6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng để giúp Việt Nam đuổi kịp với thế giới

18/01/2018 10:20
"Chúng ta phải tăng trưởng cao trong một thời gian dài mới mong bắt kịp được thế giới. Họ không chờ đợi chúng ta, nếu mình làm được một thì họ cũng làm được một, thậm chí là hơn", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói tại Diễn dàn VSF 2018, diễn ra sáng nay 18/1.

Tăng trưởng thịnh vượng đi đôi với bền vững về môi trường, công bằng và hòa nhập xã hội là những trụ cột chính của tất cả các quốc gia cả quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, theo Bộ trưởng Dũng. Ông nhấn mạnh thế giới chỉ có thể đạt được mục tiêu này khi có sự chung tay của tất cả các quốc gia.

Việt Nam mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng đã xác định phát triển thịnh vượng đi đôi với công bằng xã hội. Kết quả của 30 năm "Đổi Mới" đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam theo đuổi mục tiêu này.

Thực tế, đến nay, diện mạo kinh tế Việt Nam đã thay đổi hẳn. Từ một nước nghèo, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.

Đặc biệt, năm 2017 Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất trong vòng 10 năm, và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô ổn định, chất lượng tăng trưởng đã từng bước được cải thiện, mô hình tăng trưởng đang chuyển đổi theo hướng giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu thô sang lấy công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ.

Năm 2017 cũng đã ghi nhận những thành công của Việt Nam trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Dù vậy, đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn thách thức. GDP bình quân đầu người còn thấp, năng suất lao động chưa cao, bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng; các vấn đề môi trường…

"Nếu không tìm ra động lực phát triển mới Việt Nam khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và có nguy cơ tụt hậu về kinh tế", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Do đó, để giải bài toán kép tăng trưởng cao và bền vững, Việt Nam cần phải tiếp tục đối mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng 4.0.

Theo đó, Bộ trưởng đưa ra 6 nhóm giải pháp, gồm:

Thứ nhất, tiếp tục tập trung cải cách thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả; phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ, tự do sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển theo cơ chế thị trường. Chấm dứt việc xây dựng các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu dùng, làm hạn chế sự tham gia thị trường các thành phần kinh tế.

Thứ hai, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, thu hút chọn lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Bên cạnh đó, cần phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thể chế hoá đầy đủ và bảo đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và sở hữu trí tuệ. Xoá bỏ các rào cản, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội. Nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp FDI.

Thứ ba, cần phát triển năng lực đổi mới, sáng tạo

Bộ trưởng cho rằng cần đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia, lấy doanh nghiệp và các định chế Nghiên cứu và Phát triển (R&D) làm trung tâm, phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

Bên cạnh đó, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0…

Thứ tư, phát huy các cực tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng và đô thị. Theo đó, tích cực thát triển các cực tăng trưởng mới với việc xây dựng 3 đặc khu hành chính - kinh tế với thể chế vượt trội, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Phát huy các cơ chế đặc thù ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, làm đầu tàu và tạo sự lan tỏa cho cải cách và phát triển.

Ngoài ra cần xây dựng các quy hoạch vùng theo hướng tích hợp, đa ngành, phù hợp với kinh tế thị trường; lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội…

Thứ năm cần bảo đảm công bằng và hòa nhập xã hội. Trong đó, phát triển cung cấp dịch vụ công, đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm người yếu thế. Thúc đẩy phát triển và đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu vì sự thịnh vượng chung.

Cuối cùng là cần phải phát triển bền vững về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

"Việt Nam phải đi đến đâu, phải đi con đường như thế nào, chúng ta cần phải trả lời được những câu hỏi đó", Bộ trưởng nói và cho biết đó là cách để chúng ta đi đúng hướng trong tương lai.

Tin mới

Tất tần tật về iPhone 17 Pro và 17 Pro Max: Camera đẳng cấp hay sẽ lại gây tranh cãi nhất?
56 phút trước
Những thông tin rò rỉ về các thay đổi mới trên bộ đôi iPhone 17 Pro và 17 Pro Max, hai mẫu flagship đang là tâm điểm khi ngày Apple ra mắt iPhone mới đang đến gần.
Mặt hàng Việt quen thuộc kỳ vọng thu 700 triệu đô, được Hàn, Nhật mua mạnh: Chìa khóa phát triển bền vững
2 giờ trước
Năm 2025 ghi dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng mực, bạch tuộc Việt Nam sau giai đoạn trầm lắng kéo dài từ năm 2022 đến 2024.
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm lại trong tháng 6
3 giờ trước
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 6 tiếp tục tăng so với cùng kỳ nhưng tốc độ đã chậm lại, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 5.
Hyundai Santa Fe tiếp tục 'dọn kho', giảm sốc 235 triệu đồng tại đại lý: Bản đắt nhất còn 1,13 tỷ, rẻ hơn CX-8
4 giờ trước
Đây là mức giảm sâu nhất đối với dòng Hyundai Santa Fe VIN 2024 tính từ đầu năm đến nay.
Nhận tin mật rồi đột kích xưởng sản xuất quy mô lớn: Cảnh sát triệt phá đường dây pha 9.000 lít sữa giả bằng 750kg hóa chất
4 giờ trước
Mạng lưới sữa giả này đã hoạt động trong thời gian dài, phân phối ra nhiều khu vực khác nhau.

Tin cùng chuyên mục

Ford Explorer tạm dừng bán tại Việt Nam - Cơ hội đón bản nâng cấp mới về hưởng ưu đãi thuế cạnh tranh Teramont, Palisade
9 giờ trước
Có khả năng việc Ford Explorer tạm dừng bán là khoảng thời gian "lặng" chờ mẫu mới được đưa về Việt Nam.
Tineco chỉ mất 7 năm để trở thành hãng số một thế giới về máy lau sàn
1 ngày trước
Trong thị trường đồ gia dụng thông minh, hiếm có thương hiệu nào có được thành công nhanh chóng như Tineco: chỉ mất 7 năm để trở thành công ty đứng đầu thị trường máy lau sàn toàn cầu.
KOL Lê Anh Nuôi thu hơn 74 tỉ đồng từ bán hàng online?
1 ngày trước
Lê Anh Nuôi nổi tiếng trên nền tảng TikTok từ những video về bữa ăn đa dạng, đủ dinh dưỡng trong quân đội chỉ với 26.000 đồng.
ADAS bùng nổ thành tiêu chuẩn mới tại Việt Nam: Từ xe phổ thông hơn 500 triệu đến xe sang, siêu sang chạy đua công nghệ an toàn
2 ngày trước
Từng là gói công nghệ thường xuất hiện trên các dòng xe tiền tỷ phổ biến, ADAS giờ đây đã được phổ cập tới nhiều phân khúc xe giá rẻ hơn. Thậm chí, các dòng xe sang trước đây không có ADAS nay cũng chạy đua công nghệ.