Ấn Độ: Hoạt động thanh toán kỹ thuật số bùng nổ, người ăn xin nhận được nhiều tiền gấp đôi khi dùng mã QR

29/05/2022 11:42
Việc những người ăn xin và những người có lòng hảo tâm sử dụng mã QR đều là một phần trong cuộc cách mạng lĩnh vực tài chính kỹ thuật số của Ấn Độ.

Trong vài tuần gần đây, một người ăn xin ở bang Bihar - miền đông Ấn Độ, đi qua ga tàu, trên tay cầm một chiếc thùng kim loại để đựng tiền của người dân chia sẻ. Ngoài ra, anh ta còn mang theo một chiếc máy tính bảng có dán mã QR ở mặt sau.

Raju Prasad bắt đầu nhận tiền quyên góp thông qua các ứng dụng thanh toán từ cách đây vài tháng. Người đàn ông 42 tuổi cho biết số tiền kiếm anh ta kiếm được đã tăng gần gấp đôi lên khoảng 300 rupee/ngày (4 USD), nhiều hơn mức lương trung bình mỗi ngày của 1 lao động tại nông trại ở Bihar - bang nghèo nhất Ấn Độ. Nhiều khách du lịch chuyển 5 hoặc 10 rupee chỉ với vài thao tác trên điện thoại, thay vì phải mở ví.

Prasad - người ăn xin ở ga Bettiah, cho biết: "Mọi người từng xua đuổi tôi và nói rằng họ không có tiền. Giờ đây, họ quét mã QR và vui vẻ chuyển bất kỳ số tiền nào họ muốn."

Việc những người ăn xin và những người có lòng hảo tâm sử dụng mã QR đều là một phần trong cuộc cách mạng lĩnh vực tài chính kỹ thuật số của Ấn Độ. Điều này giúp giải thích sự phát triển bùng nổ của hoạt động thanh toán di động. Cùng với đó, các công ty lớn như Google, Flipkart và đối thủ đến từ trong nước Paytm đang ở trong một cuộc cạnh tranh đầy căng thẳng để kiếm lời.

Người dân Ấn Độ đã chuyển sang sử dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số được một thời gian. Đây là kết quả một phần do người dân ngày càng giàu có, mạng lưới internet hoạt động trơn tru hơn và công nghệ có mức giá phải chăng hơn. Ngoài ra, Thủ tướng Narendra Modi cũng đặt mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số vào trọng tâm chính sách của chính phủ.

Ấn Độ: Hoạt động thanh toán kỹ thuật số bùng nổ, người ăn xin nhận được nhiều tiền gấp đôi khi dùng mã QR - Ảnh 1.

Ra mắt vào năm 2015, chiến lược "Digital India" nhắm đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy các chính quyền địa phương và dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Tuy nhiên, đại dịch đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi này. Những đợt phong tỏa đã buộc hàng triệu người phải mua nhu yếu phẩm và thuốc thông qua các ứng dụng trên điện thoại.

Theo S&P 500 Global Market Intelligence, tính đến quý II/2020, hoạt động thanh toán di động đã trở nên phổ biến hơn việc rút tiền qua ATM, chiếm 30% tổng lượng tiêu dùng cá nhân của Ấn Độ. Thanh toán di động đã tăng hơn gấp đôi lên gần 1 nghìn tỷ USD vào năm 2021 so với năm trước đó.

Karthik Raghupathy - trưởng bộ phận chiến lược và quan hệ nhà đầu tư của PhonePe, đơn vị thanh toán của Flipkart, cho biết: "Cơ hội được tạo ra trong đại dịch là mọi người bắt đầu thanh toán online nhiều hơn. Khi Covid-19 bùng phát, số người dùng PhonePe đã tăng 50%."

PhonePe hiện có khoảng 165 trieuej người dùng hoạt động hàng tháng và chiếm 48% lưu lượng thanh toán di động tại Ấn Độ về giá trị, theo S&P Global. Tỷ trọng của Google là 40% và Paytm là gần 9%.

