6 giải pháp giúp Việt Nam sớm đạt mục tiêu tăng đất công nghiệp

29/10/2021 21:08
Chiều 29/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trình bày Tờ trình của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2030 với tầm nhìn đến 2050 và kế hoạch sử dụng đất trong 5 năm từ 2021-2025.

Tăng đất công nghiệp, giảm đất nông nghiệp

Theo đó, chỉ tiêu đất nông nghiệp của cả nước được Quốc hội quyết định đến năm 2020 là 27,04 triệu ha. Thực hiện kế hoạch được phê duyệt, diện tích đất nông nghiệp năm 2020 là 27,98 triệu ha, đảm bảo được chỉ tiêu đã đề ra. 

Với mục đích đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng đạt từ 42-43% và tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp quy hoạch, đến năm 2030 có 27,73 triệu ha, giảm 251.220 ha. 

Trong 10 năm qua, đất trồng lúa giảm 202.930 ha, chủ yếu tại 2 khu vực Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Theo đó, quy hoạch đến năm 2030, diện tích đất trồng lúa và lúa kết hợp với các cây lương thực giảm 349 nghìn ha, chỉ còn 3,568 triệu ha.

Với mục tiêu giữ tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%, diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến năm 2030 là 15,85 triệu ha, chiếm 47,83% diện tích tự nhiên. 

Đất phi nông nghiệp đến năm 2030 được quy hoạch là 4,9 triệu ha để đảm bảo được yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa, cũng như phát triển hạ tầng đồng bộ. Đáng chú ý, diện tích loại đất này trong 10 năm qua đã tăng 226.040 ha, đạt 3,93 triệu ha vào năm 2020. 

Đất khu công nghiệp được quy hoạch đến năm 2030 là 210.930, tăng thêm 120.100 ha so với năm 2020. Việc này nhằm đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, với tỷ trọng khu vực công nghiệp chiếm 40% GDP. 

6 giải pháp giúp Việt Nam sớm đạt mục tiêu tăng đất công nghiệp - Ảnh 1.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trong sự kiện. Ảnh: VGP/ Nhật Bắc.

6 giải pháp quy hoạch đất dài hạn

Tại buổi họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tài nguyên đặc biệt, phải có tầm nhìn dài hạn và tổng thể, để đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội. đất nước phát triển nhanh, bền vững. Theo đó, ông có đưa ra 6 giải pháp cơ bản để thực hiện: 

Đầu tiên, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch. 

Người sử dụng đất cần được cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, không làm thay đổi tính chất lý hóa của đất có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết. 

Về công tác kiểm tra, giám sát, Việt Nam cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính, phân công, phân cấp đi kèm với kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện thể chế tăng cường giám sát, kiểm tra việc xây dựng, tổ chức thực hiện, công khai quy hoạch; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và của nhân dân.

Thứ hai, Việt Nam cần đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai một cách thống nhất, tập trung. Hơn nữa, việc giám sát thực hiện quy hoạch cần ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS. 

Thứ ba, Chính phủ cần ưu tiên đầu tư công cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt trong 5 năm đầu kỳ để dẫn dắt đầu tư tư nhân. Hơn nữa, nhằm đấu giá quyền sử dụng đất và phát huy nguồn lực đất đai, Việt Nam nên tạo quỹ đất phụ cận của các công trình. 

Thứ tư, Việt Nam cần khai hoang, phục hóa phát triển diện tích rừng trên đất chưa sử dụng, đất bãi bồi ven sông ven biển. Ngoài ra, việc phát triển cây xanh đô thị và mô hình tuần hoàn, ít phát thải ở khu công nghiệp, khu chế xuất cần sớm được thúc đẩy. Theo đó, những nơi này cần phát triển các khu xử lý, tái chế rác thải liên vùng, liên tỉnh.

Thứ năm, công tác cần kiểm tra, giám sát cần được tăng cường, đẩy mạnh trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bằng các công nghệ hiện đại. 

Cuối cùng, Việt Nam cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức,  công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
4 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
6 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
7 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
8 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
1 ngày trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.