Agribank đồng hành cùng hội nghị "Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân" năm 2023

31/12/2023 10:29
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam lần thứ 5 được tổ chức tại Hà Nội, với chủ đề "Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững". Đây cũng là lần thứ 5 Agribank tham dự, đồng hành cùng sự kiện.

Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp tổ chức được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 4.150 đại biểu tham dự. Tham gia đối thoại cùng Thủ tướng, còn có Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà; Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội; đặc biệt có sự tham dự của hơn 4.000 đại biểu đại diện nông dân trong cả nước.

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2023 nhận được sự quan tâm của bà con nông dân cả nước, với hơn 2.000 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị của bà con nông dân gửi đến Thủ tướng. Trong đó, tập trung vào những chủ đề đầy tính thời sự hiện nay, đó là phát huy vai trò của nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững theo đúng chủ đề của Hội nghị ngày hôm nay.

Ngoài ra, là các câu hỏi về những giải pháp để gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp; thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, thương hiệu nông sản; các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội của người nông dân.

Vấn đề nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện đại theo chuỗi giá trị; tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao; chính sách khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn;… cũng nằm trong chuỗi vấn đề "nóng" trong 2.000 câu hỏi của bà con gửi tới Thủ tướng Phạm Minh Chính. Bởi như lời của Thủ tướng Chính phủ, nông dân "nếu vay được đồng vốn thì có thể giàu lên, nhưng không tiếp cận được vốn thì nghèo suốt đời".

Chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vào thành tựu chung của đất nước là rất to lớn và hết sức quan trọng; khẳng định được vai trò và vị trí, góp phần làm vững chắc thêm nền tảng cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Thủ tướng đề nghị về phía ngành Ngân hàng cố gắng nghiên cứu các chính sách về tín dụng để hỗ trợ nông dân. Ngân hàng cần quan tâm hỗ trợ thế chấp tài sản trong tương lai. Các ngân cần tăng cường hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho người nông dân ở ngay cơ sở, để nông dân hiểu quy định của ngân hàng. Thủ tướng đề nghị các ngân hàng cần nghiên cứu chính sách tiếp cận tín dụng cả tài sản thế chấp và cả tín chấp, nghiên cứu tín chấp nhiều hơn. Bản chất người nông dân thật thà, chân thành. Vì vậy cần linh hoạt trong tiếp cận vốn cho người nông dân. Cần tăng cường tín chấp tài sản hình thành trong tương lai cho người nông dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

"Nói tóm lại, các cơ quan Nhà nước phải có chính sách để người nông dân được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn, đúng địa chỉ, đúng địa điểm và kịp thời. Các ngân hàng cần căn cứ vào đặc thù, đặc điểm của người nông dân để có tín chấp, hình thành tài sản trong tương lại để người nông dân được tiếp cận vốn thuận lợi hơn, tốt hơn", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Là ngân hàng ra đời với sứ mệnh phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) 35 năm qua luôn tiên phong, đi đầu trong việc đầu tư cho lĩnh vực "tam nông". Lãnh đạo Agribank cho biết, Agribank nghiêm túc, chủ động thực hiện các giải pháp, chỉ đạo điều hành có hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát huy vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng về cung cấp tín dụng, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, kịp thời cung ứng tín dụng ưu đãi về các chính sách tháo gỡ khó khăn cho người dân đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, thực hiện 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.

Dẫn chứng, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đối với khách hàng cá nhân tại Agribank hiện chiếm tỷ trọng 63,1% tổng dư nợ, với 956.372 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ trọng cho vay không có tài sản bảo đảm trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Agribank chiếm khoảng 22% dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đến 30/11/2023, số tiền khách hàng được hỗ trợ lãi suất từ đầu chương trình là 3.669 tỷ đồng (trong đó: Cho vay đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP là 1.126 tỷ đồng; cho vay theo Quyết định 63,65,68 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp là 1.643 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP là 900 tỷ đồng). Tổng dư nợ cơ cấu (gốc và lãi) theo Thông tư 02 là khoảng 36.000 tỷ đồng (gốc khoảng 33.000 tỷ đồng, lãi khoảng 3.000 tỷ đồng) với khoảng 4.100 khách hàng.

Đối với chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tính đến hết tháng 11/2023, Agribank đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho 925 khách hàng với 9.867 giải ngân, 1.287 hợp đồng tại 116 chi nhánh với doanh số cho vay là 14.891 tỷ đồng, dư nợ là 4.409 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất là khoảng 92 tỷ đồng.

Riêng đối với chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, ông Lê Hồng Phúc – Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, căn cứ theo sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 116 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, quy định khách hàng vay không có tài sản bảo đảm "tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn", do đó đối với việc cho vay trên mức quy định của Nghị định 55 và Nghị định 116 về cơ chế bảo đảm tiền vay áp dụng không có tài sản đảm bảo khách hàng vay vốn phải thực hiện quy định về bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, Agribank.

Hiện tại Agribank cũng nhận tài sản thế chấp là cây lâu năm, cây hàng năm, rừng trồng là rừng sản xuất với mức cấp tín dụng tối đa 50% tài sản bảo đảm. Đối với việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là các sản phẩm thu hoạch trong tương lai, ngân hàng gặp khó khăn trong việc xác định khối lượng, giá trị tài sản cũng như việc quản lý tài sản bảo đảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, biến đổi khí hậu.

Ông Phúc cho biết, trong quá trình cho vay, Agribank cũng nhận thấy những bất cập trong việc thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay đối với khách hàng ở địa bàn nông thôn. Cụ thể: Theo quy định, nhà ở, đất ở phải được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu tài sản trên đất. Nhưng thực tế hiện nay, khu vực nông thôn nhiều hộ gia đình không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, do đó, không đủ điều kiện thế chấp nhà ở xây dựng trên đất. Vì vậy, việc định giá tài sản thế chấp gặp khó khăn, giá trị đất tại khu vực nông nghiệp, nông thôn thấp trong khi nhu cầu vay vốn lớn.