Theo một báo cáo vào tháng 4 của công ty nghiên cứu hệ thống thanh toán ACI Worldwide, 48,6 tỷ lượt thanh toán online của Ấn Độ vào năm ngoái cao hơn gấp đôi so với mức trung bình ở Trung Quốc. Với việc người dùng Ấn Độ thực hiện 80 USD giá trị thanh toán mỗi năm, so với 2.300 USD ở Trung Quốc và gần 8.000 USD ở Mỹ, cùng với giới hạn của chính phủ về phí giao dịch, quốc gia đang trở thành thị trường tiềm năng trong dài hạn, chưa thể giúp các doanh nghiệp lĩnh vực này sinh lời trong ngắn hạn.

Các nhà phân tích cho biết, hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số ở Ấn Độ có thể đang thua lỗ rất nhiều. Một phần là do cách phát triển của hệ thống thanh toán tại nước này.

Ấn Độ: Hoạt động thanh toán kỹ thuật số bùng nổ, người ăn xin nhận được nhiều tiền gấp đôi khi dùng mã QR - Ảnh 2.

Những quốc gia như Trung Quốc và Mỹ - 2 thị trường thanh toán kỹ thuật số lớn nhất thế giới, tận dụng thế mạnh của các công ty tư nhân để phát triển phần cốt lõi của công nghệ, nhằm hỗ trợ các giao dịch qua điện thoại. Còn ở Ấn Độ, nhiệm vụ này lại thuộc về National Payments Corporation of India (NPCI) - tổ chức phi lợi nhuận quản lý các khoản thanh toán bán lẻ của nước này.

Dilip Asbe - giám đốc điều hành của NPCI, cho biết chính phủ Ấn Độ coi các hệ thống thanh toán kỹ thuật số như hàng hóa công, tương tự như mạng lưới điện. Ông nói: "Việc hệ thống thanh toán phát triển hiệu quả là cốt lõi của nền kinh tế vì việc này giúp cải thiện tính minh bạch, thu thuế và lưu thông tiền trong nền kinh tế."

Số liệu của NHTW Ấn Độ công bố mới đây cho thấy, khoảng 80% người trưởng thành nước này có tài khoản ngân hàng vào năm 2017, tăng từ 35% ở 6 năm trước. Trong khi đó, số lượng người dùng smartphone đã tăng lên 750 triệu người, theo báo cáo của Deloitte.

Nền tảng của UPI - giao dịch thanh toán thống nhất được NPCI cho ra mắt vào năm 2016, có khả năng tương tác. Giao dịch được thực hiện bằng cách quét mã QR liên kết với 1 người hoặc doanh nghiệp bằng cách tra cứu số điện thoại hoặc địa chỉ ảo của họ. Tất cả các mã QR hoạt động trên bất kỳ ứng dụng nào đều được UPI lưu trữ. Điều này trái ngược với Mỹ, nơi khi người dùng mua sắm ở Walmart sẽ không thể quét mã QR thanh toán bằng ứng dụng Venmo của PayPal.

Số lượng người dùng của UPI đã tăng 85% lên 250 triệu trong 2 năm tính đến tháng 3 với hơn 300 ngân hàng và 20 ứng dụng đang hoạt động trên nền tảng này. Với mạng lưới kết nối như vậy, các công ty cũng phải tham gia vào cuộc đua "đốt tiền" nhằm giảm giá và đưa ra các ưu đãi để giữ chân khách hàng. Giới phân tích cho biết, phải mất ít nhất vài năm các công ty thanh toán mới thu lợi nhuận được ở Ấn Độ.

Tại làng Bakharia ở bang Bihar, với dân số khoảng 1.500 người, gần như toàn bộ hơn 20 cửa hàng và quầy hàng vỉa hè nằm rải rác trên trục đường chính đều chấp nhận thanh toán bằng mã QR.

