu ở trong nước hoặc ít nhất là ở các quốc gia láng giềng gần gũi. Đồng thời cũng có thêm một động lực mới cho khu vực tư nhân trong việc đa dạng hóa các nguồn cung.

Công việc linh hoạt hơn

Giai đoạn dịch từ tháng 3 đến tháng 4 đã mang đến cho thế giới một động lực mới để tăng cường thực hiện các cuộc họp online và làm việc tại nhà. Trong nhiều lĩnh vực, cả nhân viên và người sử dụng lao động đều vô thức trau dồi khả năng làm việc từ một nơi khác ngoài văn phòng.

Khi các văn phòng mở cửa trở lại, thế giới có thể đạt đến trạng thái cân bằng mới, với nhiều người làm việc tại nhà hơn trước. Ít người lái xe hoặc đi phương tiện giao thông công cộng đến văn phòng. 

Hơn nữa, nếu nền kinh tế không phục hồi nhanh chóng, các doanh nghiệp sẽ chịu áp lực cắt giảm chi phí và một lĩnh vực mà họ có thể cắt giảm là thuê ít mặt bằng hơn. Điều này sẽ tác động gián tiếp đến cả thị trường năng lượng và bất động sản.

Giảm đi công tác

Các chuyến công tác cũng có thể được thực hiện với các công nghệ truyền thông như các cuộc họp internet ảo. Chắc chắn, có những lập luận mạnh mẽ cho rằng các cuộc họp trực tiếp sẽ tạo điều kiện cho việc giao tiếp tốt nhất mà ngay cả những công nghệ tân tiến cũng không thể thay thế. Song chừng nào việc đi lại di chuyển còn chưa được coi là an toàn, các hãng hàng không và khách sạn phục vụ cho khách doanh nhân có thể chưa phục hồi hoặc phục hồi rất chậm. Giảm các chuyến bay công tác cũng có ảnh hưởng đối với tiêu thụ năng lượng.

5 xu hướng kinh tế hậu Covid-19 bạn cần biết để đối phó với khủng hoảng - Ảnh 4.

Bán lẻ tiếp tục suy yếu

Ngay cả trước đại dịch, bán lẻ truyền thống cũng đã chịu áp lực rất lớn. Năm 2019, tỷ lệ trống của trung tâm mua sắm ở Mỹ đã tăng lên 10%, vượt qua mức cao ở thời điểm khủng hoảng tài chính của họ. Và đó là khi nền kinh tế vẫn còn có việc làm đầy đủ. Các nhà bán lẻ truyền thống sẽ không biến mất, nhưng chủ nhà có thể gặp khó khăn hơn trong việc tìm người thuê cho mặt tiền cửa hàng và trung tâm mua sắm.

5 xu hướng kinh tế hậu Covid-19 bạn cần biết để đối phó với khủng hoảng - Ảnh 6.

Tin mới

Mazda CX-5 2025 ra mắt: Nội thất mới hoàn toàn, màn hình lớn, ít phím bấm, 'úp mở' bản hybrid gây bất ngờ
10 giờ trước
Mazda CX-5 thế hệ mới có sự tăng tiến về kích thước xe và cấu hình bên trong. Trong khi đó, phần ngoại thất được thay đổi nhẹ nhưng vẫn giữ lại phong cách kodo đã làm nên tên tuổi của hãng xe Nhật Bản.
Siêu phẩm xe ga 125cc của Yamaha mở bán: Thiết kế độc lạ, tiêu thụ chưa tới 2L/100 km xăng
9 giờ trước
Mẫu xe ga mới có thiết kế độc đáo, hướng tới nhu cầu cho phương tiện di chuyển hàng ngày trên đường phố của người dùng trẻ.
Giá xăng, dầu cùng tăng, RON 95 vượt 20.000 đồng/lít
8 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay, giá xăng tăng 190 - 210 đồng/lít.
Xe hybrid nửa đầu năm 2025: Tăng 71% so với năm ngoái, bộ đôi nhà Toyota và XL7 đua tam mã, HR-V mới ra mắt đã kịp làm nên chuyện
7 giờ trước
Bộ đôi Toyota gồm Innova Cross, Corolla Cross và Suzuki XL7 đang chia nhau 3 vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số xe hybrid nửa đầu năm 2025.
Loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc siêu mê: diện tích trồng hơn 110.000 ha, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
7 giờ trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam rất nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nội: Từ chối thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
1 ngày trước
Thời gian qua, nhiều hàng quán từ chối hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt nhằm “né” thuế .
Hàng giả bùng nổ khiến Đông Nam Á bị Mỹ để mắt: Việt Nam bất ngờ được tán dương vì một hành động
2 ngày trước
Khi hàng giả bùng nổ ở Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá cao vì đã có những bước tiến rõ rệt.
Ứng dụng FWD phiên bản mới: Quản lý bảo hiểm dễ dàng như lướt mạng xã hội
2 ngày trước
Không chỉ nâng cấp ứng dụng di động với giao diện thân thiện và thao tác mượt mà như lướt mạng xã hội, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam còn cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm để mang lại trải nghiệm minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận hơn cho khách hàng.
Nguồn cung ô tô quá dư thừa
06/07/2025 11:20
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng.