Ai cũng nói thị trường điện thoại Việt Nam bão hoà, sao chưa ai "chết"?

01/03/2020 09:11
Thị trường điện thoại tại Việt Nam tăng trưởng âm nhưng các phân tích cho thấy một số nhà bán lẻ vẫn lạc quan, vì sao vậy?

Thị trường điện thoại tại Việt Nam đang bão hoà, thậm chí tăng trưởng âm. Theo số liệu của GfK, trong vòng 12 tháng tính đến tháng 9/2019, Việt Nam có tổng cộng 20,3 triệu điện thoại (smartphone và điện thoại cơ bản) được bán ra, giảm khoảng 1,7 triệu chiếc so với cùng kỳ.

Trong đó điện thoại cơ bản chịu ảnh hưởng nặng nề khi giảm từ 9,9 triệu chiếc xuống còn 8,2 triệu chiếc. Smartphone cũng chịu số phận giảm, từ 12,3 triệu chiếc xuống còn 12,1 triệu.

Ở thị trường nơi hầu hết người dân đã sở hữu điện thoại, việc tăng trưởng âm đã được nhiều chuyên gia dự báo trước. Điều này dẫn đến những quan ngại nhất định cho các chuỗi bán lẻ, các hãng sản xuất điện thoại khi thị trường không còn tăng trưởng.

Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này chưa nhà bán lẻ nào “chết” vì tăng trưởng điện thoại giảm, hay hãng điện thoại nào phá sản vì thị trường bão hoà. Dù không còn đất tăng trưởng như mọi năm nhưng một số phân tích vẫn lạc quan với bối cảnh thị trường hiện tại. Vì sao vậy?

Thị trường điện thoại không tăng so với các năm trước nhưng trên thực tế quy mô ngành này được dự báo lên tới 4 tỷ USD, tức khoảng 100.000 tỷ đồng, vẫn chiếm tỷ trọng doanh thu lớn cho nhiều nhà bán lẻ công nghệ hiện nay.

Mỗi năm các hãng điện thoại đều cố gắng mang đến những tính năng nổi bật lên sản phẩm của họ, từ đó có thể phát sinh các nhu cầu mới nhằm duy trì lượng người mua ổn định. Đó là lý do các hãng nâng cấp tính năng, thay đổi kiểu dáng, sáng tạo công nghệ cho những dòng smartphone cao cấp.

Bên cạnh đó, 5G nói chung và 5G tại Việt Nam nói riêng cũng được dự báo sẽ phát sinh các nhu cầu sử dụng mới, khiến người dùng bỏ tiền chi cho các smartphone nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Bộ TT&T đang đề xuất tắt sóng 2G vào năm 2022. Nếu được duyệt, một lượng người dùng sẽ chuyển từ điện thoại cơ bản lên smartphone, hoặc điện thoại cơ bản có hỗ trợ 3G, sẽ tạo làn sóng mua sắm mới.

Trong khoảng trên 20 triệu điện thoại bán ra năm 2019, chỉ có khoảng 60% là smartphone, còn lại là điện thoại cơ bản. Các nhà bán lẻ và hãng điện thoại đang kỳ vọng hướng 40% người dùng còn lại mua smartphone để nâng tổng giá trị ngành này tăng lên.

Bên cạnh đó, có vẻ nhận thấy nhu cầu mua điện thoại giảm, các hãng smartphone lớn như Apple, Samsung, Huawei,... đã nâng giá bán các dòng smartphone cao cấp của họ, nhắm vào nhóm khách hàng cao cấp không quan tâm nhiều đến giá bán smartphone.

Tất nhiên những phân tích kể trên giúp các nhà bán lẻ có nền tảng để duy trì mức doanh thu hiện hữu nhưng do thị trường không tăng trưởng nên doanh thu của họ, về lý thuyết, cũng không tăng trưởng theo năm - điều sẽ không khiến nhà đầu tư vui vẻ gì. Do đó, dễ thấy Thế Giới Di Động, FPT Shop nhảy vào các lĩnh vực khác nhau để tìm kiếm tăng trưởng trong bối cảnh ngành công nghệ không còn “đẻ trứng vàng” như xưa.

Trong mảng bán lẻ công nghệ, tăng trưởng điện thoại giảm nhưng các mặt hàng điện tử, điện gia dụng, điện lạnh vẫn giữ đà tăng trưởng trên dưới 10%, có ngành tăng 20-30%, do đó vẫn còn “đất” để nhà bán lẻ tăng trưởng.

Cuối cùng, khi thị trường không tăng trưởng, các nhà bán lẻ phải giành khách của nhau để nâng thị phần của họ, qua đó tăng trưởng doanh thu.

Tin mới

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn
5 giờ trước
Đây là sản phẩm có vai trò rất quan trọng tại các cảng biển.
Mazda CX-5 lần đầu bán vượt Xpander, Ranger trong năm nay, dễ thành xe xăng/dầu bán chạy nhất tháng tại Việt Nam sau cơn sốt giảm giá kịch sàn
4 giờ trước
Mazda CX-5 đứng trước cơ hội ẵm cả danh hiệu xe động cơ đốt trong bán chạy nhất thị trường và vua doanh số phân khúc SUV hạng C.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
4 giờ trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.
Chiếc xe tay ga không ABS của nhà Suzuki khiến thị trường Trung Quốc 'náo loạn': Người dùng nóng ruột, hãng vẫn im lặng!
4 giờ trước
Theo thông tin từ Moto Fine, trang web chuyên phân tích những thông tin về xe máy tại thị trường Trung Quốc, phiên bản ABS của Suzuki UY125 có thể sẽ ra mắt vào khoảng tháng 9 năm nay, trùng với lịch ra mắt bản nâng cấp năm ngoái.
Giá iPhone 17 sắp tăng, do “cơn bão” thuế quan?
3 giờ trước
Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.