Ai là thủ phạm chính nếu suy thoái toàn cầu xảy ra?

18/08/2019 10:52
Người Mỹ cho rằng thị trường và tiêu dùng của họ chính là động lực của kinh tế toàn cầu. Nhưng người Mỹ đã nhầm.

Một cuộc khủng hoảng đang đuổi sát sau lưng nước Mỹ, tín hiệu đáng tin cậy của suy thoái hiện đang nhấp nháy các dấu hiệu cảnh báo: đường cong lợi suất đã hoàn toàn đảo ngược.

Đường cong lợi suất đảo ngược có nghĩa là các nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất sẽ giảm, điều này thường xảy ra khi có suy thoái. Tuy nhiên, dự báo này là trong khoảng 12 đến 18 tháng tới, có nghĩa là một cuộc suy thoái sẽ xảy ra vào lúc nào đó, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, và thậm chí có thể đường cong lợi suất có thể đưa ra tín hiệu sai, vì đôi khi cũng có trường hợp như vậy. 

Thế nên, mặc dù đảo ngược đường cong lợi suất không phải là tin tốt, nhưng nó cũng chưa gây ra sự hoảng loạn. Dù sao, một đường cong lợi suất đảo ngược chỉ là một tín hiệu - nó không gây ra suy thoái, giống như không phải vì gà gáy nên mặt trời mới mọc. Hiện tại, một vài chỉ tiêu kinh kinh tế của Hoa Kỳ như doanh số bán lẻ và thất nghiệp vẫn đang trong tầm kiểm soát. 

Nếu một cuộc suy thoái xảy ra ở Mỹ, nó có thể là kết quả của một số cú sốc. Paul Krugman cho rằng nguyên nhân có thể bao gồm nhiều yếu tố nhỏ - chiến tranh thương mại, sự yếu kém trong thị trường nhà đất, chấm dứt sự gia tăng nhu cầu từ việc cắt giảm thuế,... 

Nhưng điều đáng lo hơn là nền kinh tế toàn cầu trông còn yếu hơn rất nhiều, khi cả Trung Quốc và Đức, hai cường quốc xuất khẩu và các đối tác thương mại lớn của Mỹ, đều chậm lại rất nhiều.

Suy thoái ở Mỹ, nếu nó xảy ra, sẽ là một phần nhỏ dẫn đến suy thoái thế giới. Người Mỹ cho rằng thị trường và tiêu dùng của họ chính là động lực của kinh tế toàn cầu. Nhưng người Mỹ đã nhầm. Nếu có suy thoái xảy ra, đó sẽ là vì kinh tế Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng toàn cầu hơn bất kỳ quốc gia nào khác và dự kiến ​​sẽ vẫn là quốc gia đóng góp nhiều nhất trong những năm tới.

Khi Trung Quốc hắt hơi, thì toàn cầu có thể sổ mũi. Từ năm 2010 đến 2017, Trung Quốc đóng góp tới 31% tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu. Giảm mua hàng của Trung Quốc chỉ làm giảm doanh số cho các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ và các nước giàu khác, khiến các công ty đa quốc gia cắt giảm kế hoạch đầu tư của họ. 

Ai là thủ phạm chính nếu suy thoái toàn cầu xảy ra? - Ảnh 1.

IMF dự báo, trong năm 2019-2020, Trung Quốc vẫn sẽ đóng góp 28% vào tăng trưởng toàn cầu, trong khi Mỹ chỉ đóng góp 10,8%.

Có một số sự đe dọa đang hiện hữu với tăng trưởng của Trung Quốc. Dễ thấy nhất là cuộc chiến thương mại. Đòn thuế quan của Hoa Kỳ cũng như lệnh hạn chế xuất khẩu sang các công ty công nghệ Trung Quốc dường như đã khiến các nhà sản xuất Trung Quốc thận trọng hơn về đầu tư cho tương lai.

Để vượt qua cuộc đại khủng hoảng hồi năm 2008, Trung Quốc đã chuyển trọng tâm từ sản xuất định hướng xuất khẩu sang bất động sản và cơ sở hạ tầng, và từ các công ty tư nhân sang các doanh nghiệp nhà nước. Điều đó có thể khiến tăng trưởng năng suất chậm lại. 

Sự đe dọa tiếp theo là dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc hiện đang bị thu hẹp và nguồn cung lao động nông thôn nhàn rỗi đã cạn kiệt. Trung Quốc cũng điều chỉnh lại nền kinh tế để tạo ra ít ô nhiễm hơn, cắt giảm khí thải nhà kính cũng, và điều này cũng sẽ trì hoãn sự tăng trưởng, ngay cả khi lợi ích về môi trường trong dài hạn là hoàn toàn đáng giá. 

Kế đến, cuộc chiến thương mại đang khắc sâu một vết rạn giữa Trung Quốc và phần còn lại của nền kinh tế thế giới. Thuế quan đã khiến các nhà sản xuất toàn cầu chen nhau chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Các công ty của cả Trung Quốc và các nước khác đang bị buộc phải quyết định có nên tiếp tục chuỗi cung ứng của họ ở Trung Quốc, hay đi nơi khác. 

Sự chuyển hướng này có thể sẽ kéo dài và tốn kém. Thế giới phải mất tới 30 năm để xây dựng một hệ thống thương mại toàn cầu tập trung. Bây giờ, cấu trúc đó đang bị phá vỡ. Ngoài chi phí tổ chức lại chuỗi cung ứng và sự kém hiệu quả kinh tế của chủ nghĩa bảo hộ, các công ty đang phải đối mặt với sự bất ổn về cung nguyên liệu và cầu thị trường.

Tin mới

Trung Quốc xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý I/2024
19 phút trước
Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010.
Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện năm 2024
57 phút trước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024.
Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
2 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Xe Toyota không phải ai cũng biết: Trông như Hummer, ăn dầu như uống nước lã nhưng được săn lùng gắt gao
3 giờ trước
Toyota thực sự đã làm một mẫu xe mà nhìn thoáng qua khiến nhiều người tưởng là Hummer.
Nếu bạn chưa biết The Global City thì đây chính là điểm đến hot nhất Sài Thành cho dịp lễ 30/4 này
3 giờ trước
Không cần tốn quá nhiều công sức chuẩn bị hay phải di chuyển vất vả, tại trung tâm mới The Global City (P.An Phú, Q.2) có rất nhiều hoạt động đa dạng phù hợp cho mọi lứa tuổi thỏa thích vui chơi, trải nghiệm.

Tin cùng chuyên mục

Rapido và hành trình mang lại luồng gió mới trong thị trường quạt điện ở Việt Nam
3 giờ trước
Đứng trước thị trường quạt điện ngày càng sôi động, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết, Rapido nhận thấy cần có thêm bước chuyển mình bắt kịp với xu hướng thời đại.
Doanh nghiệp bất động sản "tấp nập" mua lại hơn 11.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
5 giờ trước
Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 19/4/2024, có 08 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trong tháng 4 năm 2024 với tổng giá trị đạt 9.200 tỷ đồng.
Phân khúc nhà thấp tầng "ăn theo" cơn sốt giá chung cư, tăng từ giá bán đến giao dịch
16 giờ trước
Sau "cơn sốt giá" chung cư, hàng loạt phân khúc bất động sản tại Hà Nội được hưởng lợi. Trong đó, phân khúc nhà thấp tầng "ế ẩm" suốt cả năm 2023, bất ngờ "vụt sáng" khi nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư bất động sản, khiến cả giá bán và giao dịch đều tăng.
Các nhà thầu không lo thiếu tiền thi công cao tốc Bắc - Nam
17 giờ trước
Ngày 23/4, chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án trọng điểm, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã yêu cầu các đơn vị đốc thúc thi công các dự án, nhằm giảm bớt gánh nặng cho công tác giải ngân năm sau.