Ranjan Patel - chủ cửa hàng nhỏ bán trầu, cho biết, ông đã đăng ký nhiều ứng dụng sau khi khách hàng yêu cầu thanh toán bằng điện thoại. Giờ đây, gần 80% trong số các cửa hàng đều làm như vậy.

Tham khảo WSJ

https://cafef.vn/an-do-hoat-dong-thanh-toan-ky-thuat-so-bung-no-nguoi-an-xin-nhan-duoc-nhieu-tien-gap-doi-khi-dung-ma-qr-20220529115018013.chn

Tin mới

'Thiên đường' của dầu Nga chính thức lộ diện: Tái xuất hơn 5 triệu tấn nhiên liệu hợp pháp sang châu Âu, trở thành khách hàng lớn nhất của Moscow
7 giờ trước
Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, quốc gia này đã 'phù phép' thành công nhiên liệu Nga vào châu Âu.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là chiếc iPhone xuất sắc nhất từng được làm ra
7 giờ trước
Có thể iPhone 15 Pro Max là chiếc điện thoại đắng cấp cao nhất, nhưng chiếc iPhone ra mắt cách đây 10 năm này mới thực sự vĩ đại.
Hơn 60 tấn tôm hùm bị chết ở Phú Yên, người nuôi cay đắng bán giá 50.000 đồng/kg
6 giờ trước
Chỉ trong 3 ngày, hơn 60 tấn tôm hùm xanh tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên) bị chết, người nuôi phải thu gom đem bán với giá bèo bọt, có loại chỉ 30.000-50.000 đồng/kg.
Hyundai Accent 2024 lộ diện không che chắn trên đường phố Việt Nam: Dự kiến ra mắt tháng này, dễ lấy lại ngôi vương của Vios
6 giờ trước
Một chiếc Hyundai Accent thế hệ mới bắt gặp khi đang chạy thử tại Việt Nam không có điểm khác so với thị trường Ấn Độ.
Sau dịch vụ taxi điện mini đầu tiên, lại có thêm khách sộp "chốt đơn" 20 chiếc Wuling Mini EV để phục vụ kinh doanh
5 giờ trước
Lô 20 chiếc xe điện Wuling Mini EV đã chính thức được bàn giao cho một thương hiệu sâm.

Tin cùng chuyên mục

Uỷ ban Tài chính Ngân sách: Nợ thuế có xu hướng tăng, số nợ thuế hơn 6,5 tỷ USD
5 giờ trước
Theo Uỷ ban Tài chính Ngân sách, tình hình nợ thuế có xu hướng tăng và ngày càng cao, tác động bất lợi đến việc xử lý thu hồi nợ thuế. Đến ngày 31/12/2023, số nợ thuế là 163.591 tỷ đồng, tương đương 6,5 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Uỷ ban Kinh tế: Làm rõ việc các "ông lớn" ngân hàng lãi đậm, lo vàng và ngoại tệ hình thành thị trường ngầm
5 giờ trước
Tại báo cáo thẩm tra, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội lo ngại thị trường vàng và ngoại tệ hình thành thị trường ngầm. Cơ quan này cũng đề nghị, Chính phủ làm rõ việc 4 ngân hàng lớn lãi "đậm" trong bối cảnh kinh tế, doanh nghiệp còn khó khăn.
Phó Thủ tướng: Đã đủ hồ sơ, điều kiện phê duyệt chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng yếu kém
9 giờ trước
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, đã chuẩn bị hồ sơ, điều kiện để xem xét phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống.
Giá USD hôm nay 20/5: Đồng bạc xanh "chôn chân" ở mốc 104
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/5: Trên thế giới, chỉ số USD trụ vững mốc 104 kể từ giữa tuần trước tới nay vì đang gặp ngưỡng kháng cự quan trọng tại mốc 105. Trong nước, tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ tụt dốc không phanh.