Đến nay, việc cho vay theo Nghị định 55 nhu cầu vay vốn của khách hàng trong lĩnh vực này ngày càng tăng do các chi phí đầu vào tăng cao. Từ thực tế cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong nhiều năm qua, Agribank cũng đã kiến nghị NHNN kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 55 theo hướng tăng mức cho vay không có tài sản bảo đảm cho khách hàng và kiến nghị Sở TN&MT đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân vay vốn và Agribank thuận lợi trong việc theo dõi và quản lý khi nhận loại giấy tờ này.

Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn mở rộng đầu tư, phát triển kinh tế trong lĩnh vực này, Agribank đề nghị NHNN trình Chính phủ ban hành cơ chế chính sách về bảo đảm tiền vay phù hợp với nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình tại khu vực nông nghiệp, nông thôn để các tổ chức tín dụng nói chung và Agribank nói riêng có cơ sở pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện đối với cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Là người tham gia Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân trong 5 năm qua, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đại diện ngành Ngân hàng khẳng định, với ngành Ngân hàng, nông nghiệp nông thôn luôn là lĩnh vực ưu tiên, không có một cơ chế giới hạn, hạn chế nào, thậm chí còn có cơ chế động viên khuyến khích, ưu tiên với các ngân hàng thương mại để thực hiện nhiệm vụ này.

Hiện tổng dư nợ nền kinh tế khoảng 13,4 triệu tỷ đồng, còn nông nghiệp nông thôn là 3,3 triệu tỷ đồng, 1/4 dư nợ của nền kinh tế, mức tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp nông thôn thường xuyên duy trì ở mức cao nhất trong tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 10-12% hàng năm, kể cả những năm có dịch hay khó khăn như thời gian qua.

Ông nhấn mạnh, NHNN sẽ cùng Bộ Nông nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ mở rộng đối tượng của Nghị định 55, phù hợp hơn với điều kiện thực tế và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước hiện nay. Đây cũng là mong mỏi của bà con nông dân khi được trực tiếp đối thoại với Thủ tướng tại Hội nghị.

Tin mới

Phát hiện kho hàng hóa không rõ nguồn gốc trị giá 2 tỉ đồng
8 giờ trước
Từ quá trình kiểm tra một xe ôtô giao hàng, Công an tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra kho hàng ở một nhà dân và phát hiện hàng ngàn sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, chứng từ
Vụ dòi bò lúc nhúc trên pate: Chủ tiệm Cột điện quán cơ sở Thái Bình giải trình gì với cơ quan chức năng?
7 giờ trước
Làm việc với cơ quan chức năng, chủ quán đã giải trình sự việc và thừa nhận có dòi trên miếng pate. Hiện quán đã đóng cửa, không còn hoạt động.
Nhiều nông sản của Nga đối mặt với nguy cơ mất mùa
7 giờ trước
Đợt lạnh và băng tuyết bất thường vào đầu tháng Năm vừa qua đã đe dọa mất mùa lúa mỳ, ngô, củ cải đường và các loại cây trồng khác ở tỉnh Voronezh, Tula, Tambov và Lipetsk của Nga.
Giá vàng thế giới tăng hơn 14% tính từ đầu năm tới nay
6 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng mạnh trong phiên 10/5, lên chốt phiên cao nhất trong ba tuần, khi số liệu kinh tế của Mỹ gây thất vọng đã làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất trong năm nay.
Kết quả xác minh vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi
6 giờ trước
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, qua kiểm tra tất cả các mẫu từ đất, nước, phân bón, hóa chất... liên quan đến các lô sầu riêng phía Trung Quốc cảnh báo, cơ quan chuyên môn của Cục không phát hiện mẫu nào vượt dư lượng chất cadimi.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.736.572 VNĐ / tấn

163.30 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

10.810.413 VNĐ / tấn

19.27 UScents / lb

-1.58 %

- -0.31

Cacao

COCOA

225.556.864 VNĐ / tấn

8,864.00 USD / mt

1.94 %

+ 169.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.916.056 VNĐ / tấn

203.06 UScents / lb

0.04 %

+ 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

11.257.337 VNĐ / tấn

1,204.00 UScents / bu

0.88 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.448.570 VNĐ / tấn

372.50 USD / ust

-0.11 %

- -0.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.857.778 VNĐ / tấn

44.31 UScents / lb

3.92 %

+ 1.67

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Yến sào xuất khẩu chính ngạch sang Pháp
3 giờ trước
Lô hàng tổ yến sào và các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vừa được thông quan 100% vào Pháp, đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát trên sông Hậu
7 giờ trước
Hôm nay 11/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có chuyến khảo sát mỏ cát san lấp trên sông Hậu (huyện Trà Ôn, tại Vĩnh Long). Đây mỏ cát cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Ngành sầu riêng còn nhiều mối lo
12 giờ trước
Ngành sầu riêng có doanh thu xuất khẩu hàng tỉ USD nhưng ẩn chứa nhiều bất ổn do phát triển quá nóng
Thanh long tăng giá, nhà vườn ngày đêm canh giữ cây
15 giờ trước
Vào mùa khô hạn như hiện nay, giá trái thanh long tại tỉnh Tiền Giang ở mức cao và khan hiếm nên đã xảy ra tình trạng trộm đột nhập vào vườn hái trái thanh long. Nhà vườn trồng cây thanh long hiện phải ngày đêm canh giữ trái cây này, tránh bị đối tượng xấu hái cắp.